Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 11 Bài 31: Luyện tập Anken và ankađien.
Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):
-
Câu 1:
Khí etilen dễ hóa lỏng hơn metan vì phân tử etilen
- A.Có liên kết \(\pi\) kém bền
- B.Phân cực hơn phân tử metan
- C.Có cấu tạo phẳng
- D.Có khối lượng lớn hơn.
-
Câu 2:
Anken A có tỉ khối so với H2 bằng 28.Cho A tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất.Công thức cấu tạo của A là:
- A.CH2=CH-CH2CH3
- B.CH2=C(CH3)2
- C.CH3CH=CHCH3
- D.(CH3)2C=C(CH3)2
-
Câu 3:
Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
- A.(-CH2=CH2-)n.
- B.(-CH3-CH3-)n.
- C.(-CH=CH-)n.
- D.(-CH2-CH2-)n.
-
Câu 4:
Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
- A.2.
- B.4.
- C.1.
- D.3.
-
Câu 5:
Số đồng phân cấu tạo của C4H8 là:
- A.3.
- B.4.
- C.5.
- D.6.
-
Câu 6:
Hiện tượng quan sát được khi sục khí etilen lần lượt vào ống nghiệm thứ (1) chứa dung dịch KMnO4; ống thứ (2) chứa dd AgNO3 là:
- A.Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa nâu, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.
- B.Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa nâu, ống nghiệm (2) không có hiện tượng.
- C.Ống nghiệm (1) không có hiện tượng, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.
- D.Cả 2 ống nghiệm đều không có hiện tượng.
-
Câu 7:
Một hỗn hợp X gồm hai anken A, B đồng đẳng kế tiếp. Cho vào bình một lượng H2 và bột Ni được hỗn hợp khí Y, áp suất lúc này là p1. Nung nóng bình một thời gian được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 8,875, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình lúc này là p2 = \(\frac{2}{3}\)p1. Hãy xác định công thức phân tử 2 anken và % H2 đã phản ứng?
- A.C2H4 và C3H6; 50%.
- B.C3H6 và C4H8; 50%.
- C.C2H4 và C3H6; 75%.
- D.C3H6 và C4H8; 75%.
-
Câu 8:
Có V lít khí A gồm H2 và 2 anken là đồng đẳng liên tiếp nhau, trong đó H2 chiếm 60% về thể tích. Dẫn hỗn hợp A qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn B thu được 19,8 gam CO2 và 13,5 gam H2O. Công thức 2 anken là?
- A.C5H10 và C6H12.
- B.C3H6 và C4H8.
- C.C2H4 vàc C3H6.
- D.C4H8 và C5H10.
-
Câu 9:
Hỗn hợp X gồm etilen và propilen với tỷ lệ thể tích tương ứng 3 : 2. Hidrat hóa hoàn toàn 1 thể tích X thu được hỗn hợp ancol Y trong đó tỷ lệ về khối lượng các ancol bậc 1 so với bậc 2 là 28 : 15. Thành phần phần trăm về khối lượng của các ancol iso-propylic trong Y là:
- A.11,63%.
- B.44,88%.
- C.34,88%.
- D.43,88%.
-
Câu 10:
Hấp thụ vừa đủ hỗn hợp khí X gồm etilen và propilen vào dung dịch KMnO4 31,6% ở nhiệt độ thấp thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 chất tan là etilenglicol, propan-1-2-điol, kali hidroxit và kết tủa Z. Trong dung dịch Y nồng độ % của etilenglicol là 6,906%. Phần trăm hối lượng prpilen trong X là:
- A.62,88%.
- B.73,75%.
- C.15,86%.
- D.15,12%.
-
Câu 11:
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?
- A.propan
- B.metan
- C.propen
- D.cacbonđioxit
-
Câu 12:
Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?
- A.CH2 = C = CH2
- B.CH2 = CH – CH2 – CH = CH2
- C.CH3 – CH = C = CH2
- D.CH2 = CH – CH = CH2
-
Câu 13:
Khi cho propen tác dụng với dung dịch HBr, theo quy ắc Maccopnhicop sản phaamt nào sau đây là sản phẩm chính?
- A.CH3 – CHBr – CH2Br
- B.CH3 – CHBr– CH3.
- C.CH2Br – CH2 – CH2Br
- D.CH3 – CH2 – CH2Br
-
Câu 14:
Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm metan và etilen vào dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn lại 2,24 lít khí thoát ra. (Thể tích các khí đều do(đktc)). Thành phần phần trăm thể tích của metan trong X là
- A.25,0%
- B.50,0%
- C.60,0%
- D.37,5%
-
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam ankađien liên hợp X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
- A.CH2 = C = CH2
- B.CH2 = C – CH = CH2.
- C.CH2 = C(CH3) – CH = CH2
- D.CH2 = CH – CH = CH2
-
Câu 16:
Cho các chất sau:
2-metylbut-1-en (1);
3,3-đimetylbut-1-en (2);
3-metylpent-1-en (3);
3-metylpent-2-en (4);
Những chất nào là đồng phân của nhau?
- A.(3) và (4).
- B.(1),(2) và (3).
- C.(1) và (2).
- D.(2),(3) và (4).
-
Câu 17:
Áp dụng qui tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
- A.Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
- B.Phản ứng trùng hợp của anken
- C.Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
- D.Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.