Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THPT Hoàng Diệu

  • 120 phút
  • Làm Bài

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 61205

    Rút gọn rồi tính \( - 4\sqrt {{{( - 3)}^6}} \)

    • A.- 106
    • B.- 108 
    • C.- 180
    • D.- 160
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 61206

    Tính \(\sqrt {\sqrt {{{( - 5)}^8}} } \).

    • A.10
    • B.15
    • C.20
    • D.25
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 61207

    Thu gọn biểu thức sau:  \(\sqrt[3]{{\frac{{343{a^3}{b^6}}}{{ - 125}}}}\).

    • A. \( - \frac{{7a{b^2}}}{5}\)
    • B. \( - \frac{{a{b^2}}}{5}\)
    • C. \( - \frac{{7a{b}}}{5}\)
    • D. \( - \frac{{7a^2{b^2}}}{5}\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 61208

    Thu gọn biểu thức \( \frac{{\sqrt[3]{{ - 64{a^5}{b^5}}}}}{{\sqrt[3]{{{a^2}{b^2}}}}}\)

    • A.-4ab
    • B.4ab
    • C.ab
    • D.-ab
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 61209

    Tìm x biết: \(\sqrt {4{x^2} + 4x + 1} = 6\).

    • A.x = 2,5
    • B.x =  - 3,5
    • C.x = 2,5 hoặc x = - 3,5
    • D.x = 2,5 hoặc x = 3,5
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 61210

    Tìm x biết: \(\sqrt {{{\left( {x - 3} \right)}^2}} = 9\).

    • A.x = 12
    • B.x =  - 6
    • C.x =  - 6 hoặc x = 12
    • D.x = 6 hoặc x = 12
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 61211

    Giá trị của biểu thức \(\dfrac{1}{2+\sqrt{3}}+\dfrac{1}{2-\sqrt{3}}\) bằng:

    • A.\(\dfrac{1}{2}\)
    • B.1
    • C.-4
    • D.4
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 61212

    Rút gọn biểu thức: \(M={\left(\dfrac{1}{a -\sqrt a} +\dfrac{1}{\sqrt a -1}\right)} : \dfrac{\sqrt a +1}{a -2\sqrt a+1}\) với \(a > 0\) và \( a \ne 1\). 

    • A.\(1 +\dfrac{1}{\sqrt a}\)
    • B.\(1 -\dfrac{1}{\sqrt a}\)
    • C.\(2 -\dfrac{1}{\sqrt a}\)
    • D.\(2+\dfrac{1}{\sqrt a}\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 61213

    Tính: \(\sqrt {90.6,4} \).

    • A.22
    • B.23
    • C.24
    • D.25
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 61214

    Tính: \(\sqrt {75.48} \).

    • A.60
    • B.70
    • C.30
    • D.40
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 61215

    Điều kiện xác định của \(\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x-3}}\) là

    • A.x>3
    • B.x<3
    • C. \(x\ne 3\)
    • D. \(x\le 3\)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 61216

    Điều kiện xác định của \(\frac{x+4}{x-7}\) là

    • A. \(x\ne7\)
    • B. \(x>7\)
    • C. \(x<7\)
    • D. \(x\ge7\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 61217

    Tìm x biết: \(\sqrt {9x}  - \sqrt {36x}  + \sqrt {121x}  < 8\,\,\,\,\,(2)\)

    • A.\(-1 \le x < 1\)
    • B.\(0 \le x < 1\)
    • C.\(0 \le x < 2\)
    • D.\(0 \le x < 3\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 61218

    Tìm giá trị của x, biết : \(\sqrt {9x + 9}  - 2\sqrt {{{x + 1} \over 4}}  = 4\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

    • A.\(x=1\)
    • B.\(x=2\)
    • C.\(x=3\)
    • D.\(x=4\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 61219

    Cho ba đường thẳng d:y =  - x + 5; d:y = 5x - 1; d:y =  - 2x + 6 . Khẳng định nào dưới đây là đúng?

    • A.Giao điểm của d1 và d2 là M(0;5)
    • B.Ba đường thẳng trên đồng quy tại  N(1;4)
    • C.Ba đường thẳng trên không đồng quy
    • D.Ba đường thẳng trên đồng quy tại  điểm  M(0;5)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 61220

    Cho ba đường thẳng d: y =  - 2x; d:y =  - 3x - 1; d3:y = x + 3. Khẳng định nào dưới đây là đúng

    • A.Giao điểm của d1 và d3 là A(2;1)
    • B.Ba đường thẳng trên không đồng qui
    • C.Đường thẳng d2 đi qua điểm B(1;4)
    • D.Ba đường thẳng trên đồng quy tại  điểm  M(−1;2)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 61221

    Cho đường thẳng d:y = ax + b  ,(a \( \ne\) 0). Hệ số góc của đường thẳng d là 

    • A.−a
    • B.a
    • C.1/a
    • D.b
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 61222

    Cho đường thẳng d:y = ax + b  ,(a \( \ne\) 0). Hệ số góc của đường thẳng d là 

    • A.−a
    • B.a
    • C.1/a
    • D.b
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 61223

    Cho M (0; 2), N (1; 0), P (−1; −1) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC . Phương trình đường thẳng AB của tam giác ABC là:

    • A.y = −2x + 3
    • B.y = 2x + 3
    • C.y = −2x - 3
    • D.y = 2x - 1
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 61224

    Cho hàm số y = 2x + 2. Tìm khẳng định đúng?

    • A.Hàm số đã cho đồng biến trên R.
    • B.Hàm số đã cho nghich biến trên R.
    • C.Điểm A(1; 3) thuộc đồ thị hàm số .
    • D.Tất cả sai.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 61225

    Cho hai hàm số f(x) = x2 và g(x) = 5x - 4 . Có bao nhiêu giá trị của a để f(a) = g(a)

    • A.0
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 61226

    Cho hai hàm số f(x) = -2x3 và h(x) = 10 - 3x . So sánh f(-2) và h(-1)

    • A. f(-2) < h(-1)
    • B.f(-2) ≤ h(-1)
    • C.f(-2) = h(-1)
    • D.f(-2) > h(-1)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 61227

    Hai đường thẳng \(y = \dfrac{5}{7} - \dfrac{2}{5}x\) và \(y = \dfrac{m}{2}x + \dfrac{1}{3}\) cắt nhau khi giá trị của m khác với

    • A.\(\dfrac{{10}}{7}\)
    • B.\(\dfrac{7}{{10}}\)
    • C.\( - \dfrac{4}{5}\)
    • D.\(\dfrac{4}{5}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 61228

    Cho hai đường thẳng \(y = \dfrac{2}{5}\left( {k - 3x} \right)\,\,\left( {{d_1}} \right)\) và \(y = \dfrac{3}{4} - \dfrac{6}{5}x\,\,\left( {{d_2}} \right)\). Đường thẳng \(\left( {{d_1}} \right)\) trùng với đường thẳng \(\left( {{d_2}} \right)\) khi k bằng:

    • A.\(\dfrac{3}{4}\)
    • B.\(\dfrac{{15}}{8}\)
    • C.\(\dfrac{8}{{15}}\) 
    • D.\( - \dfrac{3}{4}\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 61229

    Hàm số y = ax + 1 đồng biến trên R khi và chỉ khi

    • A.a ≤ 0
    • B.a < 0
    • C.a ≥ 0
    • D.a > 0
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 61230

    Trong các hàm số dưới đây, hàm số nào là hàm số bậc nhất?

    • A. \(y = \frac{1}{x} + 2\)
    • B. y = x2
    • C. y = -2x + 1
    • D. y = 2x2 + 1
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 61231

    Cho tam giác ABC vuông tại đường cao AH. Hệ thức nào trong các hệ thức sau là đúng ?   

    • A.AH. HB = CB. CA
    • B.AB2 = CH. BH
    • C.AC 2 = BH. BC
    • D.AH. BC = AB. AC
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 61232

    Cho ΔABC vuông tại A, AB = 12 cm, AC = 16 cm và đường phân giác AD, đường cao AH. Tính HB?

    • A.HB = 7, 2cm
    • B.HB = 7cm
    • C.HB = 7, 9cm
    • D.HB = 8cm
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 61233

    Hai bạn học sinh Trung và Dũng đang đứng ở mặt đất bằng phẳng, cách nhau 100m  thì nhìn thấy một chiếc diều ( ở vị trí  C giữa hai bạn). Biết góc ''nâng'' để nhìn thấy diều ở vị trí của Trung là 500 và góc ''nâng'' để nhìn thấy diều ở vị trí của Dũng là 400 . Hãy tính độ cao của diều  lúc đó so với mặt đất? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

    • A.49,26m
    • B.49,24m
    • C.50m
    • D.51m
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 61234

    Một khúc sông rộng khoảng 250m. Một chiếc thuyền muốn qua sông theo phương ngang nhưng bị dòng nước đẩy theo phương xiên, nên phải đi khoảng 320m  mới sang được bờ bên kia. Hỏi dòng nước đã đẩy thuyền lệch đi một góc bao nhiêu độ?

    • A.300
    • B.400
    • C.38037′
    • D.39037′
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 61235

    Cho tứ giác ABCD có góc A = góc D = 900, góc C = 400, AB = 4cm,AD = 3cm. Tính diện tích tứ giác ABCD. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

    • A.17,36cm2
    • B.17,4cm2
    • C.17,58cm2
    • D.17,54cm2
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 61236

    Cho tam giác ABC vuông tại A có BC = 15cm, AB = 12cm. Tính AC;góc B

    • A. \( AC = 8(cm);\hat B \approx {36^ \circ }{52^\prime }\)
    • B. \( AC = 9(cm);\hat B \approx {36^ \circ }{52^\prime }\)
    • C. \( AC = 9(cm);\hat B \approx {37^ \circ }{52^\prime }\)
    • D. \( AC = 9(cm);\hat B \approx {36^ \circ }{55^\prime }\)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 61237

    Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} \frac{x+y}{5}=\frac{x-y}{3} \\ \frac{x}{4}=\frac{y}{2}+1 \end{array}\right.\) là:

    • A.(3;-6)
    • B.(8;2)
    • C.(1;-5)
    • D.(-4;-1)
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 61238

    Số nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} 2(x+y)-3(x-y)=4 \\ x+4 y=2 x-y+5 \end{array}\right.\) là:

    • A.0
    • B.1
    • C.2
    • D.Vô số nghiệm,
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 61239

    Một chiếc vòng nữ trang được làm từ vàng và đồng với thể tích là 8,4 cm3 và cân nặng 104,44 g. Vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3 còn đồng có khối lượng riêng là 9g/cm3. Hỏi thể tích của vàng và đồng được sử dụng ?

    • A.Vàng: 3 cm3; Đồng 5,4 cm3
    • B.Vàng: 2,8 cm3; Đồng 5,6 cm3
    • C.Vàng: 4,2 cm3; Đồng 4,4 cm3
    • D.Vàng: 4 cm3; Đồng 4,4 cm3
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 61240

    Bạn An tiêu thụ 12 ca-lo cho mỗi phút bơi và 8 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Bạn An cần tiêu thụ tổng cộng 300 ca-lo trong 30 phút với hai hoạt động trên. Vậy bạn An cần bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động ?

    • A.10 phút bơi và 20 phút chạy bộ
    • B.15 phút bơi và 15 phút chạy bộ
    • C.20 phút bơi và 10 phút chạy bộ
    • D.25 phút bơi và 5 phút chạy bộ
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 61241

    Trong các cặp số  (- 2;1); (0;2); ( - 1;0); (1,5;3); (4; - 3) có bao nhiêu cặp số  không là nghiệm của phương trình 3x + 5y =  - 3 

    • A.1
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 61242

    Trong các cặp số (0;2),( - 1; - 8), (1;1), (3;  2), (1; - 6) có bao nhiêu cặp số  là nghiệm của phương trình 3x - 2y = 13.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 61243

    Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} x-2 \sqrt{2} y=\sqrt{3} \\ \sqrt{2} x+y=1-\sqrt{6} \end{array}\right.\) là:

    • A. \(\left(\frac{ \sqrt{2}-3 \sqrt{3}}{5} ; \frac{1-2 \sqrt{6}}{5}\right)\)
    • B. \(\left(\frac{2 \sqrt{2}-3 \sqrt{3}}{5} ; \frac{1-2 \sqrt{6}}{5}\right)\)
    • C. \(\left(\frac{2 \sqrt{2}+3 \sqrt{3}}{5} ; \frac{1+2 \sqrt{6}}{5}\right)\)
    • D. \(\left(\frac{2 \sqrt{2}-3 \sqrt{3}}{5} ; \frac{1-\sqrt{6}}{5}\right)\)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 61244

    Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} \frac{x}{2}-\frac{y}{3}=0 \\ \frac{4}{y+4}=\frac{9}{x+8} \end{array}\right.\) là:

    • A. \(\left(-\frac{2}{19} ;\frac{12}{19}\right)\)
    • B. \(\left(-\frac{18}{19} ;-\frac{5}{19}\right)\)
    • C. \(\left(\frac{8}{19} ;\frac{1}{19}\right)\)
    • D. \(\left(-\frac{8}{19} ;-\frac{12}{19}\right)\)
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 61245

    \(\text { Cho phương trình } x^{2}-8 x+15=0 \text { có hai nghiệm } x_{1} ; x_{2} \text { hãy tính }\frac{x_{1}}{x_{2}}+\frac{x_{2}}{x_{1}}\)

    • A. \(-\frac{7}{15}\)
    • B. \(\frac{31}{3}\)
    • C. \(\frac{4}{3}\)
    • D. \(\frac{34}{15}\)
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 61246

    \(\text { Cho phương trình } x^{2}-8 x+15=0 \text { có hai nghiệm } x_{1} ; x_{2} \text { hãy tính }B=\frac{1}{x_{1}}+\frac{1}{x_{2}}\).

    • A. \(-\frac{1}{4}\)
    • B. \(-\frac{8}{15}\)
    • C. \(\frac{8}{15}\)
    • D. \(\frac{1}{4}\)
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 61247

    Nghiệm của phương trình \(3 x^{2}-4 x-2=0\) là?

    • A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-\frac{2+\sqrt{10}}{3} \\ x_{2}=-\frac{2-\sqrt{10}}{3} \end{array}\right.\)
    • B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{2+\sqrt{10}}{3} \\ x_{2}=\frac{2-\sqrt{10}}{3} \end{array}\right.\)
    • C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{-2+\sqrt{10}}{3} \\ x_{2}=\frac{2-\sqrt{10}}{3} \end{array}\right.\)
    • D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{2+\sqrt{10}}{3} \\ x_{2}=\frac{-2-\sqrt{10}}{3} \end{array}\right.\)
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 61248

    Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn  (O). Độ dài của các cung AB,BC,CA đều bằng \(4\pi\) Diện tích của tam giác đều ABC là:

    • A. \( 27\sqrt 3 cm^2\)
    • B. \( 7\sqrt 3 cm^2\)
    • C. \( 29\sqrt 3 cm^2\)
    • D. \(9\sqrt 3 cm^2\)
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 61249

    Cho đường tròn ( (O;R)  và hai dây AB;CD sao cho góc \(\widehat {AOB} = {120^0};\widehat {COD} = {60^0}\). So sánh các dây CD; AB.

    • A.CD = 2AB
    • B.AB > 2CD
    • C.CD > AB
    • D.CD < AB < 2CD
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 61250

    Cho hình nón có chiều cao h = 10cm và thể tích V = 1000π (cm3). Tính diện tích toàn phần của hình nón:

    • A. \(100\pi (c{m^2})\)
    • B. \((300 + 200\sqrt 3 )\pi (c{m^2})\)
    • C. \(300\pi (c{m^2})\)
    • D. \(250\pi (c{m^2})\)
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 61251

    Hộp sữa ông Thọ có dạng hình trụ (đã bỏ nắp) có chiều cao h = 12cm và đường kính đáy là d= 8 cm. Tính diện tích toàn phần của hộp sữa. Lấy  \(\pi \approx 3,14\)

    • A. \(110\pi (c{m^2})\)
    • B. \(128\pi (c{m^2})\)
    • C. \(96\pi (c{m^2})\)
    • D. \(112\pi (c{m^2})\)
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 61252

    Một hình trụ có thể tích 8 mkhông đổi. Hỏi bán kính đáy bằng bao nhiêu để diện tích toàn phần của hình trụ đó là nhỏ nhất.

    • A. \(R = \sqrt {\frac{4}{\pi }} \)
    • B. \(R = \sqrt[3]{{\frac{4}{\pi }}}\)
    • C. \(R = \sqrt[3]{{4\pi }}\)
    • D. \(R =3 \sqrt[3]{{\frac{4}{\pi }}}\)
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 61253

    Một hình trụ có chiều cao bằng đường kính đáy. Biết thể tích của nó là \(54\pi (c{m^3})\).Tính diện tích toàn phần của hình trụ.

    • A. \(156\pi (c{m^2})\)
    • B. \(64\pi (c{m^2})\)
    • C. \(252\pi (c{m^2})\)
    • D. \(54\pi (c{m^2})\)
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 61254

    Một hình trụ có diện tích toàn phần gấp đôi diện tích xung quanh. Tính chiều cao hình trụ biết bán kính hình trụ là 1cm.

    • A.10cm
    • B.1cm
    • C.2cm
    • D.0,5cm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?