Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 11: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học.
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây sai. Trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:
- A.Bán kính nguyên tử kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử phi kim tăng dần.
- B.Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- C.Bán kính nguyên tử kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử phi kim giảm dần.
- D.Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố tăng dần.
-
Câu 2:
Tổng số nguyên tố của chu kỳ 2 và 6 trong bảng Hệ Thống tuần hoàn là?
- A.16.
- B.26.
- C.40.
- D.50.
-
Câu 3:
Xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của các hiđroxit sau: KOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; NaOH.
- A.KOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; NaOH.
- B.NaOH, KOH, Mg(OH)2; Al(OH)3
- C.Al(OH)3, Mg(OH)2; NaOH, KOH
- D.Mg(OH)2; ; NaOH, KOH, Al(OH)3
-
Câu 4:
Thứ tự các nguyên tố halogen theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần là:
- A.F, Cl, Br, I
- B.Cl, Br, I, F
- C.I, Br, Cl, F
- D.Br, I, Cl, F
-
Câu 5:
Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R có công thức RO2. Nguyên tố R đó là:
- A.Magie
- B.Nitơ
- C.Cacbon
- D.Photpho
-
Câu 6:
Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
- A.số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
- B.khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
- C.số khối và số electron hóa trị.
- D.số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.
-
Câu 7:
Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:
[Xe]4f145d106s26p2.
Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:
(1) Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
(2) Q là nguyên tố thuộc nhóm A.
(3) Q là phi kim.
(4) Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 8:
Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Tính kim loại – phi kim;
(2) Độ âm điện;
(3) Khối lượng nguyên tử;
(4) Cấu hình electron nguyên tử;
(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là
- A.3
- B.4
- C.5
- D.6
-
Câu 9:
Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?
- A.30Q
- B.38R
- C.19T
- D.14Y
-
Câu 10:
Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố
- A.N
- B.P
- C.Na
- D.Mg
-
Câu 11:
Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:
- A.K
- B.Rb
- C.Na
- D.Li
-
Câu 12:
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là:
- A.15
- B.31
- C.16
- D.7
-
Câu 13:
Một nguyên tố X đứng ở ô số 16 của bảng tuần hoàn. Ion nào sau đây sinh ra từ X có cấu hình electron của khí hiếm?
- A.X4+
- B.X2+
- C.X4-
- D.X2-
-
Câu 14:
A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron của A và B lần lượt là:
- A.1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p64s2
- B.1s22s22p63s2 và 1s22s22p63s23p63d2
- C.1s22s22p63s23p2 và 1s22s22p63s23p6
- D.1s22s22p63s23p6 và 1s22s22p63s23p63d4