“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới (1). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu (2). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu (3). Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (4). Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng (5).”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2014, tập hai, tr.27).
Chọn một trong hai đề sau:
Đề một:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Tế Hanh, Quê hương, SGK Ngữ văn 8. tập hai,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 16)
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 140)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ trên.
Đề hai:
Nhan đề của một tác phẩm văn học thường chứa dựng những thông điệp được gửi gắm trong nội dung tác phẩm và gợi mở những liên tưởng sâu sắc.
Nêu suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên. Hãy phân tích một nhan đề mà anh chị tâm đắc trong những tác phẩm đã học hoặc đã đọc. (4,0 điểm)
Xem đáp án Đề 1:
- Giới thiệu chung
- Tác giả Tế Hanh
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương.
- Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.
- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.
- Tác giả Huy Cận
- Tác giả:
- Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận là một tên tuổi nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Thơ ông có cảm quan vũ trụ và mang nặng một nổi sầu nhân thế, sầu vũ trụ ⇒ “Nhà thơ cả vạn lí sầu”.
- Sau cách mạng, Huy Cận nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Thơ ông thời kì này vẫn giàu cảm hứng vũ trụ song tràn đầy niềm vui.
- ⇒ Là một trong những gương mặt xuất sắc của nền thơ Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm:
- Tác phẩm được Huy Cận sáng tác năm 1958, trong một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng biển Quảng Ninh.
- In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)
- Phân tích
- Đoạn 1 bài thơ “Quê hương”
- Ví trí: nằm ở khổ thơ đầu của bài thơ Quê hương, miêu tả khung cảnh ngư dân lên đường đánh cá.
- Không gian: rộng lớn với gió nhẹ, thời tiết đẹp, trời trong.
- Thời gian: buổi sáng ⇒ gợi về chuyến đi thuận lợi.
- Những người dân quê: trai tráng, khỏe mạnh, thể hiện qua những hành động rất dứt khoát.
- Con thuyền được miêu tả vô cùng sinh động, sử dụng liên tiếp các biện pháp tu từ và các động từ giàu tính tạo hình:
- ⇒ Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng. Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy. Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.
- ⇒ Miêu tả con thuyền nhưng ẩn sâu, kì thực là hướng ngòi bút tới con người, con người làm chủ công việc và làm chủ không gian.
- Đoạn 2 bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Vị trí: nằm ở khổ thơ thứ 3, khung cảnh đoàn thuyền đang ra khơi đánh cá.Không gian vũ trụ bao la được mở ra nhiều chiều:
- Cao: bầu trời, mặt trăng.
- Rộng: mặt biển.
- Sâu: lòng biển.
- Để thấy đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:
- Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả mây trời.
- Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương.
- Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”... ⇒ tư thế làm chủ của đoàn thuyền...
- Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” ⇒ con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
- Gợi hình tượng người lao động trên biển:
- Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
- Làm chủ cả vũ trụ.
- ⇒ Như vậy, tầm vóc của con người và đoàn thuyền đã được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Không còn cái cảm giác nhỏ bé khi con người đối diện với trời rộng sông dài như trong thơ Huy Cận trước cách mạng. Hình ảnh thơ thật lãng mạn, bay bổng và tâm hồn con người cũng thật vui vẻ, phơi phới. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
- Nhận xét
- Cả hai bài thơ đều được sáng tác trong thời kì xây dựng đất nước, hồn thơ phơi phới đã dựng lên một khung cảnh lao động hết sức kì vĩ, tràn đầy nhựa sống.
- Nhưng bên cạnh điểm chung mỗi bài thơ lại có nhũng nét riêng:
- Khổ thơ trong bài “Ọuê hương”:
- Thiên nhiên tươi tắn, khoáng đạt.
- Con người: khoẻ mạnh, rắn rỏi, tràn đầy tinh thần lao động.
- Nghệ thuật: hình ảnh thơ gần gũi, bình dị kết hợp linh hoạt với các biện pháp so sánh, ẩn dụ đã diễn tả sinh động khung cảnh hăng hái của đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi.
- Khổ thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”:
- Thiên nhiên kì vĩ, rộng lớn: gió, trăng, mây cao, biển bằng, bụng biển.
- Con người: hiện lên vô cùng đẹp đẽ trong tư thế chủ động, làm chủ thiên nhiên, vũ trụ: thuyền ta lái gió, lướt mây cao biển bằng, dò bụng biển, dàn đan thế trận. Con người hiện lên sánh ngang vũ trụ và làm chủ thiên nhiên.
- Nghệ thuật: sử dụng động từ giàu hình ảnh, nhân hóa....
- Tổng kết
Đề 2:
- Giới thiệu chung
- Vai trò của nhan đề trong tác phẩm
- Nhận định: “Nhan đề của một tác phẩm văn học thường chứa đựng những thông điệp được tác giả gửi gắm trong nội dung tác phẩm và gợi mở những liên tưởng sâu sắc”
- Thân bài
- Giải thích
- Nhan đề là cái tên, tiêu đề chung của một văn bản, một tác phẩm, có thể coi nhan đề chính là gương mặt của một tác phẩm, là yếu tố đầu tiên tiếp xúc với người đọc. Bởi vậy việc tạo ra một nhan đề ấn tượng, giàu ý nghĩa là điều vô cùng quan trọng.
- ⇒ Nhận định trên đã khẳng định tầm quan trọng của nhan đề đối với một tác phẩm văn học.
- Lý giải: Vì sao nhan đề lại có vai trò quan trọng như vậy?
- Trước hết nhan đề là yếu tố đầu tiên tiếp xúc với người đọc, một nhan đề ấn tượng sẽ đem đến sự hấp dẫn với độc giả.
- Nhan đề là phần cốt lõi, tinh hoa nhất thể hiện tư tưởng chủ đề của một tác phẩm.
- Nhan đề cũng phần nào nói lên nội dung mà tác phẩm đó đề cập.
- Nhan đề còn gợi dẫn, khơi mở cho người đọc nhiều trường liên tưởng độc đáo.
- ⇒ Bởi vậy việc đặt được một nhan đề sao cho hay, đúng, nắm được cái thần, cái hồn của tác phẩm không phải là một điều đơn giản.
- Chứng minh
- Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Lê Minh Khuê.
- Tác giả thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bà gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.
- Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn.
- Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác của bà tập trung viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Bằng tài năng của mình, Lê Minh Khuê đã đặt một nhan đề vô cùng hay và ý nghĩa, chứa đựng nhiều giá trị.
- Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề gắn liền với những hình dung, tưởng tượng của Phương Định về những ngọn đèn trên những ngọn đèn trên quảng trường thành phố “lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích”. Nhan đề vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
- Trước hết đây là một hình ảnh thực:
- Hình ảnh của những vì tinh tú trong vũ trụ bao la, tỏa ánh sáng dịu nhẹ, lung linh và lấp lánh. Hình ảnh ngôi sao được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm: Ngôi sao vàng trên mũ của chiến sĩ, ngôi sao ở thành phố, ngôi sao trong truyện cổ tích....
- Đặc biệt nhan đề có chữ “xa xôi” vừa khơi gợi về khoảng cách vừa gợi sự tìm kiếm.
- Nhan đề còn mang ý nghĩa ẩn dụ:
- Nhớ đến vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong với tâm hồn mơ mộng, trong sáng, lãng mạn bay bổng và phẩm chất cách mạng sáng ngời. Còn cái “xa xôi” phải chăng chính là cao điểm - nơi các cô đang sống và chiến đấu.
- Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, những cô gái ấy quả thực là những ngôi sao sáng, ẩn hiện giữa núi rừng Trường Sơn. Dầu ở nơi xa xôi, nhưng vẻ đẹp của họ vẫn tỏa sáng mãnh liệt khiến ta cảm phục, ngưỡng mộ.
- Nhan đề còn bộc lộ chủ đề tác phẩm. Chủ đề: Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp giản dị trong tính cách và phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam nói chung và của những thanh niên xung phong nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Kết bài: Tổng kết vấn đề