Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Tiến hành thí nghiệm sau: thả một mẩu natri vào dung dịch chứa MgSO4.
Hiện tượng xảy ra được dự đoán như sau :
(a) Mẩu natri chìm xuống đáy dung dịch
(b) Kim loại magie màu trắng bạc thoát ra, lắng xuống đáy ống nghiệm.
(c) Dung dịch vẫn trong suốt.
(d) Có khí thoát ra.
Trọng các hiện tượng trên, số hiện tượng xảy ra đúng như dự đoán là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 2:
Tiến hành đồng thời 3 thí nghiệm sau với cùng một khối lượng bột nhôm như nhau :
Thi nghiệm 1 : Cho bột nhôm vào dung dịch HCl dư thu được V1 lít khí không màu.
Thí nghiệm 2 : Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH dư thu được V2 lít khí không màu.
Thí nghiệm 3 : Cho bột nhôm vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí V3 lít khí không màu và hoá nâu trong không khí.
Các thể tích V1,V2 và V3 đo ở cùng điều kiện.
Mối quan hệ giữa V1,V2 và V3 nào sau đây là đúng ?
- A.V1=V2=V3
- B.V1>V2>V3
- C.V1<V2<V3
- D.V1=V2>V3
-
Câu 3:
Khi cho nhôm tác dụng với dung dịch kiềm có hiện tượng gì xảy ra:
- A.Kết tủa trắng
- B.Có bọt khí thoát ra
- C.Kết tủa có màu nâu đỏ
- D.Không có hiện tượng
-
Câu 4:
Hiện tượng gì xảy ra khi cho một mẩu Na vào nước?
- A.Không có hiện tượng gì
- B.Natri tạo thành khối cầu, chạy trên mặt nước, có khói trắng tạo ra kèm theo tiếng nổ lách tách
- C.Natri tan dần sủi bọt khí thoát ra
- D.Natri bốc cháy, tạo ra khói màu vàng
-
Câu 5:
Khi đốt băng Mg rồi cho vào cốc đựng khí CO2 thì có hiện tượng gì xảy ra?
- A.Băng Mg tắt ngay.
- B.Băng Mg tắt dần.
- C.Băng Mg tiếp tục cháy bình thường.
- D.Băng Mg cháy sáng mãnh liệt.
-
Câu 6:
Cho Mg vào nước pha dd phenolphtaleion ở nhiệt độ thường, sau 1 thời gian quan sát hiện tượng:
- A.Không có hiện tượng xảy ra.
- B.Dung dịch chuyển sang màu hông
- C.Dung dịch chuyển sang màu xanh
- D.Dung dịch xuất hiện dạng keo
-
Câu 7:
Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ : Hiện tượng quan sát được ở cốc dựng dung dịch NaAlO2 là:
- A.có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
- B.kết tủa keo trắng xuất hiện và không tan.
- C.có vẩn đục sau đỏ tan ngay lập tức và dung dịch lại trong suốt.
- D.có kết tủa keo tràng, đồng thời sủi bọt khí.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
- A.Nhôm có khả năng tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ.
- B.Bột nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường,
- C.Vật làm bằng nhôm có thể tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao.
- D.Người ta có thể dùng thùng bàng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
-
Câu 9:
Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước ?
- A.Phèn chua phản ứng với các chất bẩn thành các chất tan trong nước.
- B.Phèn chua chứa các ion K+, Al3+, SO42- có thể hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.
- C.Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra ion H+, ion này hấp phụ rất tốt các chất lơ lửng trong nước.
- D.Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra Al(OH)3. Al(OH)3 với bề mặt phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.
-
Câu 10:
Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là:
- A.ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần.
- B.ban đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian xuất hiện kết tủa keo trắng.
- C.xuất hiện kết tủa keo trắng.
- D.không có hiện tượng gì xảy ra.