Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THCS Đông Lỗ

  • 120 phút
  • Làm Bài

Câu hỏi Trắc nghiệm (50 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 62505

    Rút gọn rồi tính \(\sqrt {\sqrt {{{( - 5)}^8}} } \)

    • A.15
    • B.10
    • C.20
    • D.25
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 62506

    Tìm x để căn thức \( \displaystyle\sqrt {{{ - 5} \over {{x^2} + 6}}} \) có nghĩa.

    • A.x khác 6
    • B.x < 6
    • C.x > 6
    • D.Đáp án khác
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 62507

    Tìm x biết: \(\sqrt {9x}  - \sqrt {36x}  + \sqrt {121x}  < 8\,\,\,\,\,(2)\)

    • A.\(-1 \le x < 1\)
    • B.\(0 \le x < 1\)
    • C.\(0 \le x < 2\)
    • D.\(0 \le x < 3\)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 62508

    Rút gọn:  \(A = \sqrt {16x + 16}  - \sqrt {9\left( {x + 1} \right)}  \)\(\,+ \sqrt {25x + 25} \,\,\,\,\left( {x \ge  - 1} \right)\)

    • A.\( 3\sqrt {x + 1} \)
    • B.\( 4\sqrt {x + 1} \)
    • C.\( 5\sqrt {x + 1} \)
    • D.\( 6\sqrt {x + 1} \)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 62509

    Giá trị của biểu thức \(\dfrac{1}{2+\sqrt{3}}+\dfrac{1}{2-\sqrt{3}}\) bằng:

    • A.\(\dfrac{1}{2}\)
    • B.1
    • C.-4
    • D.4
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 62510

    Rút gọn biểu thức: \(M={\left(\dfrac{1}{a -\sqrt a} +\dfrac{1}{\sqrt a -1}\right)} : \dfrac{\sqrt a +1}{a -2\sqrt a+1}\) với \(a > 0\) và \( a \ne 1\). 

    • A.\(1 +\dfrac{1}{\sqrt a}\)
    • B.\(1 -\dfrac{1}{\sqrt a}\)
    • C.\(2 -\dfrac{1}{\sqrt a}\)
    • D.\(2+\dfrac{1}{\sqrt a}\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 62511

    Cho ba đường thẳng d:y =  - x + 5; d:y = 5x - 1; d:y =  - 2x + 6 . Khẳng định nào dưới đây là đúng?

    • A.Giao điểm của d1 và d2 là M(0;5)
    • B.Ba đường thẳng trên đồng quy tại  N(1;4)
    • C.Ba đường thẳng trên không đồng quy
    • D.Ba đường thẳng trên đồng quy tại  điểm  M(0;5)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 62512

    Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số y = 3x - 2m và y =  - x + 1 - m cắt nhau tại một điểm trên trục tung?

    • A.1
    • B.0
    • C.-1
    • D.-2
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 62513

    Đường thẳng đi qua điểm \(A\left( {\dfrac{1}{2}\,;\,\dfrac{3}{5}} \right)\) và song song với đường thẳng y = 2x – 3 có phương trình là: 

    • A.\(y =- 2x + \dfrac{2}{5}\) .
    • B.\(y =- 2x - \dfrac{2}{5}\) .
    • C.\(y = 2x + \dfrac{2}{5}\) .
    • D.\(y = 2x - \dfrac{2}{5}\) .
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 62514

    Cho hai hàm số bậc nhất \(y = \left( {m - \dfrac{1}{2}} \right)x + \dfrac{m}{3}\)  và \(y = \dfrac{m}{3}x - \dfrac{1}{2}\). Khi m = 1, góc tạo bởi đường thẳng \(y = \left( {m - \dfrac{1}{2}} \right)x + \dfrac{m}{3}\) và trục Ox (làm tròn đến phút) có số đo bằng:

    • A.26o33’
    • B.153o26’
    • C.26o34’
    • D.153o27’
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 62515

    Cho đường thẳng d:y = ax + b  ,(a \( \ne \) 0). Hệ số góc của đường thẳng d là 

    • A.−a
    • B.a
    • C.1/a
    • D.b
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 62516

    Cho M (0; 2), N (1; 0), P (−1; −1) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của tam giác ABC . Phương trình đường thẳng AB của tam giác ABC là:

    • A.y = −2x + 3
    • B.y = 2x + 3
    • C.y = −2x - 3
    • D.y = 2x - 1
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 62517

     \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{2}{3}x - y = 70\\\dfrac{1}{3}x - \dfrac{2}{3}y = 43\end{array} \right.\) có nghiệm nào dưới đây?

    • A.(33; 48)
    • B.(33; - 48)
    • C.(- 33; - 48)
    • D.(- 33; 48)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 62518

    Cho \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {1 + \sqrt 3 } \right)x + \left( {\sqrt 2 - 1} \right)y = 1\\\left( {1 + \sqrt 2 } \right)x + \left( {1 - \sqrt 3 } \right)y = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là (a;b). Tính 3a + 3b.

    • A. \(2\sqrt2+1\)
    • B. \(2\sqrt2-1\)
    • C. \(2\sqrt2-2\)
    • D. \(2\sqrt2+2\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 62519

    Một chiếc vòng nữ trang được làm từ vàng và đồng với thể tích là 8,4 cm3 và cân nặng 104,44 g. Vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3 còn đồng có khối lượng riêng là 9g/cm3. Hỏi thể tích của vàng và đồng được sử dụng ?

    • A.Vàng: 3 cm3; Đồng 5,4 cm3
    • B.Vàng: 2,8 cm3; Đồng 5,6 cm3
    • C.Vàng: 4,2 cm3; Đồng 4,4 cm3
    • D.Vàng: 4 cm3; Đồng 4,4 cm3
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 62520

    Bạn An tiêu thụ 12 ca-lo cho mỗi phút bơi và 8 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Bạn An cần tiêu thụ tổng cộng 300 ca-lo trong 30 phút với hai hoạt động trên. Vậy bạn An cần bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động ?

    • A.10 phút bơi và 20 phút chạy bộ
    • B.20 phút bơi và 10 phút chạy bộ
    • C.15 phút bơi và 15 phút chạy bộ
    • D.25 phút bơi và 5 phút chạy bộ
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 62521

    Hai đội thợ quét sơn một tòa nhà. Nếu họ cùng làm thì trong 4 ngày xong việc. Nếu họ làm riêng thì đội I hoàn thành công việc nhanh hơn đội II là 6 ngày. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi đội phải làm trong bao nhiêu ngày để xong việc?

    • A.Đội I: 12 ngày
    • B.Đội I: 10 ngày
    • C.Đội I: 8 ngày
    • D.Đội I: 6 ngày
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 62522

    Một xưởng may phải may xong 3000 áo trong thời gian quy định. Để hoàn thành sớm kế hoạch, mỗi ngày xưởng đã may được nhiều hơn 6 áo so với kế hoạch. Vì thế 5 ngày trước khi hết thời hạn, xưởng đã may được 2650 áo. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày xưởng phải may được bao nhiêu áo?

    • A.50
    • B.100
    • C.150
    • D.200
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 62523

    Phương trình \({x^2} = 12x + 288\) có nghiệm là

    • A.\(x = -24;x =  12.\)
    • B.\(x =- 24;x =  - 12.\)
    • C.\(x = 24;x =  12.\)
    • D.\(x = 24;x =  - 12.\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 62524

    Phương trình \(4{x^2} - 2\sqrt 3 x = 1 - \sqrt 3 \) có nghiệm là:

    • A.\(x = \dfrac{-1}{2};x = \dfrac{{\sqrt 3  + 1}}{2}\)
    • B.\(x = \dfrac{1}{2};x = \dfrac{{\sqrt 3  - 1}}{2}\)
    • C.\(x = \dfrac{1}{2};x = \dfrac{{\sqrt 3  + 1}}{2}\)
    • D.\(x = \dfrac{-1}{2};x = \dfrac{{\sqrt 3  - 1}}{2}\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 62525

    Tìm hai số u và v biết u + v = 32, uv = 231.

    • A.u = 21; v = 11
    • B.u = 11; v = 21
    • C.A, B đều đúng
    • D.Đáp án khác
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 62526

    Phương trình \(4321{x^2} + 21x - 4300 = 0\) có nghiệm là

    • A.\({x_1} =1;{x_2}  = \dfrac{{-4300}}{{4321}}.\)
    • B.\({x_1} =  - 1;{x_2}  = \dfrac{{-4300}}{{4321}}.\)
    • C.\({x_1} =   1;{x_2}  = \dfrac{{4300}}{{4321}}.\)
    • D.\({x_1} =  - 1;{x_2}  = \dfrac{{4300}}{{4321}}.\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 62527

    Cho biết \(\operatorname{tg} 75^{\circ}=2+\sqrt{3}\) . Tìm \(\sin 15^{\circ}\), ta được:

    • A. \(\frac{\sqrt{2-\sqrt{3}}}{2}\)
    • B. \(\frac{\sqrt{2+\sqrt{2}}}{2}\)
    • C. \(\frac{\sqrt{2+\sqrt{3}}}{2}\)
    • D. \(\frac{\sqrt{2-\sqrt{2}}}{2}\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 62528

    Cho biết \(0<\alpha<90^{\circ} \text { và } \sin \alpha . \cos \alpha=\frac{1}{2}\) . Tính \(P=\sin ^{4} \alpha+\cos ^{4} \alpha\) , ta được:

    • A. \(P=\frac{3}{2}\)
    • B. \(P=\frac{1}{2}\)
    • C. \( P=1\)
    • D. \(P=-\frac{1}{2}\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 62529

    Cho đường tròn \((O ; 25cm),\) điểm \(C\) cách \(O\) là \(7cm.\) Có bao nhiêu dây đi qua \(C\) có độ dài là một số nguyên xentimét\(?\)

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 62530

    Cho đường tròn \((O)\) đường kính \(6cm,\) dây \(AB\) bằng \(2cm.\) Khoảng cách từ \(O\) đến \(AB\) bằng:

    • A.\(\sqrt {35} cm\)
    • B.\(\sqrt 5 cm\)
    • C.\(2\sqrt 2 cm\)
    • D.\(4\sqrt 2 cm\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 62531

    Cho góc (xOy) , trên Ox lấy P, trên Oy lấy Q sao cho chu vi ∆POQ bằng 2a không đổi. Chọn câu đúng.

    • A.PQ luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định
    • B.PQ không tiếp xúc với một đường tròn cố định nào
    • C.PQ=a
    • D.PQ=OP
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 62532

    Cho nửa đường tròn (O ; R), AB là đường kính. Dây BC có độ dài R. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CD = 3R. Chọn câu đúng.

    • A.AD là tiếp tuyến của đường tròn.
    • B. \(\widehat {ACB} = {90^ \circ }\)
    • C.AD cắt đường tròn (O;R) tại hai điểm phân biệt
    • D.Cả A, B đều đúng.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 62533

    Cho đường đường tròn (O) đường kính AB và đường tròn (O') đường kính AO. Các điểm C,D thuộc đường tròn (O) sao cho B thuộc  cung CD và cung BC nhỏ bằng cung BD nhỏ. Các dây cung AC và AD cắt đường tròn (O') theo thứ tự E và F. So sánh cung OE và cung OF của đường tròn (O').

    • A.Cung OE > cung OF
    • B.Cung OE < cung OF
    • C.Cung OE = cung OF
    • D.Chưa đủ điều kiện so sánh
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 62534

    Cho tam giác ABC có góc \(\widehat B = {30^0}\) , đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào sai khi nói về các cung HB; MB; MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB?

    • A.Cung  HB lớn nhất
    • B.Cung  HB nhỏ nhất
    • C.Cung  MH nhỏ nhất
    • D.Cung MB = cung MH
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 62535

    Cho đường tròn (O) và điểm I nằm ngoài  (O).Từ điểm I kẻ hai dây cung AB và CD ( A nằm giữa I và B,C nằm giữa I và D). Cặp góc nào sau đây bằng nhau?

    • A. \(\widehat {ACI};\widehat {IBD}\)
    • B. \(\widehat {CAI};\widehat {IBD}\)
    • C. \(\widehat {ACI};\widehat {IDB}\)
    • D. \(\widehat {ACI};\widehat {IAC}\)
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 62536

    Góc nội tiếp có số đo

    • A.Bằng hai lần số đo góc ở tâm cùng chắn  một cung
    • B.Bằng số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
    • C.Bằng số đo cung bị chắn
    • D.Bằng nửa số đo cung bị chắn.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 62537

    Cho đường tròn (O) và một dây AB. Vẽ đường kính CD vuông góc với AB (D thuộc cung nhỏ AB). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm N. Các đường thẳng CN và DN lần lượt cắt các đường thẳng AB tại E và F. Tiếp tuyến của đường tròn (O) tại N cắt các đường thẳng AB tại I. Chọn đáp án đúng.

    • A.Các tam giác FNI,INE cân
    • B. \(\widehat {IEN} = 2\widehat {NDC}\)
    • C. \( \widehat {DNI} = 3\widehat {DCN}\)
    • D.Tất cả các câu đều sai
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 62538

    Cho tam giác ABC cân tại A, nội tiếp trong (O). Trên cung nhỏ AC, lấy điểm D. Gọi S là giao điểm của AD và BC, I là giao điểm của AC và BD. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A. \( \widehat {{\rm{AS}}C} = \widehat {DCA}\)
    • B. \( \widehat {{\rm{AS}}C} =2\widehat {DCA}\)
    • C. \( 2\widehat {{\rm{AS}}C} = \widehat {DCA}\)
    • D.Các đáp án trên sai
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 62539

    Cho hai đường tròn (O, R) và (O’, R’), với R > R’. Gọi d là khoảng cách từ O đến O’.Khoanh vào khẳng định đúng.

    • A.d = R - R'
    • B.d  > R + R'
    • C.R -R' < d < R + R'
    • D.d =R + R'
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 62540

    Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài MN của hai đường tròn (M ∈ (O), N ∈ (O’)). Gọi P là điểm đối xứng với M qua OO’, Q là điểm đối xứng với N qua OO’. MNQP là hình:

    • A. thang cân
    • B.bình hành
    • C.tứ giác
    • D.thoi
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 62541

    Tính bán kính của một hình cầu biết thể tích của hình cầu bằng 123 cm3 (làm tròn đến số thập phân thứ nhất). Lấy  \(\pi =3,14\)

    • A.29,4cm
    • B.3cm
    • C.3,1cm
    • D.3,08cm
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 62542

    Tính thể tích của một hình nón cụt có các bán kính đáy bằng 4 cm và  7cm, chiều cao bằng 11 cm.

    • A. \(1023\pi (c{m^3})\)
    • B. \(341\pi (c{m^3})\)
    • C. \(93\pi (c{m^3})\)
    • D. \(314\pi (c{m^3})\)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 62543

    Một bóng đèn huỳnh quang dài 1,2m, đường kính của đường tròn đáy là 4cm, được đặt khít vào một ống giấy cứng dạng hình hộp (hình dưới). Tính diện tích phần giấy cứng dùng để làm một hộp (Hộp hở hai đầu, không tính lề và mép dán). 

    • A.1290 cm2
    • B.1920 cm2
    • C.2190 cm2
    • D.1092 cm2
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 62544

    Chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh của hình trụ 314 cm2. Hãy tính bán kính đường tròn đáy và thể tích hình trụ (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

    • A.r ≈ 7,07 (cm); V  ≈ 110 (cm3).
    • B.r ≈ 17,07 (cm); V  ≈ 1000 (cm3).
    • C.r ≈ 7,07 (cm); V  ≈ 1110 (cm3).
    • D.r ≈ 17,07 (cm); V  ≈ 1110 (cm3).
  • Câu 41:

    Mã câu hỏi: 62545

    Tìm x để căn thức \( \displaystyle\sqrt {{4 \over {x + 3}}} \) có nghĩa

    • A.x > 4
    • B.x > 3
    • C.x > - 3
    • D.x > - 4
  • Câu 42:

    Mã câu hỏi: 62546

    Rút gọn: \(B = 2\sqrt {25xy}  + \sqrt {225{x^3}{y^3}}  \)\(\,- 3y\sqrt {16{x^3}y} \,\,\,\,\left( {x \ge 0;y \ge 0} \right)\) 

    • A.\(\sqrt {xy} \left( {10 + 3xy} \right) \)
    • B.\(\sqrt {xy} \left( {10 - 3xy} \right) \)
    • C.\(\sqrt {xy} \left( {10 + xy} \right) \)
    • D.\(\sqrt {xy} \left( {10 -xy} \right) \)
  • Câu 43:

    Mã câu hỏi: 62547

    Rút gọn biểu thức sau: \(\sqrt{\dfrac{a}{b}}+\sqrt{ab}+\dfrac{a}{b}\sqrt{\dfrac{b}{a}}\) với \(a>0\) và \(b>0\)

    • A.\(\dfrac{1+b}{b}\sqrt{ab}\).
    • B.\(\dfrac{2+b}{b}\sqrt{ab}\).
    • C.\(\dfrac{2-b}{b}\sqrt{ab}\).
    • D.\(\dfrac{1-b}{b}\sqrt{ab}\).
  • Câu 44:

    Mã câu hỏi: 62548

    Cho hàm số y = 2(m - 2)x + m có đồ thị là đường thẳng d1 và hàm số y =  - x - 1 có đồ thị là đường thẳng d2. Xác định m để hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau tại một điểm có tung độ y = 3.

    • A. \( m = \frac{7}{{13}}\)
    • B. \( m = -\frac{7}{{13}}\)
    • C. \( m =- \frac{12}{{7}}\)
    • D. \( m = \frac{13}{{7}}\)
  • Câu 45:

    Mã câu hỏi: 62549

    Với giá trị nào của k thì đồ thị của hai hàm số \(y = \left( {k + 1} \right)x + 3\) và \(y = \left( {3 - 2k} \right)x + 1\) là hai đường thẳng cắt nhau ?

    • A.\(k \ne  - 1,k \ne \dfrac{3}{2}\) và \(k \ne \dfrac{-2}{3}\)
    • B.\(k \ne  - 1,k \ne \dfrac{-3}{2}\) và \(k \ne \dfrac{2}{3}\)
    • C.\(k \ne   1,k \ne \dfrac{3}{2}\) và \(k \ne \dfrac{2}{3}\)
    • D.\(k \ne  - 1,k \ne \dfrac{3}{2}\) và \(k \ne \dfrac{2}{3}\)
  • Câu 46:

    Mã câu hỏi: 62550

    Cho (P): y = 0,5x2 và đường thẳng d: 2x - 2. Phương trình đường thẳng d ′⊥d và d’ tiếp xúc (P) là

    • A. \(y = - \frac{1}{2}x + \frac{1}{8}\)
    • B. \(y = \frac{1}{2}x - \frac{1}{8}\)
    • C. \(y = - \frac{1}{2}x - \frac{1}{8}\)
    • D. \(y = x - \frac{1}{8}\)
  • Câu 47:

    Mã câu hỏi: 62551

    Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {1 + \sqrt 2 } \right)x + \left( {1 - \sqrt 2 } \right)y = 5\\\left( {1 + \sqrt 2 } \right)x + \left( {1 + \sqrt 2 } \right)y = 3\end{array} \right.\) là

    • A.\(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{  6 + 7\sqrt 2 }}{2}; - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
    • B.\(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{ - 6 + 7\sqrt 2 }}{2}; - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
    • C.\(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{ - 6 - 7\sqrt 2 }}{2}; - \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
    • D.\(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{ - 6 + 7\sqrt 2 }}{2};  \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)\)
  • Câu 48:

    Mã câu hỏi: 62552

    Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi là 56m. Nếu tăng chiều rộng thêm 4m và giảm chiều dài 4m thì diện tích tăng thêm 8 m2. Hãy tìm chiều dài và chiều rộng của miếng đất lúc đầu.

    • A.Chiều dài của miếng đất là 16m, chiều rộng của miếng đất là 12m.
    • B.Chiều dài của miếng đất là 15m, chiều rộng của miếng đất là 13m.
    • C.Chiều dài của miếng đất là 17m, chiều rộng của miếng đất là 11m.
    • D.Chiều dài của miếng đất là 18m, chiều rộng của miếng đất là 10m.
  • Câu 49:

    Mã câu hỏi: 62553

    Một tấm bìa hình chữ nhật có chu vi 80 cm. Người ta cắt ra ở mỗi góc một hình vuông cạnh 3 cm rồi gấp lên thành một hình hộp chữ nhật không có nắp có diện tích là 339cm2. Tính kích thước ban đầu của tấm bìa.

    • A.8 cm; 32 cm
    • B.10 cm; 30 cm
    • C.12 cm; 28 cm
    • D.15 cm; 25 cm
  • Câu 50:

    Mã câu hỏi: 62554

    Phương trình \(3{x^2} + 3 = 2\left( {x + 1} \right)\) có nghiệm là:

    • A.x = 1
    • B.x = 2
    • C.x = 3
    • D.Phương trình vô nghiệm 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?