Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3: Tự trọng.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Điền vào chỗ trống:
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn......, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
- A.Nhân cách
- B.Phẩm cách
- C.Phẩm giá
- D.Danh sự
-
Câu 2:
Tự trọng là:
- A.Biết cư xử đúng mực
- B.Lời nói văn hóa
- C.Gọn gàng sạch sẽ
- D.A, B, C đúng
-
Câu 3:
Người tự trọng là:
- A.Phê phán việc làm sai
- B.Hay đổ lỗi cho người khác
- C.Trung thực, không dối trá
- D.Sống buông thả
-
Câu 4:
Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi, học sinh ấy không có:
- A.Trung thực
- B.Yêu thương con người
- C.Tự trọng
- D.Tự chủ
-
Câu 5:
Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính tự trọng:
- A.Không quay cóp
- B.Không giữ đúng lời hứa
- C.Cư xử không đàng hoàng
- D.Biết xấu hổ
-
Câu 6:
Hành vi thể hiện tính tự trọng:
- A.Đúng lời hứa với mọi người
- B.Luôn để người khác nhắc nhở mới làm
- C.Mượn bài bạn chép
- D.Trêu chọc những người kém may mắn hơn mình
-
Câu 7:
Câu tục ngữ nào nói đến lòng tự trọng
- A.Thương người như thể thương thân
- B.Đói cho sạch, rách cho thơm
- C.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- D.Không thầy đố mày làm nên
-
Câu 8:
Người tự trọng là:
- A.Thường phạm phải sai lầm
- B.Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao
- C.Luôn che giấu khuyết điểm của mình
- D.Để người khác nhắc nhở, chê trách
-
Câu 9:
Đói cho sạch, rách cho thơm nói đến đức tính gì?
- A.Sống giản dị
- B.Tự trọng
- C.Yêu thương con người
- D.Đoàn kết tương trợ
-
Câu 10:
Người không có tự trọng
- A.Luôn làm sai
- B.Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình
- C.Luôn trốn tránh những công việc được giao
- D.A, B, C