Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 156596
Cho dãy các kim loại: Na, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
- A.4.
- B.3.
- C.1.
- D.2.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 156597
Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H12O3N2 phản ứng được với dung dịch NaOH sinh ra chất khí Y và tác dụng với HCl sinh ra chất khí Z. Khối lượng phân tử của Y, Z lần lượt là
- A.31; 44.
- B.45; 46.
- C.45; 44.
- D.31; 46.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 156598
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X→ Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
- A.glucozơ, anđehit axetic.
- B.glucozơ, etyl axetat.
- C.glucozơ, ancol etylic.
- D.ancol etylic, anđehit axetic.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 156599
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H7O2N phản ứng được với dung dịch NaOH sinh khí làm xanh giấy quỳ tẩm nước cất. Vậy X có thể là
- A.muối amoni.
- B.amin.
- C.Hợp chất nitro.
- D.este.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 156600
Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường mía?
- A.Saccarozơ.
- B.Glucozơ.
- C.Fructozơ.
- D.Tinh bột.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 156601
Công thức của chất béo (C17H35COO)3C3H5 có tên gọi là
- A.triolein.
- B.tripanmitoylglyxerol.
- C.tripanmitin.
- D.tristearin.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 156602
Cho 4,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là
- A.6,85.
- B.9,45.
- C.5,10.
- D.7,65.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 156603
X có công thức phân tử C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều làm xanh quỳ ẩm. Số công thức cấu tạo của X là
- A.6.
- B.4.
- C.3.
- D.5.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 156604
Chất không có phản ứng thủy phân là
- A.fructozơ.
- B.saccarozơ.
- C.tinh bột.
- D.xenlulozơ.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 156605
Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ chứa 4,64 gam Fe3O4 nung nóng, sau phản ứng thu được m gam Fe. Giá trị của m là
- A.2,24.
- B.1,12.
- C.2,80.
- D.3,36.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 156606
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng X, Y Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam Z Nước brom Kết tủa trắng T, Z, Y, X lần lượt là
- A.Metylamin, anilin, saccarozơ, glucozơ.
- B.Saccarozơ, anilin, glucozơ, metylamin.
- C.Anilin, metylamin, saccarozơ, glucozơ.
- D.Metylamin, anilin, glucozơ, saccarozơ.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 156607
Số este có công thức phân tử C4H8O2 tham gia được phản ứng tráng gương là
- A.3.
- B.2.
- C.1.
- D.4.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 156608
Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Fe và Cu, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
- A.CuSO4.
- B.HCl.
- C.HNO3.
- D.AlCl3.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 156609
Kim loại nào sau đây được dùng làm dây tóc bóng đèn ?
- A.Fe.
- B.Cr.
- C.W.
- D.Cu.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 156610
Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?
- A.CuCl2 → Cu + Cl2.
- B.H2 + CuO → Cu + H2O.
- C.Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4.
- D.2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 156611
Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH,(C6H5)2NH và NH3
- A.(C6H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (CH3)2NH.
- B.C6H5NH2 < (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < CH3NH2.
- C.(C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < C6H5NH2 < CH3NH2.
- D.(C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 156612
Khi tham gia phản ứng hóa học, kim loại đóng vai trò là chất
- A.nhận electron.
- B.bị khử.
- C.bị oxi hóa.
- D.oxi hóa.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 156613
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư
(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4
(3) Cho Cu vào dung dịch AgNO3
(4) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl3
(5) Nung nóng AgNO3
(6) Cho khí CO dư qua CuO nung nóng.
Số thí nghiêm có tạo ra kim loại là
- A.2
- B.3
- C.1
- D.4
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 156614
Cho a mol kim loại Mg vào dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol Zn(NO3)2. Kết thúc phản ứng, thu được chất rắn chứa hai kim loại. Quan hệ giữa a, b, c là
- A.a >= b
- B.b < a =< b + c
- C.b =< a =< b + c
- D.b < a < 0,5̣b + c
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 156615
Cho kim loại Kali vào dung dịch Fe2(SO4)3, hiện tượng quan sát được là
- A.có kim loại màu trắng xám bám vào kim loại Na.
- B.có khí thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
- C.có khí thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng xanh.
- D.có khí thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó chuyển dần thành nâu đỏ.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 156616
Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
- A.Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
- B.Thủy phân saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ tạo ra sản phẩm đều có glucozơ.
- C.Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.
- D.Glucozơ và fructozơ là hai chất đồng phân của nhau.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 156617
Đun nóng vinyl fomat với dung dịch kiềm thì trong sản phẩm thu được có
- A.hai chất làm quỳ tím hóa đỏ.
- B.một chất tạo dung dịch xanh lam với Cu(OH)2 ở nhệt độ thường.
- C.một chất cho phản ứng tráng gương.
- D.hai chất cho phản ứng tráng gương.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 156618
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(3) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
(4) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
(5) Để vật bằng thép trong không khí ẩm.
(6) Đốt cháy dây sắt trong khí clo.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 156619
Cho 8,4 gam sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
- A.27,0.
- B.36,3.
- C.28,2.
- D.18,0.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 156620
Cho 24,3 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Zn vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 32,2 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là
- A.37,58%.
- B.26,74%.
- C.53,50%.
- D.80,25%.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 156621
Hoà tan 1,2 gam bột Mg vào 200 ml hỗn hợp dung dịch Cu(NO3)2 0,15M và Fe(NO3)3 0,1M. Khuấy đều cho tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
- A.3,80.
- B.2,48.
- C.1,76.
- D.2,40.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 156622
Cho 18,5 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp các muối vô cơ. Giá trị của m là
- A.23,10.
- B.21,15.
- C.24,45.
- D.19,10.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 156623
Este có CTPT C2H4O2 có tên gọi nào sau đây?
- A.metyl propionat.
- B.etyl fomat.
- C.metyl axetat.
- D.metyl fomat.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 156624
Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư tạo kết tủa là
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 156625
Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
- A.Ala-Gly-Gly.
- B.Ala-Gly.
- C.Ala-Ala-Gly-Gly.
- D.Gly-Ala-Gly.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 156626
Nhóm các chất tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam là
- A.saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol.
- B.glixerol, glucozơ, frutozơ, saccarozơ.
- C.ancol etylic, glucozơ, fructozơ, glixerol.
- D.glixerol, glucozơ, anđehit axetic, etilenglicol.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 156627
Cho V ml dung dịch HCl 2M vào 300 ml dung dịch chứa NaOH 0,6M và NaAlO2 1M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
- A.190.
- B.390.
- C.400.
- D.490.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 156628
Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
- A.CH2=CHCOONa và CH3OH
- B.CH3COONa và CH2=CHOH.
- C.CH3COONa và CH3CHO.
- D.C2H5COONa và CH3OH.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 156629
Cho 15,6 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại X là
- A.K.
- B.Na.
- C.Li.
- D.Rb.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 156630
Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1:1. Chất X có thể lên men rượu. Chất X là chất nào trong các chất sau?
- A.etyl axetat.
- B.glucozơ.
- C.tinh bột.
- D.sacacrozơ.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 156631
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái qua phải là
- A.NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
- B.CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
- C.CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
- D.C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 156632
Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là
- A.NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.
- B.NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.
- C.HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
- D.NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 156633
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?
- A.Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính.
- B.Amin tác dụng với axit cho muối.
- C.Các amin đều có tính bazơ.
- D.Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 156634
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(b) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.
(c) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.
(d) Đốt bột Fe trong khí oxi.
(e) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(f) Nung nóng Cu(NO3)2.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là- A.5.
- B.3.
- C.2.
- D.4.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 156635
Cách nào sau đây không điều chế được NaOH ?
- A.Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.
- B.Cho Na2O tác dụng với nước.
- C.Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ.
- D.Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.