Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 84331
Phép biến hình F có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép quay: \({Q_{(O,\; - {{90}^0})}}\) và \({Q_{(O,\;{{90}^0})}}\). Khẳng định nào sau đây là sai?
- A.Phép biến hình F là phép dời hình.
- B.Phép biến hình F, phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow 0 \) và phép vị tự tỉ số \(k=1\) cùng có chung tính chất.
- C.Phép biến hình F là phép quay tâm O góc 1800.
- D.Phép biến hình F là phép đồng nhất.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 84332
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm ảnh của điểm \(M( - 2;3)\) qua phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v = (3; - 5).\)
- A.\(M'( - 2;1).\)
- B.\(M'( - 5;8).\)
- C.\(M'(1; - 2).\)
- D.\(M'(5; - 8).\)
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 84333
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu thức nào là biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến theo vectơ biến điểm M(x;y) thành điểm M/(x/;y/) ?
- A.\(\left\{ {_{{y'} = y - a}^{{x'} = x - b}} \right.\)
- B.\(\left\{ {_{{y'} = y - b}^{{x'} = x - a}} \right.\)
- C.\(\left\{ {_{{y'} = y + a}^{{x'} = x + b}} \right.\)
- D.\(\left\{ {_{{y'} = y + b}^{{x'} = x + a}} \right.\)
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 84334
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phép quay tâm \(O(0;0)\) góc quay \(-90^o\) biến đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} - 4x - 1 = 0\) thành đường tròn \((C')\).Tìm phương trình đường tròn \((C')\).
- A.\({x^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\)
- B.\({x^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 3\)
- C.\({x^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 3\)
- D.\({x^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 5\)
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 84335
Cho tam giác đều ABC có tâm đường tròn ngoại tiếp là O. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm AB, AC và BC. Xác định góc \(\varphi ({0^0} < \varphi \le {180^0})\) để phép quay tâm O góc \(\varphi \) biến điểm A thành điểm B.
- A.\({60^0}\)
- B.\({45^0}\)
- C.\({120^0}\)
- D.\({180^0}\)
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 84336
Lấy điểm M thuộc nửa đường tròn đường kính \(AB=3\). Dựng về phía ngoài của tam giác AMB một hình vuông AMNP. Khi M di động trên nửa đường tròn đường kính AB thì điểm N di động trên đường \(l\). Tính độ dài \(l\) theo AB.
- A.\(\frac{{3\sqrt 2 \pi }}{2}\)
- B.\(\frac{{3\sqrt 2 \pi }}{8}\)
- C.\({3\sqrt 2 \pi }\)
- D.\(\frac{{3\sqrt 2 \pi }}{4}\)
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 84337
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho đường tròn \((C):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 4.\) Tìm ảnh \((C')\) của \((C)\) qua phép vị tự \({V_{\left( {A;\frac{1}{3}} \right)}}\), với \(A(-1;3)\)
- A.\(\left( {C'} \right):{\left( {x + \frac{1}{3}} \right)^2} + {\left( {y - \frac{4}{3}} \right)^2} = \frac{4}{9}\)
- B.\(\left( {C'} \right):{\left( {x - \frac{1}{3}} \right)^2} + {\left( {y - \frac{4}{3}} \right)^2} = \frac{2}{3}\)
- C.\(\left( {C'} \right):{\left( {x + \frac{1}{3}} \right)^2} + {\left( {y - \frac{4}{3}} \right)^2} = \frac{2}{3}\)
- D.\(\left( {C'} \right):{\left( {x - \frac{1}{3}} \right)^2} + {\left( {y - \frac{4}{3}} \right)^2} = \frac{4}{9}\)
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 84338
Cho hình bình hành ABCD. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A.Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {AB} \) biến điểm C thành điểm D.
- B.Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {AB} \) biến điểm B thành điểm A.
- C.Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {AB} \) biến điểm A thành điểm C.
- D.Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow {AB} \) biến điểm D thành điểm C.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 84339
Cho hình vuông ABCD tâm O. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm AD, BC, DC và AB (như hình vẽ). Phép quay tâm O góc \(\frac{\pi }{2}\) biến tam giác OAM thành tam giác nào?
- A.Tam giác OPN.
- B.Tam giác OQP.
- C.Tam giác ODP.
- D.Tam giác OPC.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 84340
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm \(M(-2;3)\) và \(N(3;-5)\). Phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow u \) biến điểm M thành điểm N. Tìm \(\overrightarrow u \).
- A.\(\overrightarrow u = (5; - 8).\)
- B.\(\overrightarrow u = (1; - 2).\)
- C.\(\overrightarrow u = ( - 5;8).\)
- D.\(\overrightarrow u = ( - 7;6).\)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 84341
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): \({(x - 3)^2} + {(y + 1)^2} = 9\). Phép dời hình F có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép \({Q_{(O,\; - {{90}^0})}}\) và phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v = (1;3)\). Gọi (C’) là ảnh của (C) qua phép dời hình F. Xác định tọa độ tâm I’ của đường tròn (C’).
- A.\(I'(4;2)\)
- B.\(I'( - 1; - 3)\)
- C.\(I'(2;6)\)
- D.\(I'(0;0)\)
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 84342
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d có phương trình \(2x - 3y - 5 = 0\). Tìm phương trình đường thẳng d’ là ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v = ( - 5;3).\)
- A.\(d':2x - 3y + 1 = 0.\)
- B.\(d':2x - 3y + 14 = 0.\)
- C.\(d':2x - 3y + 7 = 0.\)
- D.\(d':2x - 3y + 2 = 0.\)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 84343
Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CA. Phép vị tự tâm G tỉ số k biến tam giác ABC thành tam giác NPM. Tìm k
- A.\(k = \frac{1}{2}\)
- B.\(k = -\frac{1}{2}\)
- C.\(k=2\)
- D.\(k=-2\)
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 84344
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm \(A(2; - 3)\). Tìm tọa độ điểm B sao cho A là ảnh của B qua phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v = ( - 5;3).\)
- A.\(B( - 7;6).\)
- B.\(B(7; - 6).\)
- C.\(B( - 3;0).\)
- D.\(B( - 6;7).\)
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 84345
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phép quay tâm \(O(0;0\) góc quay \(90^o\) biến điểm \(A(1;-5)\) thành điểm \(A'\). Tìm tọa độ \(A'\).
- A.\((-5;-1)\)
- B.\((5;1)\)
- C.\((5;-1)\)
- D.\((-5;1)\)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 84346
Khẳng định nào sau đây là sai ?
- A.Phép đồng dạng tỉ số \(k (k > 0)\) biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
- B.Phép vị tự tỉ số \(k (k ≠ 0)\) biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó.
- C.Phép đồng dạng tỉ số \(k (k > 0)\) biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó.
- D.Phép vị tự tỉ số \(k (k ≠ 0)\) biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 84347
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) tìm ảnh \(M'\) của điểm \(M(2;-7)\) qua phép vị tự \({V_{\left( {O;2} \right)}}\).
- A.\(M'\left( {2; - \frac{7}{2}} \right)\)
- B.\(M'(-4;-14)\)
- C.\(M'(4;14)\)
- D.\(M'(4'-14)\)
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 84348
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): . \(3x + y - 2 = 0\). Hỏi phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v = (2; - 3)\) và phép quay tâm O góc 90o biến đường thẳng (d) thành đường thẳng (d/) có phương trình nào sau đây?
- A.\(x + 3y + 5 = 0\)
- B.\(x - 3y + 5 = 0\)
- C.\(3x + y - 5 = 0\)
- D.\(x - 3y - 5 = 0\)
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 84349
Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.
- A.Phép dời hình là phép biến hình không bảo toàn thứ tự giữa ba điểm thẳng hàng.
- B.Phép dời hình biến một tam giác thành tam giác không bằng với nó.
- C.Phép dời hình là một trong 2 phép biến hình: phép tịnh tiến, phép quay.
- D.Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 84350
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC với \(A(-1;3)\). Gọi \(H(2;-3)\) là trung điểm BC. Xét phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( { - 2;4} \right)\) biến tam giác ABC thành tam giác A'B'C'. Hãy tìm tọa độ trọng tâm của tam giác A'B'C'.
- A.\((-1;-3)\)
- B.\((1;-3)\)
- C.\((-1;3)\)
- D.\((1;3)\)
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 84351
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) tìm ảnh d' của đường thẳng \(d:x-3y+7=0\) qua phép vị tự \({V_{\left( {O; - \frac{1}{2}} \right)}}\).
- A.\(d':2x-6y+7=0\)
- B.\(d':3x-6y-7=0\)
- C.\(d':2x-6y-7=0\)
- D.\(d':2x+6y+7=0\)
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 84352
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \(M(–2; –3), N(4; 1)\) và phép đồng dạng tỉ số \(k =\frac{1}{2}\) biến điểm M thành M', biến điểm N thành N'. Tính độ dài đoạn M'N'.
- A.\({M'}{N'} = 2\sqrt 2 \)
- B.\({M'}{N'} = \frac{{\sqrt {52} }}{2}.\)
- C.\({M'}{N'} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\0
- D.\({M'}{N'} = 2\sqrt {52} \)
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 84353
Cho hình vuông ABCD (thứ tự các đỉnh theo chiều dương của góc lượng giác) có cạnh bằng 3 cm. Trên BD lấy điểm I sao cho \(\frac{{BI}}{{BD}} = \frac{3}{4}\). Gọi K là ảnh của I qua phép quay tâm B góc quay \(\frac{\pi }{2}\). Đường thẳng BK cắt DA tại J. Tính độ dài đường cao hạ từ K của tam giác DKJ.
- A.\(\frac{3}{4}cm.\)
- B.\(\frac{4}{7}cm.\)
- C.\(1 cm\)
- D.\(\frac{3}{2}cm.\)
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 84354
Cho hàm số \(y=2sin 2s\) có đồ thị \((C_1)\) và hàm số \(y=-2cos 2x+1\) có đồ thị \((C_2)\). Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( {a;b} \right)\) biến \((C_1)\) thành \((C_2)\) với \(0 < a, b < 3\). Tình giá trị biểu thức \(P=4ab\).
- A.\(P = 4\pi \)
- B.\(P = {\pi ^2}\)
- C.\(P = 2\pi \)
- D.\(P = \pi \)
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 84355
Gọi (C) là đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng \(d:x-3y+2=0\) và tiếp xúc với hai trục tọa độ. Biết hoành độ của tâm là một số âm. Tìm ảnh của (C) qua phép vị tự tâm O tỉ số 2.
- A.\({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1\)
- B.\({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y +2} \right)^2} = 4\)
- C.\({\left( {x - \frac{3}{2}} \right)^2} + {\left( {y + \frac{3}{2}} \right)^2} = \frac{9}{4}\)
- D.\({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\)
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 84356
Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường tròn \((C):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 16\). Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k = \frac{1}{2}\) và phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow u = \left( { - 1;2} \right)\) sẽ biến \((C)\) thành đường tròn \(C'\left( {I',R'} \right).\) Khẳng định nào đúng ?
- A.\(I'\left( {1;4} \right)\) và \(R'=2\)
- B.\(I'\left( {2;2} \right)\) và \(R'=2\)
- C.\(I'\left( {0;3} \right)\) và \(R'=2\)
- D.\(I'\left( {1;1} \right)\) và \(R'=4\)
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 84357
Cho đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {(y - 2)^2} = 9\). Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v = \left( {1; - 2} \right)\) biến đường tròn \((C)\) thành đường tròn \(C'\left( {I',R'} \right).\)Khẳng định nào dưới đây đúng?
- A.\(I'\left( {2; - 4} \right)\) và \(R' = 3.\)
- B.\(I'\left( {0;0} \right)\) và \(R' = 9.\)
- C.\(I'\left( {0; - 4} \right)\) và \(R' = 3.\)
- D.\(I'\left( {0;0} \right)\) và \(R' = 3.\)
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 84358
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của phép đồng dạng ?
- A.Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó.
- B.Biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
- C.Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự của ba điểm đó.
- D.Biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 84359
Cho đường tròn \((C):{x^2} + {y^2} - 2x - 8 = 0\) và \({V_{(O, - 2)}}(C) = (C')\). Tính diện tích hình tròn \((C')\)
- A.\(36\pi \)
- B.\(64\pi \)
- C.\(9\pi \)
- D.\(4\pi \)
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 84360
Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A\left( {1; - 2} \right),{\rm{ }}B\left( { - 1;6} \right),{\rm{ }}C\left( { - 6;2} \right)\). Phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k = - \frac{1}{2}\) biến tam giác \(ABC\) thành tam giác \(A'B'C'\). Tìm trọng tâm của tam giác \(A'B'C'\).
- A.\(G'\left( { - 1; - 1} \right).\)
- B.\(G'\left( {1;1} \right).\)
- C.\(G'\left( { - 1;1} \right).\)
- D.\(G'\left( {1; - 1} \right).\)
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 84361
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai đường thẳng \(d:x - 3y + 3 = 0\)và \(d':x - 3y + 6 = 0\). Tìm tọa độ \(\overrightarrow v \) có phương vuông góc với \(d\) để \({T_{\overrightarrow v }}\left( d \right) = d'\).
- A.\(\overrightarrow v = \left( {\frac{3}{{10}};\frac{9}{{10}}} \right)\)
- B.\(\overrightarrow v = \left( {3;1} \right)\)
- C.\(\overrightarrow v = \left( { - \frac{3}{{10}};\frac{9}{{10}}} \right)\)
- D.\(\overrightarrow v = \left( {3; - 1} \right)\)
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 84362
Cho phép vị tự tâm \(A\) tỉ số \(k=2\) biến điểm \(M\) thành \(M'\). Đẳng thức nào sau đây đúng?
- A.\(\overrightarrow {AM'} = 2\overrightarrow {AM} \)
- B.\(\overrightarrow {AM'} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AM} \)
- C.\(\overrightarrow {AM'} = \frac{1}{2}\overrightarrow {AM} \)
- D.\(\overrightarrow {AM} = 3\overrightarrow {AM'} \)
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 84363
Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho \(A\left( {1;\,5} \right),B\left( {3;\,3} \right).\) Phép đồng dạng tỉ số \(k{\rm{ }} = \frac{1}{2}\) biến điểm \(A\) thành \(A'\), biến điểm \(B\) thành \(B'\). Khi đó độ dài \(A'B'\) là:
- A.\(\sqrt 5 \)
- B.\(2\sqrt 5 \)
- C.\(\sqrt 2 \)
- D.\(2\sqrt 2 \)
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 84364
Cho đường thẳng \(\Delta :x - 2y + 3 = 0\) và \(\overrightarrow u = \left( {2; - 1} \right)\). \({T_{\overrightarrow u }}\left( \Delta \right) = \Delta '\) có phương trình là:
- A.\(2x + y + 1 = 0\)
- B.\(x - 2y - 1 = 0\)
- C.\(x - 2y + 1 = 0\)
- D.\(x - 2y - 3 = 0\)
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 84365
Trong măt phẳng \(Oxy\), cho điểm \(A\left( {5; - 6} \right)\). Tìm ảnh của \(A\) qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow u = \left( { - 3;4} \right)\) và phép quay tâm \(O\) góc quay bằng \({90^0}\)?
- A.\(A'\left( {2;2} \right)\)
- B.\(A'\left( {2; - 2} \right)\)
- C.\(A'\left( { - 2;2} \right)\)
- D.\(A'\left( { - 2; - 2} \right)\)
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 84366
Cho tam giác đều tâm \(O\). Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm \(O\) góc quay \(\alpha ,0 < \alpha \le 2\pi \) biến tam giác trên thành chính nó?
- A.Một
- B.Hai
- C.Bốn
- D.Ba
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 84367
Cho hình vuông \(ABCD\) tâm \(O\) cạnh bằng 2. Phép đồng dạng tỉ số \(k\) biến tam giác \(AOD\) thành tam giác \(ABC\). Tính \(k\).
- A.\(k=2\)
- B.\(k = \sqrt 2 .\)
- C.\(k = \frac{{\sqrt 2 }}{2}.\)
- D.\(k = 4.\)
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 84368
Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho đường thẳng \(d\) có phương trình \(2x + y - 3 = 0\). Phép vị tự tâm tỉ số \(k=2\) biến \(d\) thành đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau?
- A.\(2x + y + 3 = 0\)
- B.\(2x + y - 6 = 0\)
- C.\(4x + 2y - 5 = 0\)
- D.\(4x - 2y - 3 = 0\)
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 84369
Tam giác \(ABC\) có diện tích \(S\). Phép vị tự tỉ số \(k = - \frac{1}{2}\) biến tam giác \(ABC\) thành tam giác \(A'B'C'\). Gọi \(S'\) là diện tích tam giác \(A'B'C'\). Khẳng định nào sau đây đúng
- A.\(S' = \frac{1}{4}S\)
- B.\(S' = 2S\)
- C.\(S' = \frac{1}{2}S\)
- D.\(S' = 4S\)
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 84370
Trong măt phẳng \(Oxy\) cho điểm \(M( - 2;2)\). Phép vị tự tâm \(O\) tỉ số \(k=-2\) biến điểm \(M\) thành điểm nào trong các điểm sau?
- A.\(( - 4;4)\,\)
- B.\((4;4)\)
- C.\((4;-4)\)
- D.\((-4;-4)\)