Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng

Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng.

Câu hỏi trắc nghiệm (37 câu):

  • Câu 1:

    Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

    • A.HCl.
    • B.Na2CO3.
    • C.H2SO4.
    • D.NaCl.
  • Câu 2:

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) có dạng:

    • A.ns1.
    • B.ns2np1.
    • C.ns2np2.
    • D.ns2.
  • Câu 3:

    Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Công thức phân tử của thạch cao nung là:

    • A.CaSO4.2H2O.  
    • B.CaSO4.5H2O. 
    • C.CaSO4.H2O. 
    • D.CaSO4. 
  • Câu 4:

    Muốn điều chế kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp gì?

    • A.Nhiệt luyện.    
    • B.Điện phân dung dịch.
    • C.Thuỷ luyện.
    • D.Điện phân nóng chảy.
  • Câu 5:

    Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion:

    • A.Mg2+; Na+; HCO3-.
    • B.Mg2+; Ca2+; SO42-.
    • C.K+; Na+, CO32-; HCO3-.
    • D.Mg2+; Ca2+; HCO3-.
  • Câu 6:

    Khẳng định nào sau đây không đúng?

    • A.Các kim loại kiềm đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
    • B.Tất cả các kim loại nhóm IA và IIA đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.
    • C.NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm.
    • D.Công thức của thạch cao sống là CaSO4.2H2O.
  • Câu 7:

    Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là:

    • A.CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
    • B.CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
    • C.CaCO3 → CaO + CO2.
    • D.Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
  • Câu 8:

    Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:

    • A.Xuất hiện kết tủa trắng.
    • B.Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.
    • C.Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.
    • D.Không xuất hiện kết tủa.
  • Câu 9:

    Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra?

    • A.SO2 + dd Ba (OH)2.
    • B.SO2 + dd NaClO.
    • C.CO2 + dd BaCl2.
    • D.CO2 + dd Na2CO3.
  • Câu 10:

    Ứng dụng nào sau đây không phải của thạch cao nung (CaSO4.H2O)?

    • A.Bó bột khi gẫy xương.
    • B.Đúc khuôn.
    • C.Thức ăn cho người và động vật.
    • D.Năng lượng.
  • Câu 11:

    Dung dịch X chứa 0,1mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là:

    • A.23,2 gam
    • B.23,2 gam
    • C.28,6 gam
    • D.37,4 gam
  • Câu 12:

    Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O thu được dung dịch A. Sục khí CO2 vào dung dịch A, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau:

    Giá trị của x là:

    • A.0,025
    • B.0,020
    • C.0,050
    • D.0,040
  • Câu 13:

    Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị m là:

    • A.33,3.
    • B.15,54.
    • C.13,32.
    • D.19,98.
  • Câu 14:

    Thổi V ml CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì được 0,2 g kết tủa. Giá trị của V là:

    • A.44,8 ml hoặc 313,6 ml.
    • B.44,8 ml hoặc 224 ml.
    • C.224 ml.
    • D.44,8 ml.
  • Câu 15:

    Nhiệt phân hoàn toàn m gam quặng đolomit (chứa 80% CaCO3.MgCO3 theo khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:

    • A.46.
    • B.28,75.
    • C.92.
    • D.57,5.
  • Câu 16:

    Cho các phát biểu sau :

    Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba,

    (1) bán kính nguyên tử tăng dần

    (2) tính kim loại tăng dần.

    (3) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

    (4) nhiệt độ sôi giảm dần.

    (5) khối lượng riêng thay đổi không theo quy luật

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 17:

    Phát biểu nào sau đây đúng ?

    • A.Trong các nhóm IIA chỉ có Be không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.
    • B.Có thể dùng cát để dập tắt đám cháy Mg.
    • C.Ca có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối
    • D.Trong số các kim loại kiềm thổ bền, chỉ có kim loại bari có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
  • Câu 18:

    Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thaost ra 672 ml khí CO2. Phần trăm khối lượng của 2 muối CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp là:

    • A.35,2% và 64,8%
    • B.70,4% và 29,6%
    • C.85,49% và 14,51%
    • D.17,6% và 82,4%
  • Câu 19:

    Cho 0,88 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,85 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là:

    • A.Ca.   
    • B.Mg.  
    • C.Ba.   
    • D.Sr.
  • Câu 20:

    Cho 0,448 lít CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

    • A.1,182.  
    • B.3,940.  
    • C.2,364.  
    • D.1,970
  • Câu 21:

    Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn họp A là:

    • A.Be. 
    • B.Mg.   
    • C.Ca.    
    • D.Sr.
  • Câu 22:

    Hòa tan 8,2g hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 vào trong nước cần 2,016 lít CO2 (đktc). Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp?

    • A.4 gam và 4,2 gam
    • B.1 gam và 7,2 gam
    • C.3 gam và 5,2 gam 
    • D.2 gam và 6,2 gam
  • Câu 23:

    Cho các chất sau đây: MCl, NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3. NaHCO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:

    • A.5
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 24:

    Nước cứng không gây tác hại nào sau đây ?

    • A.Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.
    • B.Làm tác các đường ống nước nóng,
    • C.Gây ngộ độc khí uống.
    • D.Làm giảm mùi vị của thực phấm khi nâu.
  • Câu 25:

    Phản ứng nào dưới đây giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động ?

    • A.Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3
    • B.Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4
    • C.Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
    • D.Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 xảy ra trong một thời gian
  • Câu 26:

    Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k); ΔH > 0 .

    Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là

    • A.giảm nhiệt độ.
    • B.tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.
    • C.tăng áp suất.
    • D.giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.
  • Câu 27:

    Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

    X → X1 + CO2

    X1 + H2O → X2

    X2 + Y → X + Y1 + H2O

    X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

    Hai muối X, Y tương ứng là

    • A.CaCO3, NaHSO4.
    • B.BaCO3, Na2CO3.
    • C.CaCO3, NaHCO3.
    • D.MgCO3, NaHCO3.
  • Câu 28:

    Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất của kim loại kiềm thổ?

    • A.Tính khử tăng dần theo chiều tăng năng lượng ion hóa
    • B.Tính khử tăng dần theo chiều giảm năng lượng ion hóa
    • C.Tính khử tăng dần theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn
    • D.Tính khử tăng dần theo chiều tăng của độ âm điện
  • Câu 29:

    Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là :

    • A.0,17.  
    • B.0,14.   
    • C.0,185.   
    • D.0,04.
  • Câu 30:

    Chất nào không bị thủy phân khi nung nóng?

    • A.Mg(NO3)2
    • B.CaCO3
    • C.CaSO4
    • D.Mg(OH)2
  • Câu 31:

    Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là:

    • A.NaCl, NaOH, BaCl2.   
    • B.NaCl, NaOH.
    • C.NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.   
    • D.NaCl.
  • Câu 32:

    Cấu hình electron nguyên tử của Mg là:

    • A.1s 22s22p63s2
    • B.1s 22s22p6
    • C.1s 22s22p63s23p4
    • D.1s 22s22p63s23p1
  • Câu 33:

    Hai chất được dùng làm mềm nước cứng vĩnh cữu là?

    • A.Na2CO3 và HCl
    • B.Na2CO3 và Na3PO4
    • C.Na2CO3 và Ca(OH)2
    • D.NaCl và Ca(OH)2
  • Câu 34:

    Dung dịch A chứa a mol Na+, b mol HCO3-, c mol CO3- , d mol SO42- .Khi cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ f vào dung dịch trên thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Biểu thức tính f theo a và b là:

    • A.\(f = \frac{{a + b}}{{0,2}}\)
    • B.\(f = \frac{{a + b}}{{0,1}}\)
    • C.\(f = \frac{{a + 2b}}{{0,2}}\)
    • D.\(f = \frac{{a + 2b}}{{0,1}}\)
  • Câu 35:

    Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là

    • A.6,02 gam
    • B.3,98 gam
    • C.5,68 gam
    • D.7,05 gam
  • Câu 36:

    Tính tổng khối lượng theo mg/lít của các ion Ca2+ và Mg2+ có trong một loạ nước tự nhiên. Biết rằng nước này có chứa đồng thời các muối Ca(HCO3); Mg(HCO3)2 và CaSO4 với khối lượng tương ứng là 112,5 mg/l, 11,9 mg/l và 54,5 mg/l.

    • A.45 mg
    • B.46 mg
    • C.45,76 mg
    • D.46,75 mg
  • Câu 37:

    Cần dùng bao nhiêu gam Na2CO3 vừa đủ đề làm mềm lượng nước cứng, biết lượng CaSO4 có trong nước cứng trên là 6.10-5 mol.

    • A.6.10-5 (gam)
    • B.6.10-3 (gam)
    • C.6,36.10 -5 (gam)
    • D.6,36.10 -3 (gam)
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?