Hình ảnh so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.
“Hăng” nghĩa là hăng hái, hăng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh “hăng như con tuấn mã” là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường.
Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm - mảnh hồn làng - ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương.
Câu 5:
Mã câu hỏi: 67114
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của mạng xã hội Facebook. (2,0 điểm)
Nêu vấn đề: Lợi ích quan trọng nhất đối với mạng xã hội là giúp mọi người kết nối với nhau nhưng dường như qua đó nó lại thể hiện nhiều tác hại không nhỏ đối với giới trẻ.
Những tác hại đối với giới trẻ:
Bỏ bê học hành ⇒ Kết quả học tập sút kém.
Tốn kém thời gian dành cho người thân mà còn ít hơn khi khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn những gì trước mắt.
Sử dụng Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Sử dụng Facebook cả ngày cũng có thể gây béo phì, nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất ngủ, lo âu, trầm cảm.
Liên hệ với bản thân em.
Câu 6:
Mã câu hỏi: 67115
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay. (6,0 điểm)
Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
Thân bài:
Luận điểm 1: tình yêu làng
Luận cứ 1: niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”
Luận cứ 2: tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc:
Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lãng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.
Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc không ngủ được.
Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian.
Luận cứ 3: tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính
Mặt ông Hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
Luận điểm 2: tình yêu nước
Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
“Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài - đoạn chữ nhỏ).
Liên hệ tình yêu nước trong hiện đại:
Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên.
Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế.
Kết bài
Ông Hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
Hai điều trên đã được tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.