Bài tập trắc nghiệm Công Nghệ 10 Bài 16: Thực hành nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Bệnh bạc lá lúa do loại nào sau đây gây nên?
- A.Vi khuẩn
- B.Vi rút
- C.Tuyến trùng
- D.Đáp án khác
-
Câu 2:
Điều kiện thời tiết như thế nào thích nghi cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển?
- A.Thời mát, có nhiều sương muối
- B.Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè
- C.Tiết trời mát mẻ, khô ráo
- D.Trời âm u
-
Câu 3:
Bệnh bạc lá thường gây hại nặng nhất ở vùng nào?
- A.Các tỉnh miền núi phía Bắc
- B.Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
- C.Các tỉnh ven biển và Duyên hải Miền trung
- D.Các tỉnh Đông Nam bộ
-
Câu 4:
Biểu hiện đặc trưng của ruộng lúa bị bạc lá?
- A.Vết bệnh bắt đầu giống như những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng
- B.Vết bệnh có thể bắt đầu ở một hoặc cả hai bên mép lá, hoặc bất kỳ điểm nào trên lá, sau đó lan ra phủ toàn bộ lá
- C.Vết bệnh có thể lan tới tận bẹ lá
- D.Tất cả ý trên
-
Câu 5:
Giai đoạn nào của sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng nhất cho cây lúa?
- A.Giai đoạn sâu non
- B.Giai đoạn nhộng
- C.Giai đoạn sâu trưởng thành
- D.Giai đoạn bướm
-
Câu 6:
Rầy trưởng thành cánh dài thường đẻ trứng ở bộ phận nào của cây lúa?
- A.Mặt sau lá lúa
- B.Trên các bẹ hoặc gân lá
- C.Trên thân cây lúa
- D.Tất cả ý trên
-
Câu 7:
Bệnh khô vằn gây hại nặng ở vụ lúa nào?
- A.Mùa thu
- B.Mùa hè
- C.Vụ Đông Xuân
- D.Cả A và B
-
Câu 8:
Bệnh khô vằn lúa do loại nào sau đây gây nên?
- A.Vi khuẩn
- B.Nấm
- C.Tuyến trùng
- D.Đáp án khác
-
Câu 9:
Bệnh đạo ôn thường gây hại trên bộ phận nào của cây lúa?
- A.Lá
- B.Cổ bông
- C.Đốt thân
- D.Tất cả các bộ phân trên của cây lúa
-
Câu 10:
Bệnh đạo ôn gây hại ở bộ phận nào của cây lúa được coi là nặng và thiệt hại nặng nhất?
- A.Đạo ôn trên lá
- B.Đạo ôn trên thân cây lúa
- C.Đạo ôn cổ bông
- D.Tất cả các bộ phân trên của cây lúa
-
Câu 11:
Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh:
- A.Đạo ôn, bạc lá
- B.Khô vằn, đạo ôn
- C.Tiêm lửa, đạo ôn
- D.Khô vằn, tiêm lửa
-
Câu 12:
Biện pháp nào sau đây không sử dụng để ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển:
- A.Xử lý đất
- B.Xử lý hạt giống, chọn giống sạch
- C.Vệ sinh đồng ruộng
- D.Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí
-
Câu 13:
Sâu gây hại lúa nào sau đây có vòng đời biến thái không hoàn toàn?
- A.Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
- B.Sâu cuốn lá lúa loại lớn
- C.Rầy nâu hại lúa
- D.Sâu đục thân bướm hai chấm
-
Câu 14:
Điều nào sau đây không đúng với trứng của sâu đục thân bướm hai chấm?
- A.Trứng hình bầu dục và được xếp thành từng ổ
- B.Trứng có dạng quả chuối tiêu trong suốt
- C.Ổ trứng to bằng hạt đậu tương
- D.Ổ được phủ 1 lớp lông tơ màu vàng nâu.