Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 9 Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng
- A.vật lí.
- B.hoá học.
- C.không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí.
- D.vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học.
-
Câu 2:
Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường
- A.không khí khô.
- B.trong nước cất không có hoà tan khí oxi.
- C.nước có hoà tan khí oxi.
- D.dung dịch muối ăn.
-
Câu 3:
Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ?
- A.Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.
- B.Sơn, mạ lên bề mặt kim loại
- C.Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.
- D.Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.
-
Câu 4:
Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu
- A.để ở nơi có nhiệt độ cao.
- B.ngâm trong nước lâu ngày.
- C.sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.
- D.ngâm trong dung dịch nước muối.
-
Câu 5:
Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường
- A.dung dịch axit.
- B.dung dịch kiềm.
- C.không khí.
- D.dung dịch muối.
-
Câu 6:
Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong
- A.nước.
- B.dầu hoả.
- C.rượu etylic.
- D.dung dịch H2SO4 loãng.
-
Câu 7:
Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là
- A.Fe3O4.
- B.Fe2O3.nH2O.
- C.Fe(OH)2.
- D.hỗn hợp FeO và Fe2O3.
-
Câu 8:
Yếu tố nào không làm ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
- A.Môi trường
- B.Thành phần kim loại
- C.Nhiệt độ
- D.Áp suất
-
Câu 9:
Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học :
(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.
(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.
(3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
(4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí
- B.Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học
- C.Sự ăn mòn kim loại là một phản ứng trao đổi
- D.Sự ăn mòn kim loại là một phản ứng thế