Tổng hợp câu hỏi Hóa học 10 trong đề thi đại học, THPT QG

TỔNG HỢP CÂU HỎI HÓA HỌC 10 TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC, THPTQG

 

Câu 1 : Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là

A. 7,12

B. 6,80

C. 5,68

D. 13,52

Câu 2 : Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(b) Axit flohiđric là axit yếu.

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 3 : Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là

A. Mg

B. Cu

C. Zn

D. Ca

Câu 4: Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4(đặc) → NaHSO4 + HX(khí). Các hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là

A. HCl, HBr và HI.                                                  B. HF và HCl.

C. HBr và HI.                                                          D. HF, HCl, HBr và HI.

Câu 5: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết

A. cộng hóa trị không cực.                                       B. hiđro.

C. ion.                                                                       D. cộng hóa trị phân cực.

Câu 6 : Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch

A. Pb(NO3)2

B. NaHS

C. AgNO3

D. NaOH

Câu 7 : Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O

Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là

A. 4/7.

B. 1/7.

C. 3/14.

D. 3/7.

Câu 8 :  Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.

(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.

B. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.

C. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

D. Tính khử của ion Br- lớn hơn tính khử của ion Cl .

Câu 10 : Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là

A. 51,72%.

B. 76,70%.

C. 56,36%.

D. 53,85%.

Câu 11 : Cho các phát biểu sau:

(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 12 : Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O.

(b) H2SO4  + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O.

(c) 4H2SO4  + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

(d) 6H2SO4  + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng

A. a

B. b

C. c

D. d

Câu 13 : Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:

A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Câu 14 :  Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

A. 39,34%.

B. 65,57%.

C. 26,23%.

D. 13,11%.

Câu 15 : Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là

A. KOH.

B. BaCl2.

C. NH3.

D. NaNO3.

Câu 16 : Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4 .3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

A. 10

B. 20

C. 30

D. 40

Câu 17 : Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?

A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.                B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

C. CaO + CO2 → CaCO3                                                   D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.

Câu 18 : Cho các cân bằng sau:

(I) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k);

(II) CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k);

(III) FeO (r) + CO (k) ⇄ Fe (r) + CO2 (k);

(IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k).

Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 19 : Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là

A. 0,1

B. 0,2

C. 0,3

D. 0,4

Câu 20 : Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là

A. CO2

B. O3

C. NH3

D. SO2

Câu 21 : Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:  CO (k) + H2O (k) →CO2 (k) + H2 (k) ; ∆H < 0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

A. cho chất xúc tác vào hệ.                                                  B. thêm khí H2 vào hệ.

C. giảm nhiệt độ của hệ.                                                       D. tăng áp suất chung của hệ

Câu 22 : ho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?

A. t3 < t2 < t1.                                                                      B. t2 < t1 < t3.

C. t1 < t2 < t3.                                                                      D. t1 = t2 = t3.

Câu 23 :  Cho phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 24 : Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.                                       B. 2Al + Fe2O3 → t° Al2O3 + 2Fe.

C. 4Cr + 3O2 → t° 2Cr2O3.                                                D. 2Fe + 3H2SO4(loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2.

Câu 25 : Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a : b bằng

A. 2 : 1

B. 1 : 1.

C. 3 : 1.

D. 3 : 2

...

Trên đây là phần trích dẫn Tổng hợp câu hỏi Hóa học 10 trong đề thi đại học, THPT QG, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?