Bài tập trắc nghiệm Địa Lý 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Tầng khí quyển thứ 2 từ trong ra ngoài có tên gì?
- A.Tầng đối lưu
- B.Tầng bình lưu
- C.Tầng Ion
- D.Tầng giữa
-
Câu 2:
Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ đông và bờ Tây các lục địa do
- A.hai bờ Đông và Tây của các lục địa có độ cao khác nhau.
- B.chế độ gió thổi ở hai bờ Đông và Tây các lục địa khác nhau.
- C.hai bờ Đông và Tây của lục địa có góc chiếu của Tia bức xạ mặt trời khác nhau.
- D.ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh ở hai bờ Đông và Tây khác nhau.
-
Câu 3:
Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì
- A.đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
- B.bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
- C.đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.
- D.độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.
-
Câu 4:
Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do
- A.Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo.
- B.Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo.
- C.Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20o trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.
- D.Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.
-
Câu 5:
Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là
- A.ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
- B.chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
- C.chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
- D.xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.
-
Câu 6:
Vào nửa sau mùa hạ đi trước gió mùa tây nam ( khối khí xích đạo hải dương ) đem mưa vào nước ta là
- A.bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).
- B.bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).
- C.bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
- D.bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).
-
Câu 7:
Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc ( khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là
- A.bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới ( frông địa cực FA ).
- B.bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến ( frông ôn đới FP ).
- C.bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
- D.bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu ( dải hội tụ nhiệt đới ).
-
Câu 8:
Vào nửa sau mùa hạ, gió mùa Tây nam ( khối khí xích đạo hải dương ) vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khối khí này có kí hiệu là
- A.Em
- B.Am
- C.Pm
- D.Tm
-
Câu 9:
Vào mùa đông , gió mùa Đông Bắc ( khối khí ôn đới lục địa ) đem không khí lạnh đến nước ta. Khối khí này có kí hiệu là
- A.Am
- B.Ac
- C.Pm
- D.Pe
-
Câu 10:
Tầng không khí ở đó hình thành các khối khí khác nhau gọi là
- A.Tầng binh lưu.
- B.Tầng đối lưu.
- C.Tầng giữa.
- D.Tầng ion.