Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại.
Câu hỏi trắc nghiệm (25 câu):
-
Câu 1:
Cho các kim loại: Al, Cu, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là:
- A.Ag
- B.Cu
- C.Al
- D.Au
-
Câu 2:
Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
- A.NaOH
- B.Ag
- C.BaCl2
- D.Fe
-
Câu 3:
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
- A.Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh
- B.Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
- C.Thanh Fe có màu xám và dung dịch nhạt dần màu xanh
- D.Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh
-
Câu 4:
Dẫn lượng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam oxit sắt từ nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 5,88 gam sắt. Giá trị của m là:
- A.12,18.
- B.8,40.
- C.7,31.
- D.8,12.
-
Câu 5:
Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) 300 ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện không đổi 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 45,73 gam kết tủa. Giá trị của t là:
- A.0,10.
- B.0,12.
- C.0,4.
- D.0,8.
-
Câu 6:
Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe(dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
- A.Fe(NO3)3
- B.Fe(NO3)2
- C.Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2
- D.Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2
-
Câu 7:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Dẫn khí H2 dư qua bột Mg nung nóng
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4
(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2
(g) Đốt Ag2S trong không khí
(h) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng thép.
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là:- A.2.
- B.5.
- C.3.
- D.4.
-
Câu 8:
Để tách Ag khỏi hỗn hợp bột (Ag, Cu, Fe) mà không là thay đổi khối lượng Ag ta dùng dung dịch nào sau đây?
- A.FeCl3
- B.HNO3
- C.H2SO4 đặc
- D.HCl
-
Câu 9:
Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là:
- A.0,02M
- B.0,04M
- C.0,05M
- D.0,10M
-
Câu 10:
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.Gía trị của m là:
- A.3,84
- B.2,32
- C.1,68
- D.0,64
-
Câu 11:
Ngâm một thanh sắt có khối lượng 20 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M, sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 10%. Hỏi khối lượng dung dịch đã thay đổi như thế nào?
- A.Giảm 1,6 gam
- B.Tăng 2 gam
- C.Giảm 2 gam
- D.Tăng 1,6 gam
-
Câu 12:
Cho 0,02 mol Fe vào 100 ml dung dịch AgNO3 1 M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:
- A.2,16 gam.
- B.6,48 gam.
- C.10,80 gam.
- D.4,32 gam.
-
Câu 13:
Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Lấy 1 lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X; phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư thu được 0,07 g khí. Nồng độ của 2 muối là:
- A.0,42M.
- B.0,45M.
- C.0,3M.
- D.0,4M.
-
Câu 14:
Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M; FeCl3 0,3M. Cho m (g) bột Mg vào 100ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4 g chất rắn E. Giá trị của m là:
- A.2,88.
- B.0,84.
- C.0,84.
- D.1,44.
-
Câu 15:
Ngâm một lá kẽm nhỏ trong dung dịch có chứa 2,38 gam ion kim loại M2+ sau khi phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 1,08 gam. Ion kim loại trong dung dịch là:
- A.Mg2+.
- B.Fe2+.
- C.Cu2+.
- D.Sn2+.
-
Câu 16:
Nhận xét nào về tính chất vật lí của kim loại dưới đây là không đúng ?
- A.Nhiệt độ nóng chảy : Hg < Al < W.
- B.Tính cứng : Cs < Fe < W < Cr
- C.Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag.
- D.Tính dẻo : Al < Au < Ag.
-
Câu 17:
Phát biểu đúng ?
- A.Liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn các ion dương kim loại với nhau.
- B.Lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 5 electron.
- C.Tính chất vật lí chung của kim loại như: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim… là do các ion dương kim loại ở các nút mạng tinh thể gây ra.
- D.Tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn và có cấu tạo mạng tinh thể.A. Liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn các ion dương kim loại với nhau.
-
Câu 18:
Cho các phản ứng sau :
X + HNO3(đặc, nóng) → A + NO2 + H2O
A + Cu → X + D
X có thể là kim loại nào trong số các kim loại sau ?
- A.Zn
- B.Fe
- C.Pb
- D.Ag
-
Câu 19:
Cho các kim loại : Cu, Fe, Ag và các đung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeO3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5
-
Câu 20:
Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2và AgNO3 sau phản ứng thu được dung dịch A gồm hai muối và hai kim loại. Hai muối trong dung dịch A là:
- A.Zn(NO3)2 và AgNO3.
- B.Al(NO3)3 và Cu(NO3)2.
- C.Al(NO3)3 và Zn(NO3)2.
- D.Al(NO3)3 và AgNO3.
-
Câu 21:
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:
- A.Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
- B.Fe(NO3)2, AgNO3.
- C.Fe(NO3)3, AgNO3.
- D.Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
-
Câu 22:
Cho Ni từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion bị khử là
- A.Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+.
- B.Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+.
- C.Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+
- D.Ag+, Fe3+, Cu2+
-
Câu 23:
Cho hai thanh kim loại M hóa trị 2 với khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch CuSO4 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2 một thời gian, thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm và khối lượng thanh thứ hai tăng. Kim loại M là:
- A.Mg.
- B.Ni.
- C.Fe.
- D.Zn.
-
Câu 24:
Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (nAl = nFe) vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn Y vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan Z. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và của AgNO3 lần lượt là:
- A.2M và 1M.
- B.0,2M và 0,1M.
- C.1M và 2M.
- D.1,5M và 2M.
-
Câu 25:
Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại. (1): Fe2+/Fe; (2): Pb2+/Pb; (3): 2H+/H2; (4): Ag+/Ag; (5): Na+/Na; (6): Fe3+/Fe2+; (7): Cu2+/Cu
- A.(5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4)
- B.(4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5)
- C.(5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7)
- D.(5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4)