Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939).
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?
- A.ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- B.ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- C.học sinh, sinh viên Trung Quốc bị phân biệt đối xử
- D.chính phủ Trung Quốc làm tay sai cho các nước đế quốc
-
Câu 2:
Mục đích của phong trào Ngũ tứ là
- A.Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh
- B.Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc
- C.Đánh đuổi các nước đế quốc
- D.Đánh đuổi các nước đế quốc
-
Câu 3:
Mở đầu phong trào Ngũ tứ là cuộc đấu tranh của lực lượng nào?
- A.Công nhân
- B.Nông dân
- C.Học sinh, sinh viên
- D.Binh lính
-
Câu 4:
Sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng nào được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc?
- A.Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản
- B.Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây
- C.Tư tưởng phục thù của chủ nghĩa phát xít
- D.Chủ nghĩa Mác – Lênin
-
Câu 5:
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc là
- A.Giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị
- B.Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc
- C.Phong trào Ngũ tứ
- D.Đảng Cộng sản ra đời
-
Câu 6:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ?
- A.Chính quyền thực dân Anh tuên bố Ấn Độ là một bên tham chiến
- B.Thực dân Anh tăng cường bóc lột
- C.Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động
- D.Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng
-
Câu 7:
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?
- A.Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động
- B.Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ
- C.Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc
- D.Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng
-
Câu 8:
Sự phát triển của phong trào công nhân Ấn Độ đã đưa đến kết quả gì?
- A.Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt
- B.Đảng Cộng sản được thành lập (12 – 1925)
- C.Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh
- D.Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ đã kết thành một làn song
-
Câu 9:
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa gì?
- A.Góp phần thúc đẩy làn song đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
- B.Làm bùng lên làn song đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ
- C.Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
- D.Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ
-
Câu 10:
Để chống lại chiến dịch bất hợp tác của Đảng quốc đại, thực dân Anh đã thực hiện biện pháp nào để chia rẽ hàng ngũ cách mạng?
- A.Chia để trị
- B.Mua chuộc
- C.Khủng bố
- D.Nhượng bộ