Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 3: Con lắc đơn.
Câu hỏi trắc nghiệm (12 câu):
-
Câu 1:
Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì \(T= \frac{ \pi}{5}\) s . Biết rằng thời điểm ban đầu con lắc ở vị trí biên, có biên độ góc \(\alpha_0\) với \(cos \alpha_0 = 0.98\) Lấy g= 10 m/s2 . Viết phương trình dao động của con lắc theo li độ góc.
- A.\(\alpha = 0,5 cos10t (rad)\)
- B.\(\alpha = 2 cos10t (rad)\)
- C.\(\alpha = 0,2 cos5t (rad)\)
- D.\(\alpha = 0,2 cos10t (rad)\)
-
Câu 2:
Một con lắc đơn có chiều dài \(l=16cm\). Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 90 rồi thả nhẹ. Bỏ qua mọi ma sát , lấy g=10 m/s2 , \(\pi^2= 10\). Chọn gốc thời gian lúc thả vật , chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của vật. Viết phương trình dao động của vật theo li độ góc.
- A.\(\alpha= 0,157 cos (2,5\pi+\pi)\) (rad)
- B.\(\alpha= 0,157 cos (2\pi+\pi)\)(rad)
- C.\(\alpha= 0,157 cos (0,5\pi+\pi)\)(rad)
- D.\(\alpha= 0,125 cos (2,5\pi+\pi)\)(rad)
-
Câu 3:
Một con lắc đơn dài l = 2,00 m, dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2. Hỏi con lắc thực hiện được bao nhiêu dao động toàn phần trong 5,00 phút?
- A.60 dao động
- B.156 dao động
- C.106 dao động
- D.100 dao động
-
Câu 4:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo bằng 1 m, dao động điều hòa với biên độ góc 20. Biên độ dài của con lắc là
- A. 5,5 cm
- B. 4,5 cm
- C. 2,5 cm
- D. 3,5 cm
-
Câu 5:
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc bằng \(9^o\) ưới tác dụng của trọng lực. Ở thời điểm \(t_0\) , vật nhỏ của con lắc có li độ góc và li độ cong lần lượt là \(4,5^o\) và 2,5n cm. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật ở thời điểm đó bằng bao nhiêu?
- A.37 cm/s.
- B.31 cm/s.
- C.25 cm/s.
- D. 43 cm/s.
-
Câu 6:
Một con lắc đơn có chu kỳ dao động điều hòa là T. Khi giảm chiều dài con lắc 10 cm thì chu kỳ dao động của con lắc biến thiên 0,1 s. Chu kỳ dao động T ban đầu của con lắc là
- A.T = 1,9 s.
- B.T = 1,95 s.
- C.T = 2,05 s.
- D.T = 2 s.
-
Câu 7:
Khi tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn, biểu thức nào sau đây không đúng?
- A.\(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
- B.\(T = \frac{1}{f}\)
- C.\(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{l}} \)
- D.\(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
-
Câu 8:
Tại một nơi trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do g, một con lắc đơn mà dây treo \(\lambda \) đang thực hiện dao động điều hòa. Thời gian ngắn nhất để vật nhỏ của con lắc đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng là
- A.\(\Delta t = \frac{\pi }{2}\sqrt {\frac{l}{g}} \) s
- B.\(\Delta t = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \) s
- C.\(\Delta t = \frac{\pi }{4}\sqrt {\frac{l}{g}} \) s
- D.\(\Delta t = \pi \sqrt {\frac{l}{g}} \) s
-
Câu 9:
Con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m = 200g, chiều dài dây treo l, dao dộng điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2 với biên độ góc là 60, lấy π2 = 10. Giá trị lực căng dây treo khi con lắc đị qua vị trí vật có thế năng bằng 3 lần động năng là
- A.1,93 N.
- B.1,99 N.
- C.1,90 N.
- D.1,96 N.
-
Câu 10:
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad; tần số góc 10 rad/s và pha ban đầu 0,79 rad. Phương trình dao động của con lắc là
- A.\(\alpha = 0,1\cos (20\pi t - 0,79)(rad)\)
- B.\(\alpha = 0,1\cos (10t + 0,79)(rad)\)
- C.\(\alpha = 0,1\cos (20\pi t + 0,79)(rad)\)
- D.\(\alpha = 0,1\cos (10t - 0,79)(rad)\)
-
Câu 11:
Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc a0 nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương đến vị trí có động năng bằng thế năng thì li độ góc a của con lắc bằng
- A.\(\frac{{{\alpha _0}}}{{\sqrt 3 }}\)
- B.\(\frac{{{\alpha _0}}}{{\sqrt 2 }}\)
- C.\( - \frac{{{\alpha _0}}}{{\sqrt 2 }}\)
- D.\(\frac{{ - {\alpha _0}}}{{\sqrt 3 }}\)
-
Câu 12:
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc a0 tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Biết lực căng dây lớn nhất bằng 1,02 lần lực căng dây nhỏ nhất. Giá trị của a0 là
- A.3,30
- B. 6,60
- C.5,60
- D.9,60