Tổng hợp kiến thức Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

TỔNG HỢP KIẾN THỨC CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI

1. Lý thuyết

1.1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bao vệ môi trường.

a. Ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi tường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

- Thực trạng môi trường hiện nay:

   + Tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.

   + Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt.

   + Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, lũ lụt, mưa axit, tầng ôzôn vị chọc thủng, trái đất có xu hướng nóng lên.

⇒ Mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

b. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường

Trách nhiệm học sinh:

- Giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học, nơi ở, công cộng

- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ nguồn nước, các giống loại động thực vật…

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trồng cây dọn vệ sinh.

- Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

1.2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.

a. Bùng nổ dân số

- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.

- Hậu quả bùng nổ dân số:

   + Mất cân bằng tự nhiên và xã hội

   + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

   + Kinh tế nghèo nàn

   + Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao

   + Tệ nạn xã hội gia tăng.

b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.

- Nghiêm chỉnh thực hiện tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.

- Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con

- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện

1.3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.

a. Những dịch bệnh hiểm nghèo

- Các loại dịch bệnh: Lao, tim, phổi, dịch tả, sốt rét, dịch, cúm gia cầm…đặc biệt là HIV/AIDS.

- Nguyên nhân:

   + Do môi trường sống ô nhiễm

   + Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh

   + Trình độ khoa học y tế chưa phát triển

   + Khả năng ngăn ngừa dịch bệnh kém.

b. Trách nhiệm công dân

- Rèn luyện sức khỏe

- Tránh xa các tệ nạn xã hội

- Tuyên truyền các biện pháp

- Phòng tránh dịch bệnh.

1.4. Kiểm tra kiến thức

Câu 1: Môi trường bao gồm các yếu tố nào?

A. Tự nhiên và nhân tạo.

B. Lành mạnh và trong lành.

C. Cây cối và bầu trời

D. Con người và thiên nhiên.

Đáp án:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Ô nhiễm môi trường là các thành phần môi trường như thế nào so với tiêu chuẩn?

A. Khác lạ.

B. Đặc biệt.

C. Không phù hợp.

D. Phù hợp.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Thực trạng môi trường hiện nay đang

A. Có nhiều biến đổi.

B. Vô cùng ổn định.

C. Thiếu thốn cây xanh.

D. Ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án:

Môi trường hiện nay đang ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ô nhiễm môi trường là vấn đề của

A. Các nước phát triển.

B. Các nước đang phát triển.

C. Riêng nước ta.

D. Toàn nhân loại.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cuộc sống con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên song cũng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên gây ra hiện tượng

A. Băng tan ở hai cực.

B. Thủng tầng ô – zôn.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Biến đổi khí hậu.

Đáp án:

Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên, song cũng vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. Tất cả các quốc gia.

B. Những người giàu có.

C. Các doanh nghiệp.

D. Những nhà hoạt động vì môi trường.

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Để góp phần bảo vệ môi trường, con người cần phải

A. Sử dụng tài nguyên không hạn chế.

B. Tiết kiệm năng lượng.

C. Tăng cường xả rác.

D. Khai thác gỗ rừng đầu nguồn.

Đáp án:

Tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm tài nguyên, là một trong những biện pháp để bảo vệ môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8; Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa

A. Gia đình và xã hội.

B. Nhà trường và xã hội.

C. Con người với tự nhiên.

D. Con người với vũ trụ.

Đáp án:

Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không  thể hiện công dân biết bảo vệ môi trường?

A. Giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp.

B. Trồng thêm cây xanh ngoài ban công.

C. Tiết kiệm điện.

D. Lãng phí nước.

Đáp án:

Lãng phí nước là lãng phí tài nguyên thiên nhiên, không biết bảo vệ môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Trên đường đi học, Vân thấy một nhóm người đang lén đổ nhiều thùng nước đen, bốc mùi hôi thối từ trên xe tải xuống kênh nước. Theo em, Vân nên làm gì?

A. Lờ đi coi như không biết gì.

B. Đến lớp và kể với các bạn.

C. Báo sự việc với chính quyền địa phương.

D. Đăng bài viết lên facebook.

Đáp án:

Bạn Vân nên báo sự việc với chính quyền địa phương để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất, ngăn chặn hành động đáng ngờ của nhóm người và xử lí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong

A. Một thời gian ngắn.

B. Một thời gian dài.

C. Những thời kì nhất định.

D. Những năm chiến tranh.

Đáp án:

Bùng nổ về dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?

A. Phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội.

B. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

C. Suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân

D. Tạo ra nhiều thiên tai nghiêm trọng.

Đáp án:

Thiên tai xảy ra yếu tố môi trường quyết định, không phải là hậu quả của bùng nổ dân số.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?

A. Phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội.

B. Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

C. Suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân

D. Tạo ra nhiều thiên tai nghiêm trọng.

Đáp án:

Thiên tai xảy ra yếu tố môi trường quyết định, không phải là hậu quả của bùng nổ dân số.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Hành động nào sau đây thể hiện công dân biết tham gia thực hiện hạn chế bùng nổ dân số?

A. Tảo hôn theo tập tục địa phương.

B. Tuyên truyền mọi người thực hiện chính sách dân số.

C. Sinh con ở tuổi vị thành niên.

D. Trong gia đình, chỉ coi trọng con trai.

Đáp án:

Đối với công dân học sinh, mỗi người đều có thể tham gia tuyên truyền và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo là trách nhiệm của ai?

A. Đảng và Nhà nước.

B. Các bác sĩ, chuyên gia.

C. Toàn thể nhân loại.

D. Các nguyên thủ quốc gia.

Đáp án:

Các quốc gia, dân tộc, cộng đồng quốc tế và cả loài người phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực và của cải để ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Đối với tất cả mọi người, tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là

A. lương tâm, trách nhiệm đạo đức.

B. danh dự, nhân phẩm cá nhân.

C. lòng yêu thương con người.

D. xây dựng tình đoàn kết, tương trợ.

Đáp án:

Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Những hành động nào dưới đây thể hiện công dân không biết tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo?

A. Tích cực tập luyện thể dục thể thao.

B. Giữ vệ sinh có thể sạch sẽ.

C. Sống lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội.

D. Dùng thử ma túy khi được bạn bè rủ.

Đáp án :

Ma túy là chất gây nghiện rất có hại cho cơ thể. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến lây nhiễm HIV. Ma túy là thứ không được phép thử, dù chỉ một lần.

Đáp án cần chọn là: D

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:  Hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ môi trường với 120 nước tham gia ngày 5/6/1992 được tổ chức ở quốc gia nào?

A. Thụy Điển                 B. Singapo                     C. Braxin                        D. Đan Mạch

Câu 2:  Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh

A. Trong mỗi năm.                                                B. Trong một thời gian dài.

C. Thường xuyên, liên tục.                                  D. Trong một thời gian ngắn.

Câu 3:  Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng

A. Của những nước kém phát triển.                    B. Của những người quan tâm.

C. của một số quốc gia.                                        D. của nhân loại.

Câu 4:  Nhà máy X không xử lí rác thải mà chôn lấp rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách

A. bảo tồn thiên nhiên.                                         B. khoa học và công nghệ.

C. bảo vệ và phát triển tài nguyên.                     D. tài nguyên và bảo vệ môi trường

Câu 5:  Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS là ngày nào dưới đây?

A. 11/6                            B. 19/12                          C. 12/7                            D. 11/7

Câu 6:  Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tu chuẩn môi trường, gầy ảnh hưởng xâu đến con người và sinh vật được gọi là:

A. biến đổi khí hậu                                                B. thảm họa thiên nhiên,

C. ô nhiễm môi trường                                         D. sự biến đổi của thiên nhiên.

Câu 7: Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là góp phần thực hiện chủ trương nào dưới đây?

A. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.                       B. Bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ trật tự trường học.                               D. Xây dựng trường học vững mạnh.

Câu 8:  Trong dịp trường H tổ chức đi tham quan Tam Đảo, sau khi ăn trưa, một nhóm học sinh lớp 10K đã gói thức ăn vào túi ni – long rồi thả xuống suối. Hành vi này của các bạn lớp 10K không thể hiện trách nhiệm nào của công dân – học sinh?

A. Bảo vệ nơi du lịch.                                           B. Bảo vệ an toàn sông, suối.

C. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.                       D. Bảo vệ môi trường.

Câu 9:  Ủy ban nhân dân xã V phát động 1 phong trào làm xanh, sạch, đẹp trong xã. Việc làm này của Ủy ban nhân dân xã V là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?

A. Bảo vệ môi trường.                                          B. Giữ gìn trật tự xóm làng.

C. Giữ gìn vệ sinh công cộng.                             D. Bảo vệ vẻ đẹp quê hương.

Câu 10:  Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ môi trường?

A. Mua bán động vật quý hiếm

B. Thả động vật hoang dã vào rừng

C. Dùng chất nổ, điện để đánh bắt thủy, hải sản.

D. Dùng thuốc bảo vệ thực vật quá giới hạn cho phép.

Câu 11:  Là thanh niên, học sinh em cần có thái độ phê phán hành vi nào dưới đây?

A. Xả rác bừa bãi.                                                 B. Trông cây xanh.

C. Không vứt rác bừa bãi.                                    D. Giữ vệ sinh nơi công cộng.

Câu 12:  Để bảo vệ môi trường những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?

A. Phục hồi môi trường                                        B. Bồi thường thiệt hại theo quy định

C. Chôn lấp chất độc chất phóng xạ                   D. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Câu 13:  Ở nước ta, vấn đề bùng nỗ dân số gây ra hậu quả gì?

A. Chất lượng cuộc sống giảm sút.                     B. Có nguồn lao động dôi dảo.

C. Đảm bảo về lương thực, thực phẩm.             D. Kinh tế phát triển.

Câu 14:  Thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. Cán bộ, công chức nhà nước.                         B. Mọi công dân.

C. Các doanh nghiệp.                                           D. Người từ 18 tuổi trở lên.

Câu 15:  Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước là trách nhiệm của công dân trong việc

A. Hạn chế các vấn đề xã hội.                             B. Hạn chế bùng nổ dân số.

C. Xóa đói giảm nghèo.                                       D. Bảo vệ gia đình.

Câu 16:  Hành vi nào dưới đây là tham gia bảo vệ môi trường?

A. Chôn lấp chất thải tùy ý.                                 B. Xả nước thải chưa qua sử dụng.

C. Thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.    D. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải.

Câu 17:  Tích cực rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại?

A. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.           B. Bảo vệ sức khỏe giống nòi.

C. Thực hiện phong trào ren luyện thân thể.     D. Phòng, chống nguy cơ thoái hóa.

Câu 18:  Tham gia phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ, mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức

A. Của tất cả mọi người.                                       B. Của cán bộ công chức.

C. Của cha mẹ.                                                       D. Của thầy thuốc.

Câu 19:  Thấy bạn B và G thường xuyên đổ rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. Bực tức, B đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường

A. Bạn B, H.                   B. Bạn B, G.                   C. Bạn B, G, H.             D. Bạn B, G, T và H.

Câu 20:  Vợ chồng anh Hiệp và chị Xuân sinh được hai cô con gái, nhưng sợ không có người nối dõi nên hai anh chị đã sinh thêm con thứ ba. Việc anh Hiệp và chị Xuân thêm con thứ ba là không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Hạn chế bùng nổ dân số.                                 B. Thực hiện pháp luật.

C. Xóa đói giảm nghèo.                                       D. Kế hoạch hóa gia đình.

Câu 21:  Bệnh AIDS được phát hiện vào thời gian nào của thế kỉ XX?

A. Những năm 60          B. Những năm 80          C. Những năm 70          D. Những năm 90

Câu 22:  Bùng nổ dân số không gây ra hậu quả gì dưới đây?

A. Làm ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc.            B. Nạn đói, thất học.

C. Làm suy thoái nền văn hóa quốc dân.           D. Suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường.

Câu 23:  Việc khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ của con người với tự nhiên để làm cho hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tổ cân bằng của tự nhiên là hoạt động

A. bảo vệ môi trường.                                           B. khai thác tài nguyên.

C. sử dụng tiết kiệm tài nguyên.                         D. hợp tác vì môi trường

Câu 24:  Bùng nổ dân số trở thành nỗi lo của các nước trên thế giới và của cả

A. Cộng đồng quốc tế.                                          B. Các nước lớn.

C. Các nước kém phát triển.                                D. Các nước đang phát triển.

Câu 25:  Vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây?

A. Giảm dân số                                                      B. Hạn chế bùng nổ dân số.

C. Bình đẳng nam nữ.                                           D. Đaem bảo chinh sách xã hội.

Câu 26:  Sống an toàn, lành mạnh, tánh xa các tệ nạn xã hội la trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện vấn đề cấp thiết nào dưới đây của nhân loại?

A. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.           B. Bảo vệ sức khỏe nhân dân.

C. Phòng ngừa nguy hiểm.                                   D. Phòng, chống lây nhiễm trong xã hội.

Câu 27: Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh quan hệ giữa con người với

A. Xã hội.                       B. Thời đại.                    C. Tự nhiên.                   D. Con người.

Câu 28:  Không kết hôn sớm, không sinh con ở độ tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ có 1 và 2 con là trách nhiệm

A. Của những người có chức quyền.                  B. Của riêng công dân nữ.

C. Của mọi công dân.                                           D. Của Hội Phụ nữ các cấp.

Câu 29:  Giữ gìn vệ sinh trật tự, vệ sinh lớp học, trường học là trách nhiệm của ai dưới đây?

A. Phụ huynh học sinh.                                        B. Công dân – học sinh.

C. Mọi công dân.                                                   D. Thanh niên.

Câu 30:  Ngày môi trường thế giới là ngày nào dưới đây?

A. 1/12                            B. 11/7                            C. 5/6                              D. 31/5

Câu 31:  Yếu tố nào dưới đây không đe dọa tự do, hạnh phúc của con người?

A. Đói nghèo.                                                        B. Ô nhiễm môi trường.

C. Hòa bình. .                                                         D. Nguy cơ khủng bố

Câu 32:  Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của:

A. Học sinh, sinh viên                                          B. Nhà nước

C. Mọi quốc gia                                                     D. Tất cả mọi người

Câu 33:  Để phòng ngừa dịch bệnh hiểm nghèo, mỗi học sinh chúng ta cần làm gì trong các việc làm dưới đây?

A. Đeo khẩu trang khi đi đường.                         B. Tránh xa các tệ nạn xã hội.

C. Không nên tiếp xúc với nhiều người.            D. Tránh đến chỗ đông người.

Câu 34:  Bảo vệ môi trường là trách nhiện của:

A. các dân tộc, các quốc gia trên thế giới          B. thanh niên Việt Nam

C. người đủ 18 tuổi trở lên                                   D. mọi công dân Việt Nam

Câu 35:  Ngày dân số thế giới là ngày nào dưới đây?

A. 11/7                            B. 11/6                            C. 26/12                         D. 12/6

Câu 36:  Tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư là trách nhiệm của ai dưới đây?

A. Mọi công dân.                                                   B. Những người có trách nhiệm.

C. Trẻ em.                                                               D. Người lớn.

Câu 37:  Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến:

A. ổn định xã hội.                                                  B. Công bằng xã hội.

C. Trật tự, an toàn xã hội.                                     D. Con người và sinh vật.

Câu 38:  Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Sử dụng nước ô nhiễm là tốt cho sức khỏe.

B. Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường

C. Vứt vỏ chai thuộc thực vật xuống ao.

D. Gây ô nhiễm nguồn nước là bảo vệ môi trường.

Câu 39:  Sau mỗi buổi học, bạn A lại vào rừng khai thác trái phép gỗ để bán lấy tiền để giúp đỡ gia đình. H đã giới thiệu cho A bán số gỗ khai thác trái phép cho B với giá cao hơn. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?

A. Minh A.                      B. Bạn A và H.               C. Bạn A, H và B.         D. Bạn B và H.

Câu 40:  Sau buổi lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên trường, L và K không đổ rác vào nơi quy định, mà đã đổ ngay sau một góc khuất ở đầu dãy nhà trường học. Nếu là bạn của L và K, em sẽ lựa chọn cách xử lí nào dưới đây?

A. Lờ đi coi như không biết

B. Mắng cho hai bạn một trận

C. Nói xấu hai bạn trên Facebook

D. Nói với hai bạn nên đổ rác đúng nơi quy định

Câu 41:  Ở gia đình nơi K sinh sống, một số người thường vứt xác động vật chết xuống hồ, ao hoặc vứt ra đường. Nếu là K, em sẽ chọn cách cư xử như thế nào?

A. Lờ đi coi như mình không biết.                      B. Mắng cho họ một trận.

C. Khuyên ngăn kịp thời                                      D. Ủng hộ việc làm đó.

Câu 42:  Dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp đến sự sống của

A. Một số quốc gia.                                               B. Các nước phát triển.

C. Toàn nhân loại.                                                 D. Các nước lạc hậu.

Câu 43:  Các yêu {Ô tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con sinh vật là:

A. sinh thái                     B. không khí                  C. môi trường                D. khí quyển

Câu 44:  Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh

A. trong mỗi năm                                                  B. trong một thời gian ngăn

C. trong một thời gian đài                                    D. thường xuyên, liên tục

Câu 45:  Vấn đề cấp thiết nào của nhân loại đang trực tiếp đe dọa tính mạng và sức khỏe của mỗi chúng ta?

A. Những dịch bệnh hiểm nghèo.                       B. Sự biến đổi khí hậu.

C. Ô nhiễm môi trường.                                       D. Bùng nỗ dân số.

Câu 46:  Sau buổi dã ngoại tại khu rừng N, nhóm bạn gồm A, B, C, D trước khi ra về không dập tắt lửa đốt đã dẫn đến cháy rừng, gây thiệt hại 3 ha. Cũng có mặt tại buổi dã ngoại đó, nhưng T bị ốm nặng nên R đã đưa T về trước. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường?

A. Bạn A, B và C                                                   B. Bạn A, B, C, D và T

C. Bạn A, B, C và D                                              D. Bạn A, B, C, D và R.

Câu 47:  Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. Chỉ các nước lớn.     B. Chỉ các nước nhỏ     C. Một số quốc gia.       D. Mọi quốc gia.

Câu 48: Ngày dân số thế giới là ngày nào dưới đây?

A. 25/11                          B. 25/12                          C. 26/11                          D. 26/12

Câu 49:  Sự bùng nỗ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra

A. chủ yếu là ở châu Phi và Mỹ La Tinh            B. ở hầu hết các quốc gia

C. chủ yếu ở các nước phát triển                         D. chủ yếu ở các nước đang phát triển

Câu 50:  Do bất cần nên trong lúc cùng bố mẹ đốt nương làm rẫy, bạn F đã để lửa cháy lan thiêu rụi 2 ha rừng dù đã cố gắng dập lửa. Vậy theo em ai vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Bạn F.                         B. Bố mẹ F và F.            C. Bố bạn F.                   D. Mẹ bạn F.

Câu 51:  Để hạn chế bùng nổ dân số, chúng ta cần

A. Tích cực lao động sản xuất và tiết kiệm.

B. Nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

C. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

D. Thực hiện bình đẳng nam nữ trong xã hội.

Câu 52:  Gia đình anh A và chị B đã sinh hai đứa con gái. Để nối dõi tông đường, nên vợ chồng anh A sinh thêm đứa con trai. Vậy anh A đã phạm chính sách nào dưới đây?

A. Chính sách giải quyết việc làm.

B. Chính sách xoá đói giảm nghèo.

C. Chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

D. Chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.

Câu 53:  Sau khi quét dọn sân trương, Lan và Yến không đổ rác vào nơi quy định, mà đã đổ ngay sau một góc khuất ở đầu dãy nhà trường học. nếu là bạn của Lan và Yến, em sẽ lựa chọn cách xử lí nào dưới đây?

A. Lờ đi coi như không biết.

B. Mắng cho hai bạn một trận.

C. Phê bình hai bạn trong buổi họp lớp.

D. Nói với hai bạn nên đổ rác đúng nơi quy định.

Câu 54:  Bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên là góp phần vào thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Bảo vệ an ninh quốc gia.                                 B. Bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ an toàn xã hội.                                     D. Bảo vệ năng lượng.

Câu 55:  T coi việc đến trường như cuộc dạo chơi, thường xuyên văng học tham gia các tệ nạn xã hội, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình T biết được thì đã muộn. Hành vi của T không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Phòng tránh bệnh tật cho bản thân                 B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo

C. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội                        D. Phòng, chống bệnh cho gia đình

Câu 56:  Theo Luật Hôn nhân gia đình và chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình ở nước ta là:

A. thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 con.

B. thực hiện mỗi cặp vợ chông chỉ có từ 2 con trở lên

C. thực hiện môi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 3 con.

D. thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con.

Câu 57:  Một hôm sau giờ học, Quang rủ Tấn đến 1 chỗ hút thử thứ thuốc lạ. Lâu rồi thành quen, Tấn đã trở thành con nghiện, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình Tấn biết thì đã muộn. Hành vi của Tấn không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Phòng, tránh bệnh tật cho bản thân.              B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.

C. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.                       D. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 58:  Nghiêm chỉnh thực hiện Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nướclà góp phần vào thực hiện chủ trương nào dưới đây?

A. Hạn chế tệ nạn xã hội.                                     B. Phát triển kinh tế đất nước.

C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.                       D. Hạn chế bùng nổ dân số.

Câu 59:  Sự gia tăng dân sô quá nhanh trong một thời gian ngắn ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sông xã hội gọi là

A. ô nhiễm môi trường                                         B. bùng nỗ dân số.

C. dịch bệnh hiểm nghèo.                                    D. hoà bình

3. Đáp án

1

C

11

A

21

B

31

C

41

C

51

B

2

D

12

C

22

A

32

D

42

C

52

D

3

D

13

A

23

A

33

B

43

C

53

D

4

D

14

B

24

A

34

A

44

B

54

B

5

C

15

B

25

B

35

A

45

A

55

B

6

C

16

C

26

A

36

A

46

C

56

D

7

B

17

A

27

C

37

D

47

D

57

B

8

D

18

A

28

C

38

B

48

D

58

D

9

A

19

B

29

B

39

C

49

D

59

B

10

B

20

A

30

C

40

D

50

B

   

Trên đây là nội dung Tổng hợp kiến thức Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?