Bài 1: Quy tắc đếm

Bài tập trắc nghiệm Toán 11 Bài 1: Quy tắc đếm.

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

  • Câu 1:

    Từ thành phố \(A\) đến thành phố B có 6 con đường, từ thành phố B đến thành phố C có 7 con đường. Có bao nhiêu cách đi từ thành phố A đến thành phố C, biết phải đi qua thành phố B.

    • A.42
    • B.46
    • C.48
    • D.44
  • Câu 2:

    Cho tập \(A = \left\{ {0,1,2,3,4,5,6} \right\}.\)Từ tập A ta có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ gồm 4 chữ số đôi một khác nhau.

    • A.720
    • B.261
    • C.235
    • D.679
  • Câu 3:

    Từ thành phố A có 10 con đường đi đến thành phố B, từ thành phố A có 9 con đường đi đến thành phố C, từ B đến D có 6 con đường, từ C đến D có 11 con đường  và không có con đường nào nối B với C. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến D.

    • A.156
    • B.159
    • C.162
    • D.176
  • Câu 4:

    Trong một giải thi đấu bóng đá có 20 đội tham gia với thể thức thi đấu vòng tròn. Cứ hai đội thì gặp nhau đúng một lần. Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu xảy ra?

    • A.190
    • B.182
    • C.280
    • D.194
  • Câu 5:

    Cho tập \(A = \left\{ {1,2,3,4,5,6,7,8} \right\}.\) Từ tập A có thể lập được bao nhiêu số gồm 8 chữ số đôi một khác nhau sao các số này lẻ không chia hết cho 5.

    • A.23523
    • B.16862
    • C.23145
    • D.15120
  • Câu 6:

    Cho hai tập hợp hữu hạn A và B, kí hiệu n(A) là số phần tử của tập hợp A. Khi đó

    • A.\(n(A \cup B) = n(A) \cup n(B)\)
    • B.\(n(A \cup B) = n(A) - n(B)\)
    • C.\(n(A \cup B) = n(A) + n(B)\)
    • D.\(n(A \cup B) = n(A) + n(B) - n(A \cap B)\)
  • Câu 7:

    Cho hai tập hợp hữu hạn A và B không có phần tử chung, ký hiệu n(A) là số phần tử của tập hợp A. Khi đó

    • A.\(n(A \cup B) = n(A) \cup n(B)\)
    • B.\(n(A \cup B) = n(A) \cap n(B)\)
    • C.\(n(A \cup B) = n(A) + n(B)\)
    • D.\(n(A \cup B) = n(A) - n(B)\)
  • Câu 8:

    Một bạn có 20 quyển sách, 30 quyển vở. Khi đó tổng số sách vở của bạn ấy là bao nhiêu?

    • A.20
    • B.30
    • C.50
    • D.10
  • Câu 9:

    Một khung gỗ có hình ngũ giác lồi ABCDE (các đỉnh lấy theo thứ tự đó) và có một thanh gỗ nối đường chéo AD. Một con kiến đi từ A đến D một cách ngẫu nhiên. Khi đó số cách khác nhau mà con kiến có thể đi là bao nhiêu?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 10:

    Một tường trung học phổ thông có 150 học sinh khối 10, có 250 học sinh khối 11 và có 180 học sinh khối 12. Khi đó, tổng số học sinh của trường đó là bao nhiêu?

    • A.150
    • B.250
    • C.180
    • D.580
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?