Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Long Bình

  • 120 phút
  • Làm Bài

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 61905

    Tìm x biết \( \displaystyle\sqrt {{{4x + 3} \over {x + 1}}}  = 3\) 

    • A.x = 0,2
    • B.x = -0,2
    • C.x = 1,2
    • D.x = -1,2
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 61906

    Tìm x biết \(\sqrt {2x - 1}  = \sqrt 5 \)

    • A.x = 1
    • B.x = 2
    • C.x = 3
    • D.x = 4
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 61907

    Tìm x biết \(\displaystyle {5 \over 3}\sqrt {15{\rm{x}}}  - \sqrt {15{\rm{x}}}  - 2 = {1 \over 3}\sqrt {15{\rm{x}}} \)

    • A.\(x=\dfrac{12}6.\)
    • B.\(x=\dfrac{11}5.\)
    • C.\(x=\dfrac{12}5.\)
    • D.\(x=\dfrac{12}7.\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 61908

    Rút gọn biểu thức \(\displaystyle {{a\sqrt b  + b\sqrt a } \over {\sqrt {ab} }}:{1 \over {\sqrt a  - \sqrt b }} \) với a, b dương và a ≠ b

    • A.a - b
    • B.a + b
    • C.b - a
    • D.a
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 61909

     Rút gọn :  \(a = \root 3 \of {8x}  - 2\root 3 \of {27x}  + \sqrt {49x} ;\,x \ge 0\)

    • A.\( - 4\root 3 \of x  - 7\sqrt x\)
    • B.\(  4\root 3 \of x  + 7\sqrt x\)
    • C.\( - 4\root 3 \of x  + 7\sqrt x\)
    • D.\(  4\root 3 \of x  - 7\sqrt x\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 61910

    Rút gọn biểu thức \(\sqrt {9{x^2}}  - 2x\) với \(x < 0\) 

    • A.-3x
    • B.-4x
    • C.-5x
    • D.-6x
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 61911

    Tìm x không âm, biết \(\sqrt x  = 0\)

    • A.x = 0
    • B.x = 1
    • C.x = 2
    • D.x = 3
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 61912

    Đường thẳng \(y = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{3}{4}\) cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng :

    • A.\(\dfrac{3}{5}\)
    • B.\( - \dfrac{3}{4}\)
    • C.\(\dfrac{5}{4}\)
    • D.\(\dfrac{3}{4}\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 61913

    Cho hai hàm số bậc nhất \(y = \left( {m - \dfrac{1}{2}} \right)x + \dfrac{m}{3}\)  và \(y = \dfrac{m}{3}x - \dfrac{1}{2}\).

    Khi m = 1, đồ thị của hai hàm số đã cho cắt nhau tại một điểm có tọa độ là:

    • A.\(\left( { - 5\,;\, - \dfrac{{13}}{6}} \right)\)
    • B.\(\left( { - \dfrac{{13}}{6}\,;\, - 5} \right)\)
    • C.\(\left( { - 1\,;\, - \dfrac{1}{6}} \right)\)
    • D.\(\left( {1\,;\,\dfrac{5}{6}} \right)\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 61914

    Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b biết a = 2 và đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5.

    • A.y = 2x + 4
    • B.y = 2x - 4
    • C.y = 2x + 3
    • D.y = 2x - 3
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 61915

    Với những giá trị nào của m thì hàm số \(y = \dfrac{{m + 1}}{{m - 1}}x + 3,5\) là hàm số bậc nhất ?

    • A.\(m\ne 1\)
    • B.\(m \ne -1\)
    • C.\(m \ne  \pm 1\)
    • D.\(m \ne  \pm 2.\)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 61916

    Cho hàm số \(y = g\left( x \right) = \dfrac{2}{3}x + 3\). Khi \(x = 1\dfrac{1}{3}\)  thì giá trị của hàm số \(g\left( {1\dfrac{1}{3}} \right)\)  bằng:

    • A.4
    • B.\(3\dfrac{2}{9}\)
    • C.\(3\dfrac{8}{9}\)
    • D.\(3\dfrac{1}{2}\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 61917

    Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} (x+1)(y-3)=(x-1)(y+3) \\ (x-3)(y+1)=(x+1)(y-3) \end{array}\right.\) là:

    • A.(0;0)
    • B.(1;1)
    • C.(2;2)
    • D.(3;3)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 61918

    Một vật có khối lượng 124g và thể tích 15 cm3 là hợp kim của đồng và kẽm. Tính xem trong đó có bao nhiêu gam đồng và bao nhiêu gam kẽm, biết rằng cứ 89g đồng thì có thể tích là 10 cm3 và 7 g kẽm thì có thể tích là 1 cm3

    • A.Đồng: 89g. Kẽm: 35g
    • B.Đồng: 85g. Kẽm: 35g
    • C.Đồng: 89g. Kẽm: 30g
    • D.Đồng: 85g. Kẽm: 30g
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 61919

    Cặp số nào là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3 ?

    • A.\(\left( { - 2;1} \right)\)
    • B.\(\left( {0;2} \right)\)
    • C.\(\left( { - 1;0} \right)\)
    • D.\(\left( {1,5;3} \right)\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 61920

    Gọi (x;y) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} x+2 y=m+3 \\ 2 x-3 y=m \end{array}\right.\) sao cho x+y=3. Tìm tham số m.

    • A.m=-1
    • B.m=-6
    • C.m=2
    • D.m=3
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 61921

    Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x =  - 4\\3y + 6 = 0\end{array} \right.\)

    • A.Hệ phương trình đã cho có một nghiệm là x = -2
    • B.Hệ phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -2 và y = -2
    • C.Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (x ; y) = (-2 ; -2)
    • D.Hệ phương trình đã cho vô nghiệm
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 61922

    Giải phương trình \(4,2{x^2} + 5,46x = 0\).

    • A.\({x_1} = 0;{x_2} =   1,4.\)
    • B.\({x_1} = 0;{x_2} =  - 1,4.\)
    • C.\({x_1} = 0;{x_2} =  - 1,3.\)
    • D.\({x_1} = 0;{x_2} =  1,3.\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 61923

    Cho phương trình ẩn x: \(\mathrm{x}^{2}-2 \mathrm{mx}-1=0(1)\).  Tìm các giá trị của m để \(\mathrm{x}_{1}^{2}+\mathrm{x}_{2}^{2}-\mathrm{x}_{1} \mathrm{x}_{2}=7\)

    • A.m=0
    • B. \(m=\pm1\)
    • C.m=-1
    • D.m=1
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 61924

    Không dùng công thức nghiệm, tìm số nghiệm của phương trình -4x2 + 9 = 0

    • A.0
    • B.1
    • C.3
    • D.2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 61925

    Số nghiệm của phương trình \({\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right)^2} - 4\left( {x + \dfrac{1}{x}} \right) + 3 = 0\) là:

    • A.\(x = \dfrac{{4 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{4 - \sqrt 5 }}{2}\)
    • B.\(x = \dfrac{{3 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{4 - \sqrt 5 }}{2}\)
    • C.\(x = \dfrac{{4 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\)
    • D.\(x = \dfrac{{3 + \sqrt 5 }}{2};x = \dfrac{{3 - \sqrt 5 }}{2}\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 61926

    Một xe lửa đi từ Hà Nội vào Bình Sơn (Quảng Ngãi). Sau đó 1 giờ một xe lửa khác đi từ Bình Sơn ra Hà Nội với vận tốc lớn hơn vận tốc của xe thứ nhất là 5 km/h. Hai xe  gặp nhau ở một ga ở chính giữa quãng đường. Tính vẫn tốc của xe lửa thứ nhất, biết rằng quãng đường Hà Nội – Bình Sơn dài 900km.

    • A.\(40\left( {km/h} \right)\)
    • B.\(45\left( {km/h} \right)\)
    • C.\(50\left( {km/h} \right)\)
    • D.\(55\left( {km/h} \right)\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 61927

    Giải phương trình: \(0,4{x^2} + 1 = 0\)

    • A.x = 5
    • B.x = -2
    • C.x = 2
    • D.Phương trình vô nghiệm
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 61928

    Lực F của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc v của gió, tức là F = av2 (a là hằng số). Biết rằng khi vận tốc gió bằng 2 m/s thì lực tác động lên cánh buồm của con thuyền bằng 120N (Niu – tơn). Tính hệ số a.

    • A.a = 10
    • B.a = 20
    • C.a = 30
    • D.a = 40
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 61929

    Nghiệm của phương trình \( - 3{x^2} + 4\sqrt 6 x + 4 = 0\) là

    • A.\({x_1} = \dfrac{{2\sqrt 6  +6}}{3}; {x_2} = \dfrac{{2\sqrt 6  + 6}}{3}\)
    • B.\({x_1} = \dfrac{{2\sqrt 6  - 6}}{3}; {x_2} = \dfrac{{2\sqrt 6  - 6}}{3}\)
    • C.\({x_1} = \dfrac{{2\sqrt 6  - 6}}{3}; {x_2} = \dfrac{{2\sqrt 6  + 6}}{3}\)
    • D.\({x_1} = \dfrac{{2\sqrt 6 + 6}}{3}; {x_2} = \dfrac{{2\sqrt 6 - 6}}{3}\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 61930

    Phương trình \(2\sqrt 3 {x^2} + x + 1 = \sqrt 3 \left( {x + 1} \right)\) có nghiệm là:

    • A.\({x_1} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3};\) \({x_2} =\dfrac{{1 - \sqrt 3 }}{2}\)
    • B.\({x_1} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3};\) \({x_2} =\dfrac{{1 + \sqrt 3 }}{2}\)
    • C.\({x_1} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3};\) \({x_2} =\dfrac{{-1 - \sqrt 3 }}{2}\)
    • D.\({x_1} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3};\) \({x_2} =\dfrac{{-1 + \sqrt 3 }}{2}\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 61931

    Phương trình \(5{x^3} - {x^2} - 5x + 1 = 0\) có nghiệm là:

    • A.\(x =  - 1;x = 1;x = \dfrac{-1}{5}.\)
    • B.\(x =  - 2;x = 1;x = \dfrac{1}{5}.\)
    • C.\(x =   2;x = 1;x = \dfrac{1}{5}.\)
    • D.\(x =  - 1;x = 1;x = \dfrac{1}{5}.\)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 61933

    Bác Hiệp và cô Liên đi xe đạp từ làng lên tỉnh trên quãng đường dài 30 km, khởi hành cùng một lúc. Vận tốc xe của bác Hiệp lớn hơn vận tốc xe của cô Liên là 3 km/h nên đã đến tỉnh trước cô Liên nửa giờ. Tính vận tốc xe của bác Hiệp.

    • A.\(10\left( {km/h} \right).\)
    • B.\(15\left( {km/h} \right).\)
    • C.\(20\left( {km/h} \right).\)
    • D.\(25\left( {km/h} \right).\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 61935

    Hệ số a, b, c của phương trình \(\dfrac{2}{5}{x^2} + 2x - 7 = 3x + \dfrac{1}{2}\) là:

    • A.\(a = \dfrac{3}{5};b =  - 1;c =   \dfrac{{15}}{2}\)
    • B.\(a = \dfrac{3}{5};b =   1;c =  - \dfrac{{15}}{2}\)
    • C.\(a = \dfrac{3}{5};b =  - 1;c =  - \dfrac{{15}}{2}\)
    • D.\(a = -\dfrac{3}{5};b =  - 1;c =  - \dfrac{{15}}{2}\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 61937

    Cho hàm số \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\) . Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

    • A.Nếu a > 0 thì khi x tăng y cũng tăng
    • B.Nếu a > 0 thì khi x > 0 và x tăng y cũng tăng
    • C.Nếu a > 0 thì khi x giảm y cũng giảm
    • D.Nếu a > 0 thì khi x < 0 và x giảm y cũng giảm
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 61939

    Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của AB, AC. Biết HM = 15cm, HN = 20cm. Tính HB, HC, AH.

    • A.HB = 12cm ; HC = 28cm ; AH = 20cm
    • B.HB = 15cm ; HC = 30cm ; AH = 20cm
    • C.HB = 16cm ; HC = 30cm ; AH = 22cm
    • D.HB = 18cm ; HC = 32cm ; AH = 24cm
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 61941

    Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh AB = 30cm và AC = 40cm, đường cao AH, trung tuyến AM. Tính BH, HM, MC

    • A.BH = 18cm ; HM = 7cm ; MC = 25cm
    • B.BH = 12cm ; HM = 8cm ; MC = 20cm
    • C.BH = 16cm ; HM = 8cm ; MC = 24cm
    • D.BH = 16cm ; HM = 6cm ; MC = 22cm
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 61944

    Cho ΔABC vuông tại A, ∠B = α, ∠C = β. Hệ thức nào sau đây luôn đúng?

    • A.sin α + cos β = 1
    • B.tan α = cot β
    • C.tan 2α + cot 2β = 1
    • D.sin α = cos α
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 61946

    Tính N = cos 215o − cos 225o + cos 235o − cos 245o + cos 255o − cos 265o + cos 275o

    • A.N = 0,5
    • B.N = 1
    • C.N = -1
    • D.N = -0,5
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 61948

    Cho tam giác MNP vuông tại N. Hệ thức nào sau đây là đúng?

    • A.MN = MP.sinP
    • B.MN = MP.cosP
    • C.MN = MP.tanP
    • D.MN = MP.cotP
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 61950

    Cho tam giác DEF có DE = 7cm; góc D = 400; góc F = 580. Kẻ đường cao EI của tam giác đó. Hãy tính: đường cai EI (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ 1)

    • A.EI=4,5cm
    • B.EI=5,4cm
    • C.EI=5,9cm
    • D.EI=6,4cm
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 61952

    Chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh của hình trụ là 314 cm2. Hãy tính bán kính đường tròn đáy (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

    • A.7,06 cm
    • B.7,07 cm
    • C.7,08 cm
    • D.7,09 cm
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 61954

    Một hình trụ có bán kính đáy là \(7cm\), diện tích xung quang bằng \(352{\rm{ }}c{m^2}\). Khi đó chiều cao của hình trụ là:

    • A.3,2 cm
    • B.4,6 cm
    • C.1,8 cm
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 61956

    Cho mặt cầu có thể tích \(V = 972\pi (c{m^3})\) . Tính đường kính mặt cầu.

    • A.18cm
    • B.12cm
    • C.9cm
    • D.16cm
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 61958

    Cho mặt cầu có số đo diện tích bằng hai lần với số đo thể tích. Tính bán kính mặt cầu.

    • A.3
    • B.6
    • C.9
    • D.3/2
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 61960

    Mỗi một tam giác có bao nhiêu đường tròn bàng tiếp?

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 61962

    Đường thẳng a cách tâm (O )  của đường tròn (O;R) một khoảng bằng \(\sqrt8 cm\) Biết R = 3cm, số giao điểm của đường thẳng a  và đường tròn (O;R) là:

    • A.0
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 61964

    Hai đường tròn (O;5) và (O';8) có vị trí tương đối với nhau như thế nào biết OO' = 12 

    • A.Tiếp xúc nhau  
    • B.Không giao nhau 
    • C.Tiếp xúc ngoài 
    • D.Cắt nhau
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 61966

    Cho hình vuông ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB,BC . Gọi E là giao điểm của CM và DN. Tâm của đường tròn đi qua bốn điểm A,D,E,M là

    • A.Trung điểm của DM
    • B.Trung điểm của DB
    • C.Trung điểm của DE
    • D.Trung điểm của DA
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 61969

    “Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm một dây không đi qua tâm thì .... với dây ấy”. Điền vào dấu ... cụm từ thích hợp.

    • A.Nhỏ hơn
    • B.Bằng
    • C.Song song
    • D.Vuông góc
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 61971

    Từ điểm M nằm ngoài  (O) kẻ các tiếp tuyến MD;MB và cát tuyến MAC với đường tròn. A nằm giữa M và C . Chọn câu đúng.

    • A. \(MA.MC = MB.MD\)
    • B. \(MA.MC = BC^2\)
    • C. \(MA.MC = MA^2\)
    • D. \(MA.MC = MD^2\)
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 61973

    Chọn khẳng định đúng. Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là

    • A.Góc ở tâm
    • B.Góc tạo bởi hai bán kính
    • C.Góc bên ngoài đường tròn
    • D.Góc bên trong đường tròn
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 61975

    Góc nội tiếp có số đo

    • A.Bằng hai lần số đo góc ở tâm cùng chắn  một cung
    • B.Bằng số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
    • C.Bằng số đo cung bị chắn
    • D.Bằng nửa số đo cung bị chắn.
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 61977

    Cho tam giác ABC vuông tại A, có cạnh BC cố định. Gọi M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tìm quỹ tích điểm M khi A di động.

    • A.Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 120dựng trên BC
    • B.Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 1350 dựng trên BC.
    • C.Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 1150 dựng trên BC.
    • D.Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc 900   dựng trên BC.
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 61979

    Cho đường tròn tâm O có chu vi là 4π. Tính diện tích hình tròn?

    • A.
    • B.
    • C.
    • D.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?