Bài tập trắc nghiệm Toán 9 Bài 1: Sự xác định của đường tròn và tính chất đối xứng của đường tròn.
Câu hỏi trắc nghiệm (5 câu):
-
Câu 1:
Cho hai đường thẳng xy và x'y' cuông góc với nhau cắt nhau tại O. Một đoạn thẳng AB=8 chuyển động sao cho A luôn nằm trên xy và B luôn nằm x'y'. Khi đó trung điểm M của AB di chuyển trên đường nào?
- A.Đường thẳng song song với xy cách xy 1 đoạn là 4
- B.Đường thẳng song song với x'y' cách x'y' 1 đoạn là 4
- C.Đường tròn tâm O bán kính là 4
- D.Đường tròn tâm O bán kính là 8
-
Câu 2:
Cho hình thang ABCD \((AB\parallel CD), \widehat{C}=\widehat{D}=60^{\circ}, CD=2AD=8\) Khi đó A, B, C, D luôn thuộc đường tròn nào?
- A.\((I;R=4\sqrt{2})\) I là trung điểm CD
- B.\((O=AC\cap BD;R=4\sqrt{2})\)
- C.\((O=AC\cap BD;R=4)\)
- D.\((I;R=4)\) I là trung điểm CD
-
Câu 3:
Cho tam giác ABC có BH, CE là các đường cao. Gọi M là giao điểm BH và CE. I là trung điểm BC. Khi đó B,C,E,H cùng thuộc đường tròn nào?
- A.\((I;R=IA)\)
- B.\((I;R=IB)\)
- C.\((M;R=MB)\)
- D.\((M;R=MA)\)
-
Câu 4:
Cho đường tròn tâm A đường kính BC. Gọi D là trung điểm AB. Dây EF vuông góc với AB tại D. Tứ giác EBFA là hình gì?
- A.Hình chữ nhật
- B.Hình vuông
- C.Hình thoi
- D.Chưa đủ dữ kiện để kết luận
-
Câu 5:
Cho tam giác ABC nhọn. Đường tròn đường kính BC cắt AB tại N, AC tại M. Gọi H là giao điểm của CN và BM. Khi đó A,N,H,M cùng nằm trên đường tròn nào?
- A.\((I;IM)\), I là trung điểm MN
- B.\((I;IH)\), I là trung điểm MN
- C.\((F;FA)\), F là giao điểm đường tròn với AH
- D.\((E;EA)\), E là trung điểm AH