Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại.
Câu hỏi trắc nghiệm (17 câu):
-
Câu 1:
Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 là:
- A.Đồng
- B.Lưu huỳnh
- C.Kẽm
- D.Thủy ngân
-
Câu 2:
Các kim loại tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng là:
- A.Al, Zn, Fe
- B.Mg, Fe, Ag
- C.Zn, Pb, Au
- D.Na, Mg, Al
-
Câu 3:
Đồng có thể phản ứng được với
- A.Dung dịch HCl
- B.Dung dịch H2SO4 loãng
- C.Dung dịch H2SO4 đặc, nóng
- D.Dung dịch NaOH
-
Câu 4:
Ngâm dây kẽm trong dung dịch FeSO4 trong một thời gian , lấy dây kẽm ra rửa sạch đem cân lại thì khối lượng dây kẽm so với ban đầu là:
- A.Tăng
- B.Giảm
- C.Không thay đổi
- D.Có thể xảy ra cả 3 trường hợp a, b , hoặc c
-
Câu 5:
Dung dịch nào được dùng để làm sạch bột đồng có lẫn bột sắt?
- A.Dung dịch HCl
- B.Dung dịch Ca(OH)2
- C.Dung dịch NaOH
- D.Dung dịch FeSO4
-
Câu 6:
Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là sai:
- A.Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe
- B.Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, HCl là Cu. Ag
- C.Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al
- D.Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường là: Tất cả các kim loại trên
-
Câu 7:
Cho 1,2 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:
- A.Ba
- B.Mg
- C.Ca
- D.Sr
-
Câu 8:
Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lit khí (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là:
- A.2,0.
- B.13,0.
- C.2,2.
- D.8,5.
-
Câu 9:
Cho 4,8 gam Mg vào lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m tương ứng là:
- A.14,8 gam
- B.13,6 gam.
- C.18,4 gam.
- D.19,0 gam.
-
Câu 10:
Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là:
- A.8,4 gam.
- B.19,45 gam.
- C.20,25 gam.
- D.19,05 gam.
-
Câu 11:
Tính chất nào không phải tính chất hóa học chung của kim loại?
- A.Phản ứng với phi kim.
- B.Phản ứng với dung dịch axit.
- C.Phản ứng với dung dịch muối.
- D.Phản ứng với nước.
-
Câu 12:
Phương trình nào sau đây sai?
- A.Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
- B.Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- C.Cu + 2HCl → CuCl2 + H2
- D.Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
-
Câu 13:
Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
- A.Kẽm + axit sunfuric loãng.
- B.Đồng + axit clohiđric
- C.Kẽm + dung dịch bạc nitrat.
- D.Sắt + axit clohiđric
-
Câu 14:
Phương trình hóa học nào sau đây sai?
- A.Mg + Cl2 → MgCl2
- B.2Mg + O2 → 2MgO
- C.Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag ↓
- D.Mg + H2SO4 đặc → MgSO4 + H2 ↑
-
Câu 15:
Hiện tượng hóa học xảy ra khi cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2?
- A.Dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.
- B.Dung dịch CuCl2 mất màu hoàn toàn, kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.
- C.Kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.
- D.Định sắt tan dần, dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ.
-
Câu 16:
Ngâm một lá kẽm trong 20g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi phản ứng kết thúc. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng?
- A.0,2145g
- B.0,8125g
- C.0,6125g
- D.0,3125g
-
Câu 17:
Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
- A.4M
- B.3M
- C.2M
- D.1M