Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 25: Giao thoa ánh sáng.
Câu hỏi trắc nghiệm (15 câu):
-
Câu 1:
Một khe hẹp F phát ánh sáng đơn sắc bước sóng \(\lambda =600nm\) chiếu sáng hai khe song song với F và cách nhau 1m. Vân giao thoa được quan sát trên một màn M song song với màn phẳng chứa \(F_1\) và \(F_2\) và cách nó 3m. Tại vị trí cách vân trung tâm 6,3m có
- A.Vân tối thứ 4
- B.Vân sáng bậc 4
- C.Vân tối thứ 3
- D.Vân sáng bậc 3
-
Câu 2:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y - âng, người ta chiếu sáng 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 µm, khoảng cách giữa 2 khe là 2 mm. Khoảng cách từ 2 khe tới màn là 1m. Xác định khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 và vân tối thứ 4 ở cùng một phía so với vân trung tâm?
- A.1 mm
- B.0,125mm
- C.0,5mm
- D.0,25mm
-
Câu 3:
Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng, các khe \(S_1\) ,\(S_2\) cách nhau 1mm được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5µm. Biết khoảng cách từ mặt phẳng hai khe \(S_1\) , \(S_2\) đến màn là 3m. Hỏi tại vị trí cách vân sáng trung tâm 5,25mm là vân tối thứ mấy?
- A.Vân tối thứ 4.
- B.Vân tối thứ 5.
- C.Vân tối thứ 6.
- D.Vân tối thứ 7.
-
Câu 4:
Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng, các khe \(S_1\) ,\(S_1\) cách nhau 1mm được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,76µm. Biết khoảng cách từ mặt phẳng hai khe \(S_1\) ,\(S_1\) đến màn là 3m. Hỏi tại vị trí cách vân sáng trung tâm 4,56mm là vân sáng thứ mấy?
- A.Vân sáng bậc 2.
- B.Vân sáng bậc 3.
- C.Vân sáng bậc 4.
- D.Vân sáng bậc 5.
-
Câu 5:
Trong một thí nghiệm về Giao thoa anhs sáng bằng khe Y- âng với ánh sáng đơn sắc \(\lambda =0,7\mu m\) , khoảng cách giữa 2 khe \(S_1\) ,\(S_2\) là a = 0,35 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D = 1m, bề rộng của vùng có giao thoa là 13,5 mm. Số vân sáng, vân tối quan sát được trên màn là:
- A.7 vân sáng, 6 vân tối
- B.6 vân sáng, 7 vân tối
- C.6 vân sáng, 6 vân tối
- D.7 vân sáng, 7 vân tối
-
Câu 6:
Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo
- A.Tần số ánh sáng
- B.Bước sóng của ánh sáng
- C.Chiết suất của môi trường
- D.Vận tốc của ánh sáng
-
Câu 7:
Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn nhằm chứng minh:
- A.sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.
- B.lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng qua nó.
- C.ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc.
- D.ánh sáng có bất kì màu gì khi qua lăng kính cũng bị lệch về phía đáy.
-
Câu 8:
Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc \(\lambda \), màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng \(\Delta a\) thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2\(\Delta a\) thì tại M là:
- A.vân sáng bậc 7
- B.vân sáng bậc 9
- C.vân tối thứ 9 .
- D.vân sáng bậc 8.
-
Câu 9:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,6 mm. Xét trên khoảng MN trên màn, với MO = 5 mm, ON = 10 mm, (O là vị trí vân sáng trung tâm). Hỏi trên MN có bao nhiêu vân sáng, bao nhiêu vân tối?
- A.34 vân sáng 33 vân tối
- B.33 vân sáng 34 vân tối
- C.22 vân sáng 11 vân tối
- D.11 vân sáng 22 vân tối
-
Câu 10:
Trong thí nghiệm I - âng về giao thoa ánh sáng . Chiếu hai khe ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6μm thì trên màn quan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp cách nhau 9mm. Nếu chiếu hai khe đồng thời hai bức xạ λ1 và λ2 thì người ta thấy tại M cách vân trung tâm 10,8mm vân có màu giống vân trung tâm, trong khoảng giữa M và vân sáng trung tâm còn có 2 vị trí vân sáng giống màu vân trung tâm. Bước sóng của bức xạ λ2 là
- A.0,4 μm.
- B.0,38 μm.
- C.0,65 μm.
- D.0,76 μm.
-
Câu 11:
Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 10 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình u1 = acos(10πt), u2 = bcos(10πt + π). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 20 (cm/s). Tìm số cực tiểu trên đoạn AB.
- A.5
- B.6
- C.4
- D.3
-
Câu 12:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Nguồn phát ánh sáng trắng ( 0,38 μm ≤λl≤ 0.76 μm). Trên đoạn thẳng MN thuộc màn quan sát vuông góc với các vạch sáng (M nằm ở vân sáng bậc 2 màu tím, N nằm ở vân sáng bậc 3 màu tím) có bao nhiêu điểm tại đó có 2 bức xạ cho vân sáng trùng nhau?
- A.Không có điểm nào.
- B.Có vô số điểm.
- C.Có 2 điểm.
- D.Có 3 điểm.
-
Câu 13:
Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 16 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình u1 = acos(30πt), u2 = bcos(30πt + π/2). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước 30 (cm/s). Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = FB = 2 cm. Tìm số cực tiểu trên đoạn EF.
- A.10
- B.11
- C.12
- D.13
-
Câu 14:
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt và uB = 2cos(40πt + π) ( uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là
- A.19.
- B.17
- C.20
- D.18
-
Câu 15:
Thực hiện giao sóng cơ trên mạch nước với hai nguồn S1;S2 cánh nhau 12 cm, biết bước sóng của sóng trên mặt nước là λ = 3cm. Trên đường trung trực của hai nguồn có 1 điểm M, M cách trung điểm I của hai nguồn 8cm. Hỏi trên MI có bao nhiêu nhiêu điểm dao động cùng pha với 2 nguồn?
- A.4 điểm
- B.2 điểm
- C.6 điểm
- D.3 điểm