Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 62255
Tính: \({\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2}\)
- A. \(4 - \sqrt 3\)
- B. \(4 + 2\sqrt 3\)
- C. \(4 - 2\sqrt 3\)
- D. \(4 +\sqrt 3\)
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 62256
Rút gọn biểu thức \(3\sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}}\) với a < 2
- A.3(2+a)
- B.3(2-a)
- C.3(a-2)
- D.3(a+2)
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 62257
Với giá trị nào của a thì căn thức \(\sqrt {3a + 7}\) có nghĩa.
- A. \(a \ge - \dfrac{3}{7}\)
- B. \(a \ge \dfrac{7}{3}\)
- C. \(a \ge - \dfrac{7}{3}\)
- D. \(a \ge \dfrac{3}{7}\)
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 62258
Rút gọn biểu thức: \(\sqrt{20}-\sqrt{45}+3\sqrt{18}+\sqrt{72}\)
- A.\(15\sqrt 2 + \sqrt 5\)
- B.\(5\sqrt 2 - \sqrt 5\)
- C.\(5\sqrt 2 + \sqrt 5\)
- D.\(15\sqrt 2 - \sqrt 5\)
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 62259
Rút gọn biểu thức: \(\sqrt{\dfrac{1}{2}}+\sqrt{4,5}+\sqrt{12,5}\)
- A.\({{9\sqrt 2 } \over 2} \)
- B.\({{9\sqrt 2 } \over 5} \)
- C.\({{9\sqrt 2 } \over 4} \)
- D.\({{\sqrt 2 } \over 2} \)
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 62260
Rút gọn biểu thức: \(5\sqrt{\dfrac{1}{5}}+\dfrac{1}{2}\sqrt{20}+\sqrt{5}\)
- A.\(\sqrt 5\)
- B.\(2\sqrt 5\)
- C.\(3\sqrt 5\)
- D.\(4\sqrt 5\)
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 62261
Tìm x, biết : \(x^3= 64\)
- A.x = 8
- B.x = 4
- C.x = 2
- D.x = \(\frac{64}3\)
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 62262
Tính \({\left( {\sqrt[3]{{ - \dfrac{1}{8}}}} \right)^3} + 3\dfrac{3}{4}\)
- A. \(- \dfrac{{29}}{8}\)
- B. \( \dfrac{{29}}{9}\)
- C. \( \dfrac{{29}}{8}\)
- D. \( \dfrac{{27}}{8}\)
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 62263
Tính: \(18 - \sqrt[3]{{729}}\)
- A.9
- B.8
- C.7
- D.6
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 62264
Cho hai đường thẳng d1 :y = x - 1 và d2 :y = 2 - 3x . Tung độ giao điểm của d1; d2 có tọa độ là
- A. \( y = - 4\)
- B. \(y = - \frac{7}{4}\)
- C. \(y = \frac{1}{4}\)
- D. \(y = - \frac{1}{4}\)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 62265
Cho điểm M(xM;yM) thuộc đồ thị hàm số y = - 3x2. Biết xM = - 2. Tính yM
- A.6
- B.-6
- C.-12
- D.12
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 62266
Đồ thị hàm số \( y = 3\left( {x - 1} \right) + \frac{4}{3}\) đi qua điểm nào dưới đây?
- A. \( A\left( {\frac{{ - 5}}{3};0} \right)\)
- B. \( B\left( {1;\frac{3}{4}} \right)\)
- C. \( C\left( {\frac{2}{3};\frac{1}{3}} \right)\)
- D. \( D\left( {4;\frac{4}{3}} \right)\)
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 62267
Đường thẳng y = (a - 1)x + 6 tạo với trục hoành một góc tù. Khẳng định nào sau đây là đúng:
- A.a > 0
- B.a < 0
- C.a < 1
- D.a > 1
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 62268
Gọi α và β lần lượt là góc tạo bởi đường thẳng y = - 2x + 1 và y = - 5x + 2 với trục Ox. Khẳng định nào sau đây là đúng:
- A.90° < β < α
- B.90° < α < β
- C.α < β < 90°
- D.β < α < 90°
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 62269
Cho hai đường thẳng y = 2x + 10 và y = (3 - m)x + 4. Biết rằng hai đường thẳng trên tạo với trục Ox các góc bằng nhau. Tìm m?
- A.m = 0
- B.m = 1
- C.m = -1
- D.m = 2
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 62270
Tính tích hai nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 1\\6x - 2y = 4\end{array} \right.\)
- A.1
- B.2
- C.-1
- D.-2
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 62271
Gọi a, b là hai nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 8\\2x - y = 10\end{array} \right.\). Tính a + b.
- A.13
- B.-13
- C.-12
- D.12
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 62272
Giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 2\\x + 3y = 7\end{array} \right.\)
- A.(2;1)
- B.(1;3)
- C.(3;1)
- D.(1;2)
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 62273
Tìm một số có hai chữ số biết rằng: Hiệu của số ban đầu với số đảo ngược của nó bằng 18 (số đảo ngược của một số là số thu được bằng cách viết các chữ số của số đó theo thứ tự ngược lại) và tổng của số ban đầu với bình phương số đảo ngược của nó bằng 618.
- A.42
- B.44
- C.46
- D.48
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 62274
Nhân ngày sách Việt Nam, 120 học sinh khối 8 và 100 học sinh khối 9 cùng tham gia phong trào xây dựng “Tủ sách nhân ái”. Sau một thời gian phát động, tổng số sách cả hai khối đã quyên góp được là 540 quyển. Biết rằng mỗi học sinh khối 9 quyên góp nhiều hơn nhiều hơn mỗi học sinh khối 8 một quyển. Hỏi mỗi khối đã quyên góp được bao nhiêu quyển sách? (Mỗi học sinh trong cùng một khối quyên góp số lượng sách như nhau).
- A.Khối 9 là 240 quyển, khối 8 là 300 quyển.
- B.Khối 9 là 280 quyển, khối 8 là 260 quyển.
- C.Khối 9 là 260 quyển, khối 8 là 280 quyển.
- D.Khối 9 là 300 quyển, khối 8 là 240 quyển.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 62275
Bạn N tiết kiệm bằng cách mỗi ngày bỏ tiền vào heo đất và chỉ dùng hai loại tiền giấy là tờ 1000 đồng và (2000 đồng. Hưởng ứng đợt vận động ủng hộ đồng bào bị lụt, bão nên N đập heo đất thu được 160000 đồng. Khi đó mẹ cho thêm bạn N số tờ tiền loại 1000 và số tờ tiền loại 2000 đồng lần lượt gấp 2 lần và 3 lần số tờ tiền cùng loại của bạn N có do tiết kiệm, vì vậy bạn N đã ủng hộ được tổng số tiền là 560 ,000 đồng. Tính số tờ tiền mỗi loại của bạn N có do tiết kiệm.
- A.Số tờ tiền mệnh giá 1000 đồng: 60 tờ
- B.Số tờ tiền mệnh giá 2000 đồng: 80 tờ
- C.Số tờ tiền mệnh giá 2000 đồng: 40 tờ
- D.Số tờ tiền mệnh giá 1000 đồng: 80 tờ
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 62276
Nghiệm của phương trình \(\sqrt{2} x^{2}-2(\sqrt{3}-1) x-3 \sqrt{2}=0\) là?
- A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}+2 \sqrt{5-\sqrt{3}}}{2} \\ x_{2}=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}-2 \sqrt{5-\sqrt{3}}}{2} \end{array}\right.\)
- B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{-\sqrt{6}-\sqrt{2}+2 \sqrt{5-\sqrt{3}}}{2} \\ x_{2}=\frac{-\sqrt{6}-\sqrt{2}-2 \sqrt{5-\sqrt{3}}}{2} \end{array}\right.\)
- C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}+2 \sqrt{5-\sqrt{3}}}{2} \\ x_{2}=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}-2 \sqrt{5-\sqrt{3}}}{2} \end{array}\right.\)
- D.Vô nghiệm.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 62277
Nghiệm của phương trình \(-x^{2}-7 x-13=0\) là?
- A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-7 \\ x_{2}=5 \end{array}\right.\)
- B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=7 \\ x_{2}=5 \end{array}\right.\)
- C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-7 \\ x_{2}=-5 \end{array}\right.\)
- D.Vô nghiệm.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 62278
Nghiệm của phương trình \(3 x^{2}-2 \sqrt{3} x-2=0\) là?
- A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{-3+\sqrt{3}}{3} \\ x_{2}=\frac{-3-\sqrt{3}}{3} \end{array}\right.\)
- B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{3+\sqrt{3}}{3} \\ x_{2}=\frac{3-\sqrt{3}}{3} \end{array}\right.\)
- C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{-3+\sqrt{3}}{2} \\ x_{2}=\frac{-3-\sqrt{3}}{2} \end{array}\right.\)
- D.Vô nghiệm.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 62279
Tìm m để phương trình \(3x^2 + 4(m - 1)x + m^2 -4m + 1 = 0\) có hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn: \( \frac{1}{{{x_1}}} + \frac{1}{{{x_2}}} = \frac{1}{2}\left( {{x_1} + {x_2}} \right)\)
- A.m=1;m=5
- B.m=−1;m=−1
- C.m=5
- D.m≠1
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 62280
Cho phương trình \( {x^2} - 4x = 2\left| {x - 2} \right| - m - 5\) với m là tham số. Xác định m để phương trình có bốn nghiệm phân biệt.
- A.m<1
- B.-1<m<0
- C.0<m<1
- D.m>0
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 62281
Phân tích đa thức \(f( x ) = x^4- 2mx^2 - x + m^2 - m \) thành tích của hai tam thức bậc hai ẩn x
- A. \(f\left( x \right) = \left( {m + {x^2} - x - 1} \right)\left( {m + {x^2} + x} \right)\)
- B. \( f\left( x \right) = \left( {m - {x^2} - x - 2} \right)\left( {m - {x^2} + x} \right)\)
- C. \( f\left( x \right) = \left( {m - {x^2} - x - 1} \right)\left( {m - {x^2} + x+1} \right)\)
- D. \( f\left( x \right) = \left( {m - {x^2} - x - 1} \right)\left( {m - {x^2} + x} \right)\)
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 62282
Phương trình \({x^3} + 2{x^2} - {\left( {x - 3} \right)^2} = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - 2} \right)\) có nghiệm là:
- A.\(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{ 4 + \sqrt {38} }}{2}\\x = \dfrac{{ - 4 - \sqrt {38} }}{2}\end{array} \right.\)
- B.\(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{ - 4 + \sqrt {38} }}{2}\\x = \dfrac{{ - 4 + \sqrt {38} }}{2}\end{array} \right.\)
- C.\(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{ - 4 + \sqrt {38} }}{2}\\x = \dfrac{{ - 4 - \sqrt {38} }}{2}\end{array} \right.\)
- D.\(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{ - 4 - \sqrt {38} }}{2}\\x = \dfrac{{ - 4 - \sqrt {38} }}{2}\end{array} \right.\)
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 62283
Nghiệm của phương trình \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {x + 4} \right)^2} = 23 - 3x\) là:
- A.\(x = \dfrac{1}{2};x = 2.\)
- B.\(x = \dfrac{1}{2};x = - 2.\)
- C.\(x = - \dfrac{1}{2};x = 2.\)
- D.\(x = - \dfrac{1}{2};x = - 2.\)
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 62284
Số nghiệm của phương trình \(2{x^2} + 1 = \dfrac{1}{{{x^2}}} - 4\) là:
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 62285
Hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau đây theo thứ tự giảm dần : sin25˚; cos35˚; sin50˚; cos70˚.
- A. \(\cos 35^\circ > \sin 25^\circ >\sin 50^\circ > \cos 70^\circ \)
- B. \(\sin 25^\circ > \sin 50^\circ > \cos 35^\circ> \cos 70^\circ \)
- C. \(\cos 35^\circ > \sin 50^\circ > cos 70^\circ > \ \sin 25^\circ\)
- D. \(\cos 35^\circ > \sin 50^\circ > \sin 25^\circ > \cos 70^\circ \)
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 62286
Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần: \(\tan 73^{\circ}, \cot 25^{\circ}, \tan 62^{\circ}, \cot 38^{\circ}\)
- A. \(\tan 73^{\circ}< \tan 62^{\circ}< \cot 25^{\circ}< \cot 38^{\circ}\)
- B. \( \cot 38^{\circ}< \tan 62^{\circ}< \cot 25^{\circ}< \tan 73^{\circ}\)
- C. \( \cot 38^{\circ}< \cot 25^{\circ}< \tan 62^{\circ}< \tan 73^{\circ}\)
- D. \( \cot 38^{\circ}< \tan 62^{\circ}<\tan 73^{\circ}< \cot 25^{\circ}\)
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 62287
Hãy tìm tỉ số lượng giác sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư) : \(\cot 32^{\circ}15'\)
- A. \(\cot 32^{\circ}15'\approx 1,5849\)
- B. \(\cot 32^{\circ}15'\approx 1,5841\)
- C. \(\cot 32^{\circ}15'\approx 1,5850\)
- D. \(\cot 32^{\circ}15'\approx 1,5848\)
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 62288
Cho tam giác ABC có AB = 16, AC = 14 và góc B = 600. Tính BC
- A.BC=10
- B.BC=11
- C.BC=9
- D. BC=12
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 62289
Cho tam giác ABC vuông tại A có BC = 26cm, AB = 10cm. Tính AC;góc B (làm tròn đến độ)
- A. \( AC = 22;\hat C \approx {67^ \circ }\)
- B. \( AC = 24;\hat C \approx {66^ \circ }\)
- C. \( AC = 24;\hat C \approx {67^ \circ }\)
- D. \( AC = 24;\hat C \approx {68^ \circ }\)
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 62290
Cho đường tròn (O ; 5 cm) và hai dây AB, CD. Từ O hạ OH và OK theo thứ tự vuông góc với AB và CD. Cho biết OH = 3 cm ; OK = 2 cm. Hãy so sánh độ dài hai dây AB và CD.
- A.AB > CD
- B.AB = CD
- C.AB < CD
- D.Không so sánh được.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 62291
Cho ABC là tam giác cân có góc đỉnh A bằng \({30^o}\), nội tiếp đường tròn tâm O. Từ O hạ các đường thẳng vuông góc OM và ON xuống các cạnh tương ứng AB và BC. So sánh OM và ON.
- A.OM = ON.
- B.OM < ON.
- C.OM > ON.
- D.Không thể so sánh.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 62292
Cho hai đường tròn tiếp xúc ngoài (O;R) và (O';r) với R > r và OO' = d. Chọn khẳng định đúng?
- A. \(d=R−r\)
- B. \(d>R+r\)
- C.\(R-r<d<R+r\)
- D. \(d=R+r\)
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 62293
Cho đường tròn (O;R) ) và hai dây AB;CD sao cho góc AOB = 1200 ;góc COD = 600 . So sánh các dây CD;AB.
- A.CD=2AB
- B.AB>2CD
- C.CD>AB
- D.CD<AB<2CD
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 62294
Cho tam giác ABC cân tại A và góc A = 660 nội tiếp đường tròn ( O ). Trong các cung nhỏ AB;BC;AC, cung nào là cung lớn nhất?
- A.AB
- B.AC
- C.BC
- D.AB,AC
-
Câu 41:
Mã câu hỏi: 62295
Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài (O).Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD ( A nằm giữa I và B,C nằm giữa I và D). Cặp góc nào sau đây bằng nhau?
- A. \(\widehat {ACI};\widehat {IBD}\)
- B. \(\widehat {CAI};\widehat {IBD}\)
- C. \(\widehat {ACI};\widehat {IDB}\)
- D. \(\widehat {ACI};\widehat {IAC}\)
-
Câu 42:
Mã câu hỏi: 62296
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn bằng bao nhiêu độ?
- A.450
- B.900
- C.600
- D.1200
-
Câu 43:
Mã câu hỏi: 62297
Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh BC lấy điểm E, trên tia đối của tia CD lấy điểm F sao cho CE = CF. Gọi M là giao điểm của hai đường thẳng DE và BF. Tìm quỹ tích của điểm M khi E di động trên cạnh BC.
- A.Nửa đường tròn đường kính BD .
- B.Cung BC của đường tròn đường kính BD
- C.Cung BC của đường tròn đường kính BD trừ điểm B,C
- D.Đường tròn đường kính BD
-
Câu 44:
Mã câu hỏi: 62298
Cho nửa đường tròn đường kính AB. Gọi M là điểm chính giữa của cung AB . Trên cung AM lấy điểm N. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MB, trên tia đối của tia NB lấy điểm E sao cho NA = NE, trên tia đối của tia MB lấy điểm C sao cho MC = MA. Các điểm nào dưới đây cùng thuộc một đường tròn ?
- A.A,B,C,M,E
- B.M,B,C,D,N
- C.A,B,C,D,E
- D.A,B,C,D,N
-
Câu 45:
Mã câu hỏi: 62299
Chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh a cm là
- A. \( \frac{{4\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)\)
- B. \( \frac{{2\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)\)
- C. \( \frac{{\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)\)
- D. \( \frac{{5\pi a\sqrt 3 }}{3}(cm)\)
-
Câu 46:
Mã câu hỏi: 62300
Cho tam giác ABC có AB = AC = 3cm, \( \widehat A = {120^0}\). Tính độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
- A.12π
- B.9π
- C.6π
- D.3π
-
Câu 47:
Mã câu hỏi: 62301
Diện tích toàn phần của một hình trụ có chu vi đường tròn đáy là 12 cm và chiều cao là 4 cm là:
- A. \(\frac{{180}}{\pi }(c{m^2})\)
- B.48 + \(\frac{{36}}{\pi }(c{m^3})\)
- C.48 + \(\frac{{72}}{\pi }(c{m^2})\)
- D. \(\frac{{280}}{\pi }(c{m^2})\)
-
Câu 48:
Mã câu hỏi: 62302
Một hình trụ có bán kính đáy bằng 5 cm và diện tích xung quanh bằng \(300\pi (c{m^2})\) . Chiều cao của hình trụ là:
- A.30cm
- B.12cm
- C.6cm
- D.10cm
-
Câu 49:
Mã câu hỏi: 62303
Một hình trụ có thể tích 8 m3 không đổi. Hỏi bán kính đáy bằng bao nhiêu để diện tích toàn phần của hình trụ đó là nhỏ nhất.
- A. \(R = \sqrt {\frac{4}{\pi }} \)
- B. \(R = \sqrt[3]{{\frac{4}{\pi }}}\)
- C. \(R = \sqrt[3]{{4\pi }}\)
- D. \(R =3 \sqrt[3]{{\frac{4}{\pi }}}\)
-
Câu 50:
Mã câu hỏi: 62304
Tính chiều cao của hình trụ có diện tích toàn phần gấp đôi diện tích xung quanh và bán kính đáy là 3 cm
- A.7 cm
- B.5 cm
- C.3 cm
- D.9 cm