Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Lê Lợi

  • 120 phút
  • Làm Bài

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 61421

    Áp dụng quy tắc chia hai căn bậc hai, hãy tính: \( \displaystyle{{\sqrt {12,5} } \over {\sqrt {0,5} }}\)

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 61423

    Biểu thức \( \displaystyle\sqrt {{x^2} - 4} \) xác định với giá trị nào của \(x\) ?

    • A.\(x ≤ -2\) hoặc \(x ≥ 1\)
    • B.\(x ≤ -1\) hoặc \(x ≥ 2\)
    • C.\(x ≤ -2\) hoặc \(x ≥ 2\)
    • D.\(x ≤ -1\) hoặc \(x ≥ 1\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 61425

    Tìm x, biết : \(\left( {\sqrt x  + {1 \over {\sqrt x  + 1}}} \right).\left( {1 - {{\sqrt x  + 2} \over {x + \sqrt x  + 1}}} \right) > 0\,\left( * \right)\) 

    • A.\(x < 1\).
    • B.\(x > 0\).
    • C.\(x > 1\).
    • D.\(x < 0\).
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 61427

    Tính: \(\dfrac{{\sqrt[3]{{135}}}}{{\sqrt[3]{5}}} - \sqrt[3]{{54}}.\sqrt[3]{4}\)

    • A.3
    • B.-3
    • C.4
    • D.-4
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 61429

    Tìm số x không âm, biết: \(\sqrt x = 15\)

    • A.225
    • B.226
    • C.274
    • D.228
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 61431

    Rút gọn: \( \displaystyle{{\sqrt 6  + \sqrt {14} } \over {2\sqrt 3  + \sqrt {28} }}\) 

    • A.\({{\sqrt 2 } \over 3} \)
    • B.\({{\sqrt 2 } \over 2} \)
    • C.\({{\sqrt 3} \over 3} \)
    • D.\({{\sqrt 3 } \over 2} \)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 61434

    \(\sqrt {25x}  - \sqrt {16x}  = 9\) khi \(x\) bằng

    • A.1
    • B.3
    • C.9
    • D.81
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 61436

    Với giá trị nào của m thì ba đường thẳng d1: y = (m + 2)x - 3; d:y = 3x + 1 và d3:y = 2x - 5 giao nhau tại một điểm?

    • A. \( m = \frac{1}{3}\)
    • B. \( m =- \frac{1}{3}\)
    • C. \(m=-1\)
    • D. \(m=1\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 61439

    Gọi d1 là đồ thị hàm số y = mx + 1 và d2 là đồ thị hàm số y= 1/2x - 2. Xác định giá trị của m để M(2; - 1) là giao điểm của d1 và d2

    • A.1
    • B.2
    • C.-1
    • D.-2
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 61441

    Cho hàm số f( x ) = x3 - 3x - 2. Tính 2.f( 3 )

    • A.16
    • B.8
    • C.32
    • D.64
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 61443

    Cho hàm số f( x ) = 3 - x2. Tính f( - 1)

    • A.-2
    • B.2
    • C.1
    • D.0
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 61445

    Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x - 5 đi qua điểm A( - 1;2) Hệ số góc của đường thẳng d là

    • A.1
    • B.11
    • C.-7
    • D.7
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 61448

    Cho đường thẳng (d ): y=5x-1. Hệ số góc của đường thẳng d là

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 61450

    Cho hai hàm số bậc nhất \(y = 2x + 3k\) và \(y = \left( {2m + 1} \right)x + 2k - 3\). Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng song song với nhau.

    • A.\(m = \dfrac{1}{2}\) và \(k \ne  - 3\).
    • B.\(m = \dfrac{1}{2}\) và \(k \ne   3\).
    • C.\(m =- \dfrac{1}{2}\) và \(k \ne  - 3\).
    • D.\(m =- \dfrac{1}{2}\) và \(k \ne   3\).
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 61453

    Cho hàm số \(y = 2x + b\). Hãy xác định hệ số b biết đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3.

    • A.b = 2
    • B.b = -2
    • C.b = 3
    • D.b = -3
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 61455

    Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số y = (1 − m) x + m + 1 đồng biến trên R

    • A.m > 1
    • B.m < 1
    • C.m < -1
    • D.m > -1
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 61457

    Với giá trị nào của a thì hàm số y = (a − 5) x + 1 đồng biến trên tập R?

    • A.a < 5
    • B.a > 5
    • C.a = 5
    • D.a > -5
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 61459

    Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} {\rm{ax}} + by = c\\ a'x + b'y = c' \end{array} \right.\) có nghiệm duy nhất khi

    • A. \(\frac{a}{{a'}} \ne \frac{b}{{b'}}\)
    • B. \(\frac{a}{{a'}} = \frac{b}{{b'}}\)
    • C. \(\frac{a}{{a'}} = \frac{b}{{b'}} \ne \frac{c}{{c'}}\)
    • D. \(\frac{b}{{b'}} \ne \frac{c}{{c'}}\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 61461

    Đường thẳng nào sau đây không song song với đường thẳng y = 7x + 3?

    • A.y = 7x
    • B.y = 4 - 7x
    • C.y = 7x + 1
    • D.y =  - 1 + 7x
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 61462

    Một xe khách chạy tuyến Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ với tốc độ và thời gian đã định. Biết rằng, nếu giảm tốc độ 10 km/giờ thì thời gian đi sẽ tăng lên 45 phút so với dự định, nếu tăng tốc độ 10 km/giờ thì thời gian sẽ giảm đi 30 phút so với dự định. Hỏi quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ dài bao nhiêu kilômet ?

    • A.100 km.
    • B.150 km.
    • C.120 km.
    • D.170 km.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 61465

    Một hình chữ nhật có chu vi 110 m. Biết rằng hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là 10 m. Tính diện tích hình chữ nhật.

    • A.700m2
    • B.600m2
    • C.500m2
    • D.800m2
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 61467

    Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} 3 \sqrt{x-1}+2 \sqrt{y}=13 \\ 2 \sqrt{x-1}-\sqrt{y}=4 \end{array}\right.\) là:

    • A.(-1;10)
    • B.(4;10)
    • C.(1;-5)
    • D.(10;4)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 61468

    (x;y) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} x+\frac{y}{2}=\frac{2 x-3}{2} \\ \frac{x}{2}+3 y=\frac{25-9 y}{8} \end{array}\right.\). Giá trị của x-y là:

    • A.31
    • B.32
    • C.33
    • D.34
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 61470

    Chọn khẳng định đúng. Đường thẳng d  biểu diễn tập nghiệm của phương trình 3x - y = 3 là

    • A.Đường thẳng song song với trục hoành
    • B.Đường thẳng song song với trục tung
    • C.Đường thẳng đi qua gốc tọa độ
    • D.Đường thẳng  đi qua điểm A(1;0)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 61472

    Cho đường thẳng d có phương trình  (2m - 4)x + (m - 1)y = m - 5 Tìm các giá trị của tham số m để d đi qua gốc tọa độ.

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 61474

    Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} \frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{1}{3} \\ \frac{1}{x}-\frac{1}{y}=\frac{1}{12} \end{array}\right.\) là:

    • A. \(\left(\frac{4}{5} ; -3\right)\)
    • B. \(\left(-1; 12\right)\)
    • C. \(\left(\frac{24}{5} ; 8\right)\)
    • D. \((5;-7)\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 61476

    Xác định các giá trị của a, b để hệ phương trình: \(\left\{\begin{array}{l} 3 x+b y=5 \\ a x+b y=12 \end{array}\right.\) có nghiệm (-2;2)

    • A. \(a=-1 ; b=\frac{11}{2} .\)
    • B. \(a=-\frac{1}{2} ; b=\frac{3}{4} .\)
    • C. \(a=-1 ; b=-3.\)
    • D. \(a=-\frac{1}{2} ; b=\frac{11}{2} .\)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 61478

    Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + {m^2} = 0\). Với giá trị nào của m thì phương trình vô nghiệm?

    • A.\(m < \dfrac{-1}{2}\)
    • B.\(m < \dfrac{1}{2}\)
    • C.\(m > \dfrac{1}{2}\)
    • D.\(m > \dfrac{-1}{2}\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 61480

    Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + {m^2} = 0\). Với giá trị nào của m thì phương trình có hai nghiệm phân biệt.

    • A.\(m < \dfrac{-1}{2}\)
    • B.\(m < \dfrac{1}{2}\)
    • C.\(m > \dfrac{1}{2}\)
    • D.\(m > \dfrac{-1}{2}\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 61482

     \(\text { Tìm giá trị của m để phương trình} x^{2}-2 m x+4=0(1) \text{ có hai nghiệm } \mathrm{x}_{1}, \mathrm{x}_{2} \text { thỏa mãn: }\)

    \(\left(\mathrm{x}_{1}+1\right)^{2}+\left(\mathrm{x}_{2}+1\right)^{2}=2\)

    • A.m=1
    • B.m=-2
    • C. \(\left[\begin{array}{l} \mathrm{m}_{1}=1 \\ \mathrm{~m}_{2}=-2 \end{array}\right.\)
    • D.Không tìm được m.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 61484

     \(\text { Cho phương trình } x^{2}-14 x+29=0 \text { có hai nghiệm } x_{1} ; x_{2} \text { hãy tính }A=\frac{1-x_{1}}{x_{1}}+\frac{1-x_{2}}{x_{2}}\)

    • A. \(-\frac{44}{29}\)
    • B. \(\frac{44}{29}\)
    • C.0
    • D.21
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 61486

    Nghiệm của phương trình \(2 x^{2}-3 x-5=0\) là?

    • A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1 \\ x_{2}=-\frac{5}{2} \end{array}\right.\)
    • B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1 \\ x_{2}=\frac{5}{2} \end{array}\right.\)
    • C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=2 \\ x_{2}=\frac{5}{2} \end{array}\right.\)
    • D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1 \\ x_{2}=\frac{3}{2} \end{array}\right.\)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 61487

    Nghiệm của phương trình \(5 x^{2}+7 x-1=0\) là?

    • A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{7+\sqrt{69}}{5} \\ x_{2}=\frac{7-\sqrt{69}}{5} \end{array}\right.\)
    • B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{-7+\sqrt{69}}{5} \\ x_{2}=\frac{-7-\sqrt{69}}{5} \end{array}\right.\)
    • C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{-7+\sqrt{69}}{10} \\ x_{2}=\frac{-7-\sqrt{69}}{10} \end{array}\right.\)
    • D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{7+\sqrt{69}}{10} \\ x_{2}=\frac{7-\sqrt{69}}{10} \end{array}\right.\)
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 61488

    Một xe đò và một xe tải cùng xuất phát từ bến xe Miền Tây đi Long Xuyên với lộ trình dài 180 km. Do tốc độ cua xe đò lớn hơn xe tải 10 km/h nên xe đò đến Long Xuyên trước xe tải là  36 phút. Tính tốc độ của mỗi xe, biết rằng hai xe không thay đổi tốc độ trong suốt lộ trình.

    • A.Tốc độ của xe đồ là 60 km/h và tốc độ của xe tải là 50 km/h.
    • B.Tốc độ của xe đồ là 50 km/h và tốc độ của xe tải là 40 km/h.
    • C.Tốc độ của xe đồ là 55 km/h và tốc độ của xe tải là 45 km/h.
    • D.Tốc độ của xe đồ là 65 km/h và tốc độ của xe tải là 55 km/h.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 61489

    Tính số đo góc nhọn α biết 10sin2α + 6cos2α = 8

    • A.α = 300
    • B.α = 450
    • C.α = 600
    • D.α = 1200
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 61490

    Tính giá trị của biểu thức sau: B = tan 100 .tan 800 − tan 200 .tan 700

    • A.B = 0
    • B.B = 1
    • C.B = 3,5
    • D.B = -3,5
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 61491

    Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh AB = 30cm và AC = 40cm, đường cao AH, trung tuyến AM. Tính BH, HM, MC

    • A.BH = 18cm ; HM = 7cm ; MC = 25cm
    • B.BH = 12cm ; HM = 8cm ; MC = 20cm
    • C.BH = 16cm ; HM = 8cm ; MC = 24cm
    • D.BH = 16cm ; HM = 6cm ; MC = 22cm
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 61492

    Một tam giác vuông có cạnh huyền bằng 5, còn đường cao tương ứng cạnh huyền là 2. Hãy tính cạnh nhỏ nhất của tam giác vuông này.

    • A. \(\sqrt3\)
    • B. \(\sqrt5\)
    • C.1
    • D.2
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 61493

    Cho đường tròn tâm O, bán kính R = 6cm ngoại tiếp tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm, AC = 8 cm. Trong các dây AB , BC và AC thì dây nào gần tâm hơn?

    • A.AB
    • B.BC
    • C.AC
    • D.Chưa kết luận được.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 61494

    Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn tâm (O). Tìm khẳng định đúng?

    • A.Hai dây AB và AC cách đều tâm.
    • B.Dây BC gần tâm nhất.
    • C.Dây BC gần tâm hơn dây AC.
    • D.Dây AB gần tâm hơn dây BC.
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 61495

    Cho nửa đường tròn đường kính AB. C là một điểm thuộc nửa đường tròn. Vẽ dây BD là phân giác của góc ABC . BD cắt AC tại E. AD cắt BC tại G. H là điểm đối xứng với E qua D. Chọn đáp án đúng nhất.  Tứ giác AHGE là hình gì?

    • A.Hình bình hành          
    • B.Hình thoi
    • C.Hình vuông
    • D.Hình chữ nhật
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 61496

    Cho tam giác ABC có hai đường cao BD,CE cắt nhau tại H. Xác định tâm F của đường tròn đi qua bốn điểm A, D, H, E

    • A.F≡B
    • B.F là trung điểm đoạn AD
    • C.F là trung điểm đoạn AH
    • D.F là trung điểm đoạn AE
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 61497

    Cho đường thẳng xy và đường tròn (O; R) không giao nhau. Gọi M là một điểm di động trên xy. Vẽ đường tròn đường kính OM cắt đường tròn (O) tại A và B. Kẻ (OH vuông góc xy ) . Chọn câu đúng.

    • A.Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là H
    • B.Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là trung điểm OH
    • C.Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là giao của OH và AB
    • D.Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định là giao của OH và (O;R).
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 61498

    Cho hai đường tròn  ( O );(O') cắt nhau tại A,B, trong đó O' thuộc ( O ). Kẻ đường kính O'OC của đường tròn ( O ). Chọn khẳng định sai?

    • A.AC=CB
    • B. \(\widehat {CBO'} = {90^ \circ }\)
    • C.CA,CB là hai tiếp tuyến của (O′)
    • D.CA,CB là hai cát tuyến của (O′)
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 61499

    Diện tích xung quanh của một hình trụ có chu vi hình tròn đáy là 13cm và chiều cao là 3cm:

    • A.19 cm2
    • B.139 cm2
    • C.93 cm2
    • D.39 cm2
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 61500

    Một hình trụ có bán kính đáy là 7cm, diện tích xung quanh bằng 352cm2. Khi đó, chiều cao của hình trụ là:

    • A.3,2 cm
    • B.4,6cm
    • C.1,8 cm
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 61501

    Một hình trụ có bán kính đáy là \(7cm\), diện tích xung quang bằng \(352{\rm{ }}c{m^2}\). Khi đó chiều cao của hình trụ là:

    • A.3,2 cm
    • B.4,6 cm
    • C.1,8 cm
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 61502

    Một hình trụ có thể tích 147,4 cm2, chiều cao 7,5 cm. Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai thì bán kính đáy r của hình trụ xấp xỉ là (lấy \(\pi  = 3,14\) ):

    • A.2,2 cm
    • B.2,5 cm
    • C.2,8 cm
    • D.3,2 cm
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 61503

    Cho hình nón có chiều cao h = 10cm và thể tích \(V=1000\pi cm^3\) . Tính diện tích toàn phần của hình nón

    • A.100π(cm2)
    • B. \((300+200\sqrt3)π(cm^2)\)
    • C.300π(cm2)
    • D.250π(cm2
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 61504

    Tính cạnh của một ngũ giác đều nội tiếp đường tròn bán kính 5cm (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

    • A.5,9cm
    • B.5,8cm 
    • C.5,87cm
    • D.6cm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?