Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh hế giới thứ nhất là
- A.Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu
- B.Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế
- C.Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới
- D.Là nước thứ hai (sau Mĩ) thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế
-
Câu 2:
Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?
- A.Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém
- B.Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người
- C.Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn
- D.Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước
-
Câu 3:
Đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề,ngoại trừ
- A.Khắc phục hậu quả của việc khủng hoảng kinh tế
- B.Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu
- C.Giải quyết tình trạng nhập cư
- D.Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa
-
Câu 4:
Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 của thế kỉ XX
- A.Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật
- B.Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân
- C.Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
- D.Tham khảo và vận dụng chính sách mới của Mĩ
-
Câu 5:
Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong bao lâu
- A.Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX
- B.Nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX
- C.Giữa thập niên 30 của thế kỉ XX
- D.Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX
-
Câu 6:
Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản tập trung nhất vấn đề nào
- A.Quân phiệt hoá lực lượng quốc phòng
- B.Quân phiệt hoá lực lượng an ninh quốc gia
- C.Quân phiệt hoá lực lượng phòng vệ
- D.Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước
-
Câu 7:
Giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc vì lí do cơ bản nào
- A.Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất
- B.Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản
- C.Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc
- D.Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh
-
Câu 8:
Tháng 9 – 1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã
- A.Sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ Nhật Bản
- B.Xây dựng căn cứ quân sự của Nhật ở đây
- C.Biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa
- D.Đưa người dân Nhật Bản sang đó sinh sống và sản xuất
-
Câu 9:
Lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản là
- A.Đảng Dân chủ Tự do
- B.Đảng Xã hội
- C.Đảng Dân chủ
- D.Đảng Cộng sản
-
Câu 10:
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?
- A.Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt
- B.Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này
- C.Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước
- D.Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này