Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân

Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 11 Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân.

Câu hỏi trắc nghiệm (16 câu):

  • Câu 1:

    Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm2 , người ta dùng tấm sắt làm catôt của một bình điện phân đựng dùng dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ \(I = 10A\) chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có \(A = 64; n = 2\) và có khối lượng riêng \(\rho  = 8,9.103{\rm{ }}kg/{m^3}\)

    • A.\(0,012cm\)
    • B.\(0,018cm\)
    • C.\(0,014cm\)
    • D.\(0,016cm\)
  • Câu 2:

    Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là \(h =0,05mm\) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết niken có \( A = 58,n = 2\) và có khối lượng riêng là  \(\rho  = 8,9{\rm{ }}g/c{m^3}.\)

    • A.1,07 A.
    • B.3,17 A.
    • C. 2,47 A.
    • D. 2,27 A.
  • Câu 3:

    Một bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song; mỗi pin có suất điện động 0,9 V và điện trở trong \(0,6\Omega \). Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở \(205\Omega \) được mắc vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Anôt của bình điện phân bằng đồng. Tính khối lượng đồng bám vào catôt của bình trong thời gian 50 phút. Biết Cu có \( A = 64; n = 2.\)

    • A.\(0,013g\)
    • B.\(0,034g\)
    • C.\(0,016g\)
    • D.\(0,023g\)
  • Câu 4:

    Hai bình điện phân: (CuSO4/Cu và AgNO3/Ag) mắc nối tiếp. Trong một mạch điện. Sau một thời gian điện phân, khối lượng catôt của hai bình tăng lên 2,8 g. Biết nguyên tử lượng của đồng và bạc là 64 và 108, hóa trị của đồng và bạc là 2 và 1. Tính khối lượng  Ag được giải phóng ở catôt

    • A.\(2,93g\)
    • B.\(4,11g\)
    • C.\(3,16g\)
    • D.\(2,16g\)
  • Câu 5:

    Hai bình điện phân: \((FeC{l_3}/Fe\) và CuSO4/Cu) mắc nối tiếp. Sau một khoảng thời gian, bình thứ nhất giải phóng một lượng sắt là 1,4 g. Tính lượng đồng giải phóng ở bình thứ hai trong cùng khoảng thời gian đó. Biết nguyên tử lượng của đồng và sắt là 64 và 56, hóa trị của đồng và sắt là 2 và 3.

     

    • A.\(4,4g\)
    • B.\(3,6g\)
    • C.\(2,4g\)
    • D.\(4,8g\)
  • Câu 6:

    Một bình điện phân đựng dung dịch bạc Nitrat với Anốt làm bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là  \(R = 2\Omega \) . Hiệu điện thế đặt ở hai cực là \(U = 10(V)\). Cho \(A = 108, n = 1\). Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là 

    • A.\(8,{04.10^{ - 2}}kg\)
    • B.\(8,04 g\)
    • C.\(40,3 kg\)
    • D.\(40,3 g\)
  • Câu 7:

    Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là 

    • A.Không có thay đổi gì ở bình điện phân
    • B. Anôt bị ăn mòn
    • C.Đồng bám vào catôt
    • D.Đồng chạy từ anôt sang catôt
  • Câu 8:

    Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của

    • A.Các chất tan trong dung dịch
    • B.Các ion dương trong dung dịch
    • C.Các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch
    • D.Các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch
  • Câu 9:

    Tốc độ chuyển động có hướng của ion \(Na^+\) và \(Cl^-\) trong nước có thể tính theo công thức:\(v = \mu E\), trong đó E là cường độ điện trường, \(\mu\) có giá trị lần lượt là \(4,5.10^{-8} m^2/(V.s)\). Tính điện trở suất của dung dịch NaCl nồng độ 0,1 mol/l, cho rằng toàn bộ các phân tử NaCl đều phân li thành ion.

    • A.\(0,37\Omega .m\)
    • B.\(0,90\Omega .m\)
    • C.\(0,44\Omega .m\)
    • D.\(0,92\Omega .m\)
  • Câu 10:

    Để tách đồng ra khỏi một hỗn hợp rắn chứa 12% tạp chất khác người ta dùng thanh hỗn hợp này làm cực dương của bình điện phân đựng dung dịch \(CuS{O_4}.\)  .Hiệu điện thế giữa hai cực là \(U = 6(V)\). Tính điện năng tiêu hao để xử lý \(1 (kg)\) hỗn hợp ?

    • A.\(4,42\left( {kW} \right)\)
    • B.\(2,24\left( {kW} \right)\)
    • C.\(4,42\left( {kWh} \right)\)
    • D.\(2,24\left( {kWh} \right)\)
  • Câu 11:

    Cho đương lượng điện hoá của niken là k=3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anot làm bằng niken, thì khối lượng niken bám vào catot là: 

    • A.0,3.10-4g
    • B.3.10-3g   
    • C.0,3.10-3g     
    • D.10,3.10-4g
  • Câu 12:

    Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken . Biết đương lượng điện hoá của niken là 0,3.10-3g/C và khối lượng niken bám vào catot trong 1 giờ khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua bình này là 5,4g. Cường độ dòng điện chạy qua bình bằng 

    • A.0,5A 
    • B.5A 
    • C.15A     
    • D.1,5A
  • Câu 13:

    Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc? 

    • A.Dùng muối AgNO3.
    • B.Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
    • C.Dùng anốt bằng bạc. 
    • D.Dùng huy chương làm catốt.
  • Câu 14:

    Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do: 

    • A.Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li thành ion tăng.
    • B.Độ nhớt của dung dịch giảm làm cho các iôn chuyển động được dễ dàng hơn.
    • C.Số va chạm của các ion trong dung dịch giảm.
    • D.Cả A và B đúng.
  • Câu 15:

    Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai cực của bình điện phân. Xét trong cùng một khoảng thời gian, nếu kéo hai cực của bình ra xa sao cho khoảng cách giữa chúng tăng gấp 2 lần thì khối lượng chất được giải phóng ở điện cực so với lúc trước sẽ: 

    • A. tăng lên 2 lần.   
    • B.giảm đi 2 lần.
    • C.tăng lên 4 lần.        
    • D.giảm đi 4 lần.
  • Câu 16:

    Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với 

    • A.khối lượng mol của chất đượng giải phóng
    • B.cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân
    • C.thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân
    • D.hóa trị của của chất được giải phóng
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?