Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 6 Bài 17: Tổng kết chương I Cơ Học.
Câu hỏi trắc nghiệm (18 câu):
-
Câu 1:
Một hòn đá được ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
- A.Chỉ làm gò đất bị biến dạng
- B.Chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đấy
- C.Làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất
- D.Không gây ra tác dụng gì cả
-
Câu 2:
Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
- A.Trọng lượng của một quả nặng.
- B.Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
- C.Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
- D.Lực kéo của con trâu lên cái cày
-
Câu 3:
Một bạn học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? Hãy chọn câu trả lời đúng.
- A.Quả bóng chỉ bị biến dạng
- B.Chỉ có chuyển động của quả bóng bị biến đổi
- C.Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi
- D.Không có sự biến đổi nào xảy ra
-
Câu 4:
Một vật có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu Niuton?
- A.0,08 N
- B.0,8 N
- C.8 N
- D.80 N
-
Câu 5:
Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu ?
- A.2700 kg
- B.2700 N
- C.2700 kg/m3
- D.2700 N/m3
-
Câu 6:
Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. Tính thể tích của một tấn cát.
- A.\(0,887{m^3}\)
- B.\(0,887{m^4}\)
- C.\(0,667{m^3}\)
- D.\(0,667{m^4}\)
-
Câu 7:
1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính Khối lượng riếng của kem giặt
- A.911 kg/m4
- B.911 kg/m3
- C.1111 kg/m4
- D.1111 kg/m3
-
Câu 8:
Cho một khối chì hình hộp chữ nhật có thể tích bằng cm3. Tính khối lượng riêng của chì? Biết rằng khối lượng của khối chì bằng 113g
- A.1100kg/m3
- B.1300kg/m3
- C.1130kg/m3
- D.11300kg/m3
-
Câu 9:
Một cái cột trụ bằng sắt có khối lượng riêng là 7800kg/m3. Tính trọng lượng riêng của sắt?
- A.7800N/m3
- B.78000N/m3
- C.700N/m3
- D.7000N/m3
-
Câu 10:
Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo”của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?
- A.7,6cm
- B.5cm
- C.3,6cm
- D.2,4cm
-
Câu 11:
Hãy chọn câu đúng:
ĐCNN của một thước đo độ dài là:
- A.Khoảng cách ngắn nhất giữa hai số gần nhau ghi trên thước đo.
- B.Khoảng cách giữa hai vạch chia trên thước.
- C.Giá trị bằng số đầu tiên ghi trên thước đo.
- D.Giá trị độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước đo.
-
Câu 12:
Khi đo độ dài, người ta thường làm như thế nào?
- A. Đặt thước không dọc theo chiều dài cần đo, một đầu của vạch ngang bằng với vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọ kết quả đo tại đầu kia của vật.
- B.Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, một đầu của vạch ngang bằng với vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật.
- C.Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang bằng một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật.
- D.Đặt thước dọc theo chiều dài gần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo theo hướng vuông gọc với cạnh thước tại đầu kia của vật.
-
Câu 13:
Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
- A.V1 = 20cm3.
- B.V2 = 20,5cm3.
- C.V3 = 20,50cm3.
- D.V4 = 20,2cm3
-
Câu 14:
Người ta dung một bình chia độ ghi tới cm3 chưa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình là 81cm3. Thể tích của hòn đá là?
- A. 81cm3.
- B.50cm3
- C.131cm3.
- D.31cm3.
-
Câu 15:
Nên dùng một cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng hóa mẹ đi chợ hàng ngày?
- A.Cân đòn có GHĐ 1kg và ĐCNN 0,50g.
- B.Cân đòn có GHĐ 10kg và ĐCNN 10g.
- C.Cân đòn có GHĐ 50kg và ĐCNN 100g.
- D.Cân đòn có GHĐ 100kg và ĐCNN 200g.
-
Câu 16:
Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo?
- A.Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quả tạ.
- B.Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành cây làm cho cành cây bị cong đi.
- C.Lực mà không khí tác dụng làm cho quả bóng bay bay lên trời.
- D.Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày.
-
Câu 17:
Trường hợp nào sau đây không có sự biến đổi chuyển động?
- A.Giảm ga cho xe máy chạy chậm lại.
- B.Tăng ga cho xe máy chạy nhanh hơn.
- C.Xe máy chạy đều trên đường thẳng.
- D.Xe máy chạy đều trên đường cong.
-
Câu 18:
Để kéo một vật có khối lượng 18,5kg lên cao theo phương thẳng đứng, người tá phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng:
- A.F = 1,85N
- B.F = 180N.
- C.F = 18,5N
- D.F = 185N.