Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 66961
I. ĐỌC - HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
MUỐI
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phân nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì.
Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe, rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi
Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước.
- Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi!
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào - chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi người hòa tan nỏ theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình!
(Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007)
Câu 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong hai câu sau: Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thấy. Nó chẳng hề mặn chút nào – chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 66962
Từ "đắng chát” trong câu cuối của văn bản cần hiểu như thế nào và được chuyển nghĩa theo phương thức gì?
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 66963
Bài học sâu sắc nhất em nhận được từ văn bản trên là gì?Tại sao? (trình bày trong khoảng 5 dòng)
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 66964
II. LÀM VĂN
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của thái độ sống tích cực.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 66965
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cổ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích “Ánh trăng” – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2015)