Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Hóa học Trường THPT Chuyên Lam Sơn

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 72433

    Oxit nào sau đây là oxit axit?

    • A.SO2.
    • B.MgO.
    • C.Na2O.
    • D.CO.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 72434

    Công thức hóa học của axit sunfuric là

    • A.H2SO3.
    • B.HCl.
    • C.H2SO4.
    • D.H2S.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 72435

    Sắt (III) clorua có công thức hóa học là

    • A.FeCl3.
    • B.FeCl2.
    • C.FeBr2.
    • D.FeBr3.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 72436

    Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu điều chế trực tiếp rượu etylic?

    • A.Etilen.
    • B.Metan.
    • C.Axetilen.
    • D.Etan.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 72437

    Bột CaCO3 có thể phản ứng với chất nào sau đây?

    • A.HCl.
    • B.NaOH.
    • C.KNO3.
    • D.NaCl.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 72438

    Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ

    • A.trên 25%.
    • B.20%.
    • C.từ 2% - 5%. 
    • D.từ 8% - 15%.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 72439

    Benzen không tác dụng được với chất nào sau?

    • A.Khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
    • B.Br2 (xúc tác bột Fe).
    • C.Khí O2 (nhiệt độ cao).
    • D.Br2 (trong dung môi nước).
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 72447

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

    • A.CaCO3.
    • B.Na2CO3.
    • C.KMnO4.
    • D.KClO3.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 72450

    Dung dịch nào sau đây phản ứng được với kim loại sắt?

    • A.CuSO4.
    • B.H2SO4 đặc, nguội.
    • C.MgCl2.
    • D.NaCl.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 72452

    Công thức cấu tạo của axetilen là

    • A.CH2 = CH2.
    • B.CH3 – CH3.
    • C.CH ≡ CH.
    • D.CH3- CH2 – OH.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 72453

    Cho các nguyên tố thuộc nhóm VII: clo, iot, flo, brom. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

    • A.Clo.
    • B.Iot.
    • C.Flo.
    • D.Brom.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 72454

    Chất nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh tạo ra sản phẩm là muối?

    • A.Magie.
    • B.Flo.
    • C.Oxi.
    • D.Hiđro.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 72455

    Khí nào sau đây có màu vàng lục?

    • A.Hiđro.
    • B.Clo.
    • C.Cacbon monooxit.
    • D.Oxi.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 72456

    Loại than nào sau đây có tính hấp phụ cao, được dùng để chế tạo mặt nạ phòng độc?

    • A.Than chì.
    • B.Than cốc.
    • C.Than mỡ.
    • D.Than hoạt tính.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 72458

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    • A.Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng.
    • B.Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch KCl.
    • C.Kim loại K phản ứng được với nước.
    • D.Kim loại Cu không phản ứng với nước ở điều kiện thường.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 72460

    Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

    • A.Glucozơ.
    • B.Protein.
    • C.Chất béo.
    • D.Tinh bột.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 72462

    Chất nào sau đây không là hợp chất hữu cơ?

    • A.CH3COOH.
    • B.C2H2.
    • C.CO2.
    • D.CH3CH2OH.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 72464

    Chất nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường?

    • A.NaCl.
    • B.CH3COOH.
    • C.C2H5OH.
    • D.MgCO3.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 72466

    Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom?

    • A.CO2.
    • B.C2H4.
    • C.CH4.
    • D.C2H5OH.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 72468

    Axit axetic và rượu etylic đều phản ứng với chất nào sau đây?

    • A.Dung dịch NaOH.
    • B.Dung dịch HCl.
    • C.Dung dịch NaCl.
    • D.Kim loại Na.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 72470

    Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl?

    • A.CuO.
    • B.Ag.
    • C.BaSO4.
    • D.Cu.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 72472

    Khí O2 có lẫn các tạp chất là các khí CO2 và SO2. Dẫn hỗn hợp khí qua lượng dư dung dịch nào sau đây để thu được O2 tinh khiết?

    • A.NaCl.
    • B.Ca(OH)2.
    • C.Br2.
    • D.HCl.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 72474

    Có 3 dung dịch: KOH, H2SO4, NaCl. Bằng một lần thử duy nhất có thể dùng thuốc thử nảo để nhận biết ba dung dịch trên?

    • A.Dung dịch BaCl2.
    • B.BaCO3.
    • C.Phenolphtalein.
    • D.Quỳ tím.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 72476

    Chất nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazơ tương ứng?

    • A.CO2.
    • B.SO3.
    • C.K2O.
    • D.CuO.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 72478

    Thể tích oxi tối thiểu cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan ở đktc là

    • A.22,24 lít.
    • B.11,2 lít.
    • C.33,6 lít.
    • D.44,8 lít.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 72480

    Để phân biệt hai dung dịch Ca(OH)2 và NaOH người ta dùng

    • A.quỳ tím.
    • B.phenolphtalein.
    • C.dung dịch HCl.
    • D.khí CO2.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 72482

    Để thu khí clo trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng dụng cụ theo hình vẽ nào sau đây?

    • A.Hình (1).
    • B.Hình (2).
    • C.Hình (1) hoặc (3).
    • D.Hình (2) hoặc (3).
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 72484

    Cho m gam bột magie vào dung dịch axit sunfuric loãng dư, phản ứng hoàn toàn tạo ra 8,96 lít (đktc) khí hiđro. Giá trị của m là

    • A.16,0.
    • B.19,2.
    • C.6,4.
    • D.9,6.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 72489

    Hòa tan 12,4 gam Na2O vào nước dư thu được 400 ml dung dịch X. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là

    • A.0,10M.
    • B.0,50M.
    • C.0,75M.
    • D.1,00M.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 72491

    Để hòa tan hoàn toàn 11,82 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe cần vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 1,85M. Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối thu được là

    • A.47,34 gam.
    • B.7,89 gam.
    • C.15,78 gam.
    • D.23,67 gam.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 72493

    Cho metan tác dụng với khí clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, có ánh sáng thu được sản phẩm hữu cơ là

    • A.CH3Cl.
    • B.CH2Cl2.
    • C.CHCl3.
    • D.CCl4.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 72495

    Cho 23 gam rượu etylic tác dụng với axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng, hiệu suất phản ứng este hóa đạt 60%). Khối lượng etyl axetat (tính theo lượng rượu etylic) thu được là

    • A.26,4 gam.
    • B.30,8 gam.
    • C.44,0 gam.
    • D.32,1 gam.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 72497

    Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột ở nhiệt độ thường sẽ thấy xuất hiện

    • A.màu hồng.
    • B.màu xanh.
    • C.màu đỏ.
    • D.màu vàng.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 72498

    Cho Na2O vào dung dịch muối X thu được kết tủa màu trắng. Muối X là chất nào sau đây?

    • A.NaCl.
    • B.FeCl3.
    • C.CuCl2.
    • D.MgCl2.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 72499

    Hấp thụ hết V lít (ở đktc) khí CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2, thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của V là

    • A.2,24.
    • B.1,68.
    • C.1,12 và 2,24.
    • D.1,12 hoặc 3,36.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 72500

    Khái niệm đúng về polime là

    • A.Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớn
    • B.Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử có phân tử khối nhỏ hơn
    • C.Polime là sản phẩm duy nhất của phản trùng hợp hoặc trùng ngưng
    • D.Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 72501

    Mắt xích của PE?

    • A.Metan
    • B.Aminoaxit
    • C.Etilen
    • D.Etanol
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 72502

    Đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ sản phẩm là

    • A.Este và nước.
    • B.Hỗn hợp aminoaxit.
    • C.Chất bay hơi có mùi khét.
    • D.Các axit béo.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 72503

    Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 3,6g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

    • A.3,4 gam.
    • B.1,7 gam.
    • C.4,32 gam.
    • D.2,16 gam.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 72505

    Phân tử khối trung bình của PVC là 750 000. Hệ số polime hoá của PVC là bao nhiêu ?

    • A.12000.
    • B.1200.
    • C.2400.
    • D.24000.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?