Đề thi trắc nghiệm HK1 môn Hóa 11 trường THPT Thanh Liêm- Hà Nam

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 95540

    Chất nào sau đây là chất không điện li 

    • A.NaCl              
    • B.CH3COOH   
    • C.HCl              
    • D.C2H5OH
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 95541

    Chất nào sau đây là chất điện li mạnh 

    • A.NaCl        
    • B. CH3COOH        
    • C.HClO                        
    • D.C2H5OH
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 95542

    Dung dịch X có nồng độ ion H+ là 10-5, pH của dung dịch X là 

    • A.5.   
    • B.9.                 
    • C.12.                          
    • D.8.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 95543

    Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng? 

    • A.Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
    • B.Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
    • C.Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit. 
    • D.Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 95544

    Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? 

    • A.[H+] = 0,10M.                   
    • B.[H+] < [NO3-].         
    • C.[H+] > [NO3-].
    • D.[H+] < 0,10M.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 95545

    Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là:

     

    • A.5
    • B.4
    • C.3
    • D.2
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 95546

    Trung hòa 50 ml dung dịc NaOH 1M cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là 

    • A.200.    
    • B. 100.        
    • C.25.                    
    • D. 50.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 95547

    Trung hòa 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 có pH = 2 cần V ml dung dịch NaOH 0,02M. Giá trị của V là 

    • A.300.        
    • B.150.             
    • C.200.              
    • D.250
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 95548

    Dung dịch X gồm: x mol H+; y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 m0l Cl-. Khi cho từ từ đến dư dd NaOH vào dd X, kết quả theo đồ thị: 

    Khi cho 300 ml dd Ba(OH)2 0,9 M tác dụng với dd X thu được kết tủa Y và dd Z. Khối lượng kết  tủa Y là 

    • A.51,28            
    • B.62,91            
    • C. 46,60                 
    • D.49,72
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 95549

    Hóa trị và số oxi hóa của nito trong axit HNO3 là 

    • A.IV và + 5.           
    • B.IV và + 4.   
    • C.V và + 5.                        
    • D.IV và + 3.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 95550

    Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là: 

    • A.Ag2O, NO2, O2.  
    • B.Ag, NO, O2.    
    • C.Ag2O, NO, O2.          
    • D.Ag, NO2, O2.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 95551

    Các kim loại không phản ứng với HNO3 đặc nguội là 

    • A.Al, Fe, Cu.           
    • B.Al, Fe, Cr.  
    • C.Al, Fe, Na.             
    • D.Al, Fe, Sn.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 95552

    Trong phản ứng  , tổng hệ số (là số nguyên tối giản của) các chất là 

    • A.19.         
    • B.11.                
    • C.14.                
    • D.20.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 95553

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5;

    (2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO) ;

    (3) HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm;

    (4) dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2.

    Số phát biểu đúng:     

    • A.1
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 95554

    Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là       

    • A.8
    • B.5
    • C.7
    • D.6
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 95555

    Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là 

    • A.AgNO3 và FeCl2.               
    • B.AgNOvà FeCl3.
    • C.Na2COvà BaCl2.                                     
    • D.AgNO3 và Fe(NO3)2.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 95556

    Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu V lít khí NO (đktc).Giá trị của V là 

    • A. 3,36.             
    • B.2,688           
    • C. 1,792.                 
    • D.2,24
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 95557

    Cho 17,04 gam P2O5 vào 82,96 gam nước, thu được dung dịch X. Nồng độ phân trăm của dung dịch X là 

    • A.11,76%.  
    • B.19,6%. 
    • C.23,52%.        
    • D.17,04%.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 95558

    Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng Cu trong X là 

    • A.12,37.        
    • B.14,12.    
    • C.85,88.                  
    • D.87,63.       
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 95559

    Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 1,12 lít khí (đktc). Giá trị m là 

    • A.7,2.       
    • B.8,8.      
    • C.11.           
    • D.14,4.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 95560

    Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,68m gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. Phần trăm thể tích của NO trong hỗn hợp Z gần với giá trị nào nhất

    • A.34%.            
    • B.25%.         
    • C.17%.                  
    • D.50%.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 95561

    Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình, thu được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là 

    • A.4,2.
    • B.2,4.     
    • C.3,92.                     
    • D.4,06.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 95562

    Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 

    • A. ns2np2.      
    • B.ns2np3.      
    • C.ns2np4.                 
    • D.ns2np5.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 95563

    Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên? 

    • A.Than chì.     
    • B.Than antraxit. 
    • C.Than nâu.       
    • D.Than cốc.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 95564

    Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây? 

    • A.SiO.           
    • B.SiO2.       
    • C.SiH­4.              
    • D.Mg2Si.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 95565

    Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là    

    • A.6.       
    • B.3.         
    • C.5
    • D.4
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 95566

    Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

                       (1) X → X1  +  CO2                                           (2)  X1  +  H2O  →   X2

                       (3) X2   +  Y  →  X  +  Y1  + H2O        (4) X2  +  2Y  →  X  +  Y2  + H2O

    Hai muối X, Y tương ứng là 

    • A.CaCO3, NaHSO4.
    • B.BaCO3, Na2CO3.
    • C.CaCO3, NaHCO3.      
    • D.MgCO3, NaHCO3
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 95567

    Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng:

          - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí.

          - Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau.

    Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là: 

    • A.AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2.  
    • B.ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.
    • C.ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.    
    • D.AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 95568

    Cho 8 gam đá vôi CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là 

    • A.1,792.          
    • B.1,12.          
    • C.2,016.                            
    • D.1,568.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 95569

    Dẫn 13,44 lit khí CO (đktc) qua ống sứ đựng dựng 32 gam FeO và CuO nung nóng, thu được hh khí X gồm hai khí có tỉ khối đối với H2 là 18 và m gam chất rắn. Tìm m? 

    • A.26,8.      
    • B.27,2.               
    • C. 28,4.                    
    • D.25,6.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 95570

    Cho 115 gam hỗn hợp XCO3, Y2CO3, Z2CO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,896 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là 

    • A.120 gam.         
    • B.115,44 gam.    
    • C.110 gam.             
    • D.116,22 gam.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 95571

    Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2  (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là 

    • A.0,08 và 4,8.
    • B.0,04 và 4,8.  
    • C.0,14 và 2,4.        
    • D. 0,07 và 3,2
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 95572

    Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml X tác dụng với Ba(OH)­2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là 

     

    • A.0,15.     
    • B. 0,2.     
    • C.0,06.                     
    • D.0,1.  
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 95573

    Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? 

    • A.CO2, CaCO3
    • B.CH3Cl, C6H5Br.   
    • C. NaHCO3, NaCN.             
    • D.CO, CaC2.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 95574

    Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau? 

    • A.C2H5OH, CH3OCH3.         
    • B.CH3OCH3, CH3CHO.
    • C.CH3CH2CH2OH, C2H5OH.             
    • D.C4H10­, C­6H6.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 95575

    Thuộc tính không phải của các hợp chất hữu cơ là : 

    • A.Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.  
    • B.Không bền ở nhiệt độ cao.
    • C.Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.            
    • D.Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 95576

    Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6

    Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ?

    • A.Xác định sự có mặt của O.     
    • B.Xác định sự có mặt của C và H.
    • C.Xác định sự có mặt của H.        
    • D.Xác định sự có mặt của C.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 95577

    Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là : 

    • A.7
    • B.6
    • C.5
    • D.4
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 95578

    Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn (hình bên). Có %C = 81,553 ; %H = 8,738 ; %N = 4,531 còn lại là oxi. Vậy trong công thức phân tử Methadone có số nguyên tử H là 

    • A.23.   
    • B.20.             
    • C.29.                          
    • D.27.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 95579

    Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2, thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng 16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thu được kết tủa, tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. CTPT của X là : 

    • A.C3H8.      
    • B.C3H6       
    • C.C3H4.                       
    • D.C4H10.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?