Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945).
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?
- A.Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
- B.Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản
- C.Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức
- D.Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền
-
Câu 2:
Liên Xô là cụm từ viết tắt của
- A.Liên bang Xô viết
- B.Liên hiệp các Xô viết
- C.Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa
- D.Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
-
Câu 3:
Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với tg là
- A.Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
- B.Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
- C.Nạn thất nghiệp tràn lan
- D.Sản xuất đình đốn
-
Câu 4:
Đặc điểm chung của các nước Đức, Ialia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?
- A.Nền cộng hòa sụp đổ, thay bằng nền độc tài quân phiệt
- B.Đảng Quốc xã nắm chính quyền
- C.Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ
- D.Phát xít há, quân phiết hóa chế độ, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và trở thành lò lửa chiến tranh
-
Câu 5:
Đặc điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ là
- A.Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng
- B.Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình
- C.Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình
- D.Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng
-
Câu 6:
Lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong những năm 1930 – 1939 là
- A.Các quý tộc địa phương
- B.Đảng Dân tộc ở mỗi nước
- C.Giai cấp tư sản dân tộc ở từng nước
- D.Đảng Cộng sản Đông Dương
-
Câu 7:
Đường lối đấu tranh của M. Ganđi trong những năm 30 của thế kỉ XX là
- A.Đấu tranh bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh
- B.Đấu tranh bạo lực, hợp tác với thực dân Anh
- C.Đấu tranh hòa bình, bất hợp tác với thực dân Anh
- D.Đấu tranh hòa bình, hợp tác với thực dân Anh
-
Câu 8:
Nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ chính sách nào của Tổng thống Ph. Rudơven?
- A.Chính sách “thắt lưng buộc bụng”
- B.Chính sách mới
- C.Chính sách phát xít hóa bộ máy nhà nước
- D.Chính sách trung lập
-
Câu 9:
Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản diễn ra thông qua quá trình nào?
- A.Chuyển từ chế độ dân chủ đại nghị sang chuyên chế độc tài
- B.Thay thế nền dân chủ đại nghị bằng việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- C.Đảo chính lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ quân phiệt
- D.Quân phiệt hóa bộ máy nhá nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
-
Câu 10:
Tổ chức có vai trò tập hợp lực lượng đấu tranh phổ biến trong những năm 1936 – 1939 là
- A.Mặt trận giải phóng dân tộc
- B.Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh
- C.Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống độc tài
- D.Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế