Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 9 Bài 18: Prôtêin.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạop prôtêin là:
- A.C, H, O, N, P
- B.C, H, O, N
- C.K, H, P, O, S , N
- D.C, O, N, P
-
Câu 2:
Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:
- A.Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- B.Có kích thước và khối lượng bằng nhau
- C.Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
- D.Đều được cấu tạo từ các axit amin
-
Câu 3:
Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:
- A.Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin
- B.Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
- C.Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
- D.Cả 3 yếu tố trên
-
Câu 4:
Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:
- A.Trong nhân tế bào
- B.Trên phân tử ADN
- C.Trên màng tế bào
- D.Tại ribôxôm của tế bào chất
-
Câu 5:
Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây thành phần cấu tạo có prôtêin?
- A.Enzim
- B.Kháng thể
- C.Hoocmôn
- D.Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 6:
Đơn phân cấu tạo của prôtêin là:
- A.Axit nuclêic
- B.Nuclêic
- C.Axit amin
- D.Axit photphoric
-
Câu 7:
Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin (được tính bằng đơn vị cacbon) là:
- A.Hàng chục
- B.Hàng ngàn
- C.Hàng trăm ngàn
- D.Hàng triệu
-
Câu 8:
Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là:
- A.Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại
- B.Hai chuỗi axit min xoắn lò xo
- C.Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại
- D.Hai chuỗi axit amin
-
Câu 9:
Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:
- A.Cấu trúc bậc 1
- B.Cấu trúc bậc 1 và 2
- C.Cấu trúc bậc 2 và 3
- D.Cấu trúc bậc 3 và 4
-
Câu 10:
Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là:
- A.Ribônuclêôtit
- B.Axit nuclêic
- C.Axit amin
- D.Các nuclêôtit