1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
- Trong các món bánh mặn của Nam bộ, bánh xèo là món phổ biến, được người ăn ưa thích nhất.
b. Thân bài:
* Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- Bột bánh là phần quan trọng nhất, bánh có ngon hay không là ở khâu này.
- Muốn cho bột bánh xèo ngon phải là loại gạo thơm, gạo mới, ngâm trong một buổi hoặc một đêm rồi đem xay nhuyễn.
- Ngày nay có bột bánh xèo pha chế sẵn cũng tiện dụng nhưng phải trộn thêm theo công thức, một bịch bột bánh xèo pha thêm một bịch bột chiên giòn hoặc bột bắp và nước cốt dừa thì bánh mới béo giòn.
- Dùng bột gạo tươi thì sau khi lược bột xong, pha thêm một bịch bột chiên giòn, nước cốt dừa, đường, muối sao cho độ béo ngọt theo đúng khẩu vị người ăn, bỏ thêm hành lá xắt nhỏ, bột nghệ, trứng gà đánh nhuyễn.
- Người Nam bộ rất thích nước cốt dừa nên pha đậm đặc càng ngon (mà vị béo của nước cốt dừa không có vị béo nào sánh kịp), bánh khi chín có nước cốt dừa rất dễ lấy ra.
- Nhân bánh muốn ngon phải có nấm rơm, nấm hương, nấm kim chi hay nấm đông cô, tôm hoặc tép, thịt gà hay thịt vịt băm nhuyễn, giá sống và củ sắn. có người còn bỏ cả cơm dừa xắt sợi, hoặc đậu xanh nấu chín, nhưng hai loại này làm cho dễ ngán không ăn được nhiều.
- Nấm làm nhân bánh có thể thay đổi theo từng mùa.
- Mùa nấm rơm thì làm nấm rơm, không có nấm rơm thì hái nấm mèo trên các cây so đũa hoặc mùa mưa thì có bông điên điển...
- Rau sống và nước mắm là những thành phần quan trọng làm cho bánh thêm ngon.
- Rau sống phải có đủ họ tộc như: diếp cá, xà lách, tần ô, húng cây. húng lìu, quế, không được thiếu lá cách và cải bẹ xanh (loại cây thân nhỏ).
- Chén nước mắm nêm nếm cho đủ độ mặn, ngọt, chua, cỏ màu đỏ của ớt. màu vàng của nước mắm màu xanh của xoài sống băm nhuyễn và màu đỏ trắng của dưa củ cải.
* Cách làm và trình bày:
- Khi tất cả vật liệu đã sẵn sàng thi người đổ bánh mới bắt đầu nổi lửa.
- Nếu lượng người ăn đông phải đổ hai chảo mới kịp đãi khách.
- Ở miền quê, các bà nội trợ đổ bánh bằng chảo gang hay chảo bằng vỏ trái bom cắt ra, ở thành phố có loại chảo không dính tương đối tiện lợi.
- Khi chảo thật nóng thì đổ thử một vài cái xem mùi vị và độ đặc lỏng của bột vừa hay chưa, sau dđ mới đổ thật sự.
- Lấy miếng mỡ heo cắt hình vuông khoảng 3cm đảo qua chảo một lượt, bỏ tép hoặc tôm và thịt ba rọi xắt sợi nhỏ vào chảo, đảo cho đỏ lên hồng lên. Tiếp đó đổ một vá bột lên chảo nghe xèo xèo rồi tráng đều cho tròn cái bánh mới khéo, lần lượt bỏ nấm, thịt gà, giá, củ sắn và đậy nắp lại.
- Hai phút sau, giở nắp ra, tiếp tục "dần trên lửa", bánh chín có màu vàng như mặt trăng rằm. Trên đó. màu đỏ của tôm, màu xanh của hành, màu nâu hoặc trắng của nấm, mùi thơm dậy của nước dừa và hột gà khiến cho cho chiếc bánh hấp dẫn đặc biệt. Bánh được xếp lại theo hình rẻ quạt, nóng hôi hổi trên chiếc mâm lót lá chuối hay trên chiếc đĩa sứ trắng ngà.
* Thưởng thức:
- Ăn bánh xèo nên dùng tay, không cần đũa nĩa gì cả.
- Dùng tay để cuốn bánh cho gọn và cảm nhận được độ nóng ấm của bánh mới thấy ngon miệng.
- Ăn bánh nên uống với nước trà nóng hoặc với bia, rượu mới tiêu được mỡ dầu.
- Vừa ăn, vừa đàm đạo chuyện trò, lúc đói bụng có người dám ăn cả chục bánh, có người ăn trừ cơm cả ngày.
c. Kết bài:
- Màu sắc đẹp, mùi vị hấp dẫn. Chất dinh dưỡng cao, bánh xèo là món bánh độc đáo, đậm đà hương vị Nam Bộ.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh về món bánh xèo.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
Món bánh xèo của người Miền Nam có từ rất lâu đời và là một món ăn vô cùng quen thuộc với người dân Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Chiếc bánh xèo thường được ăn vào mùa mưa giúp cho người ăn ấm bụng hơn. Bánh xèo của từng vùng thì có mùi vị hơi khác nhau một chút, những người dân miền tây thì bánh xèo thường được tráng khá to như một chiếc bánh đa. Người miền trung thì chiếc bánh xèo nhỏ hơn một chút và thường có vị cay hơn chiếc bánh xèo của người Miền Nam, còn người miền Bắc chiếc bánh xèo thường được cuộn tròn lại rồi cắt ra thành từng miếng nhỏ để người ăn có thể dễ dàng ăn từng miếng nhỏ.
Nguyên liệu làm thành chiếc bánh xèo khá cầu kỳ được tạo thành bột gạo nhưng mùi vị thì tùy vùng, gia vị có thể có vị cay mặn ngọt tùy theo sở thích ăn uống của từng miền. Nhưng đa số người ta thường làm bánh xèo nhân thịt bò, thịt lợn, hoặc nhân tôm, có nhiều nơi bánh xèo còn trộn thêm nấm, mộc nhĩ, giá đỗ nhiều hành tươi tạo nên mùi vị dễ ăn hơn.
Nhân bánh muốn ngon phải có nấm rơm, nấm hương, nấm kim chi hay nấm đông cô, tôm hoặc tép, thịt gà hay thịt vịt băm nhuyễn, giá sống và củ sắn, có người còn bỏ cá cơm dừa xắt sợi, hoặc đậu xanh nấu chín, nhưng hai loại này làm cho dễ ngán không ăn được nhiều. Nấm làm nhân bánh có thể thay đổi theo từng mùa. Mùa nấm rơm thì làm nấm rơm, không có nấm rơm thì hải nấm mèo trên các cây so đũa hoặc mùa mưa thì có bông điên điển...
Rau sống và nước mắm là những thành phần quan trọng làm cho bánh thêm ngon. Rau sống phải có đủ họ tộc như: diếp cá, xà lách, tần ô, húng cây, húng lủi, quế không được thiếu lá cách và cải bẹ xanh (loại cải thân nhỏ). Chén nước mắm nêm nếm cho đủ độ mặn, ngọt, chua, cỏ màu đỏ của ớt, màu vàng của nước mắm, màu xanh của xoài sống bằm nhuyễn và màu đỏ trắng của dưa của cải.
Khi tất cả vật liệu đã sẵn sàng thì người đổ bánh mới bắt đầu nổi lửa. Nếu lượng người ăn đông phải đổ hai chảo mới kịp đãi khách, ở miền quê, các bà nội trợ đổ bánh bằng chảo gang hay chảo bằng vỏ trái bom cắt ra, ở thành phố có loại chảo không dính tương đối tiện lợi. Khi chảo thật nóng thì đổ thử một vài cái xem mùi vị và độ đặc lỏng của bột vừa hay chưa, sau đó mới đổ thật sự.
Để làm ra những chiếc bánh xèo truyền thống cũng không quá. Gạo ngon đem ngâm nước qua đêm cho nở sau đó đem xay nhuyễn thành bột. Thông thường, người dân sẽ dùng máy xay thay vì cối xay đá như ngày xưa để tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu muốn rút ngắn giai đoạn, bạn có thể mua một số loại bột bánh xèo xay sẵn. Có thể xay cùng chút nghệ tươi để tạo cho bánh có màu vàng hoặc sử dụng nước màu dừa để tạo màu nâu vàng đẹp mắt. Tiếp đến, cho nước cốt dừa nạo nhuyễn vào hỗn hợp với bột đã xay xong, để bột nghỉ chừng nửa tiếng, rồi thêm ít hành lá cắt nhỏ vào hỗn hợp bột, trộn đều. Phần nhân bánh thường gồm thịt ba chỉ, tôm, giá… ướp với chút muối, gia vị. Khi chiên nên dùng chảo to để chiên bánh. Múc từng muỗng bột đổ vào chảo dầu đã sôi già, sau đó nghiêng chảo sao cho bột tráng dàn đều thành một hình tròn. Đậy nắp lại đến khi bột hơi chín thì mở ra, cho nhân vào giữa vỏ bánh, gấp bánh lại, tiếp tục đậy nắp lần nữa. Sau vài giây là bánh đã chín giòn, thơm phức.
Ăn bánh xèo nên dùng tay, không cần đũa nĩa gì cả. Dùng tay để cuốn bánh cho gọn và cảm nhận được độ nóng ấm của bánh mới thấy ngon miệng. Ăn bánh nên uống với nước trà nóng hoặc với bia, rượu mới tiêu được mỡ dầu. Vừa ăn vừa đàm đạo chuyện trò, lúc đói bụng có người dám ăn cả chục bánh, có người ăn trừ cơm cả ngày.
Ở Huế cũng có loại bánh tương tự nhưng bánh nhỏ hơn, độ giòn và vị béo kém hơn, có lẽ họ không thích nước cốt dừa như người Nam bộ. Thành phố Hồ Chí Minh có những con đường bày bán bánh xèo sát ngay đại lộ. Một vài địa điểm có tiếng như bánh xèo A Phủ, Đinh Công Tráng với giá từ hai chục ngàn đồng đến ba, bốn chục ngàn đồng một bánh nhưng bánh của các nơi này dùng quá nhiều thịt, mỡ nên ăn không được nhiều.
Màu sắc đẹp, mùi vị hấp dẫn, chất dinh dưỡng cao, bánh xèo là món bánh độc đáo, đậm đà hương vị Nam bộ.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Ẩm thực Việt Nam mùa nào thức nấy, luôn nổi tiếng bởi sự phong phú, đậm vị cỏ cây đồng nội. Bánh xèo là một trong số đó.
Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở các nước Á Đông nhất là Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… Tuy cùng làm từ gạo, xong mỗi quốc gia lại có cách làm bánh xèo riêng, hình dáng và cách thưởng thức riêng. Bánh xèo Triều Tiên gồm một lớp bột bên ngoài, bên trong có nhân gồm tôm, thịt, giá đỗ, kim chi, khoai tây, hẹ… Bánh xèo Nhật Bản lại là nhân tùy ý, tức là tùy sở thích để cho vào nhân. Bánh xèo thường được nặn nhúm lại thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt rồi rán vàng.
Ở Việt Nam, mỗi vùng miền bánh xèo lại có tên gọi khác nhau và cách chế biến cũng rất khác nhau, nhưng chủ yếu là chia làm hai kiểu: bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Miền Bắc và miền Trung, bánh xèo khá nhỏ, còn miền Nam làm bánh xèo cỡ lớn hơn. Bánh xèo có nguồn gốc ra đời hết sức giản dị đúng như cái tên của nó. Khi lớp bột vàng đổ vào chảo dầu nóng sẽ phát ra tiếng “xèo xèo”, nên nó được gọi với cái tên bánh xèo.
Nếu như chúng ta mà muốn làm cho chiếc bánh trở lên ngon lành thì chắc chắn cũng phải chịu khó, chịu cực một chút. Ta cũng rất dễ có thể nhận thấy được rằng phần bột bánh là phần quan trọng nhất. Và cũng không sai khi ta nói được rằng bánh có ngon không chính là do phần bột bánh đó. Những người làm bánh chuyên thì chắc chắn rằng họ sẽ không chịu loại bột gạo vô bịch sẵn, bày bán ở chợ vì đó là gạo đã bẩn rồi. Còn đến khi cho gạo vào ngâm nước cho bã ra. Người ta cũng phải như té rất nhiều nước rồi gạn lấy bột nên chất bột bị chua và lạ lúc này đây gạo lại không còn bổ dưỡng, thơm ngon nữa. Mà nếu như chúng ta mà muốn cho bột bánh xèo ngon phải là loại gạo thơm, gạo mới. Những hạt gạo này chúng ta cũng phải ngâm trong một buổi hoặc một đêm rồi đem xay nhuyễn. Ngày nay, chúng ta cũng thấy được rằng khi có bột bánh xèo pha chế sẵn cũng tiện dụng nhưng phải trộn thêm theo công thức, và thế ta cũng thấy được để có một bịch bột bánh xèo pha thêm một bịch bột chiên giòn hoặc cùng với đó cũng chính là bột bắp và nước cốt dừa thì bánh mới béo giòn thơm ngon được.
Để làm được một chiếc bánh xèo không phải đơn giản tí nào, đó là cả một nghệ thuật. Cách gia bột, trộn bột rất quan trọng nó có thể làm bánh ngon hay dở thế nào đều phụ thuộc vào nó. Ta có thể dùng thêm các nguyên liệu khác như nước cốt dừa để lấy khuấy bột. Nước dừa này dùng để pha bột nhằm làm tăng độ béo cho bánh. Ta cho khoảng 1 lít nước ấm vào 0,5 kg dừa khô đã nạo, nhào trộn và vắt, lược lấy phần nước cốt để riêng, sau đó cho thêm nước vào phần xác dừa, tiếp tục vắt lấy nước nhì và nước ba.
Bước tiếp theo ta khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và tất cả nước dừa ở trên, cho thêm hành lá cắt nhuyễn và bột nghệ để tạo màu vàng đặc trưng cho bánh. Bổ sung thêm gia vị như muối, đường, bột ngọt. Cũng có thể cho thêm trứng gà đã đánh nhuyễn vào bột để bánh giòn và nở hơn hay bổ sung bột mì để tăng độ giòn của bánh.
Nhưng tùy theo sở thích của mỗi người. tôm bóc vỏ để ráo, thịt thái mỏng và ướt gia vị. Sau đó ta sào sơ qua cho thịt và tôm săn lại, vừa chín tới. bên cạnh đó ta có thể cho thêm giá, nấm rửa để ráo. Tí khi làm bánh, ta cho cho vào lên trên bột.
Rau sống và nước mắm là những thành phần quan trọng làm cho bánh thêm ngon. Rau sống phải có đủ họ tộc như: diếp cá, xà lách, tần ô, húng cây, húng lủi, quế. không được thiếu lá cách và cải bẹ xanh (loại cải thân nhỏ). Chén nước mắm nêm nếm cho đủ độ mặn, ngọt, chua, cỏ màu đỏ của ớt, màu vàng của nước mắm, màu xanh của xoài sống bằm nhuyễn và màu đỏ trắng của dưa của cải.
Khi tất cả vật liệu đã sẵn sàng thì người đổ bánh mới bắt đầu nổi lửa. Nếu lượng người ăn đông phải đổ hai chảo mới kịp đãi khách, ở miền quê, các bà nội trợ đổ bánh bằng chảo gang hay chảo bằng vỏ trái bom cắt ra, ở thành phố có loại chảo không dính tương đối tiện lợi. Khi chảo thật nóng thì đổ thử một vài cái xem mùi vị và độ đặc lỏng của bột vừa hay chưa, sau đó mới đổ thật sự.
Ðể được cái bánh xèo cho khéo là cả một nghệ thuật. Bánh có màu đặc trưng là sắc vàng của nghệ, thêm vị béo, hương thơm của nước cốt dừa, mép ngoài của bánh mỏng và giòn. Cái để lại dấu ấn cho bữa ăn bánh xèo chính là các loại lá để ăn với bánh. Từ cái vị chát chát, chua chua của đọt xoài non, bằng lăng, đến cái mùi hăng hăng của cải xanh, diếp cá, rau thơm…
Vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bánh xèo đã được mang đi giới thiệu ở rất nhiều nơi trên thế giới và đã được rất nhiều người ưa thích không chỉ ở mùi vị đặc trưng của bánh mà còn giá trị dinh dưỡng cao ở những cái bánh xèo nóng hổi.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----