Câu hỏi Tự luận (7 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 75292
1.Nêu biểu hiện, nguyên nhân và ý nghĩa của mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? Trong chăn nuôi, trồng trọt nên có những biện pháp nào để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
2.Nêu những khác biệt về hình thái, sinh lí của cây ưa sáng (ví dụ cây bạch đàn) và cây ưa bóng (ví dụ cây lá lốt)
3.Túi ni lông là sản phẩm do con người tạo ra. Túi ni lông có nhiều tiện lợi song tại sao hiện nay các nhà khoa học lại khuyến cáo chúng ta không nên sử dụng túi ni lông? -
Câu 2:
Mã câu hỏi: 75293
1.Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi và mối quan hệ kí sinh – vật chủ.
2.Vì sao nói: quần xã có độ đa dạng loài càng cao, lưới thức ăn càng phức tạp thì quần xã càng ổn định? Tại sao không nên tiêu diệt hoàn toàn 1 loài nào đó trong tự nhiên ngay cả khi loài đó có hại cho con người?
3.Hãy nêu các biện pháp để đưa một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao tránh khỏi bị tuyệt chủng. Giải thích.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 75294
Một loài thực hiện quá trình phân bào, khi phân tích hàm lượng ADN trong tế bào, người ta thu được kết quả ở các thời gian như sau:
( c là hàm lượng ADN trong tế bào đơn bội)
1.Vẽ đồ thị diễn biến hàm lượng ADN trong tế bào theo thời gian phân bào. Giải thích đồ thị.
2.Cho biết ý nghĩa của quá trình phân bào nói trên?
3.Hãy xác định vị trí tương ứng của các tế bào dưới đây trên đồ thị vừa vẽ, biết bộ nhiễm sắc thể của loài là 2n = 4. -
Câu 4:
Mã câu hỏi: 75295
1.Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất ? Vì sao?
2. Phân biệt hiện tượng trao đổi chéo các đoạn nhiễm sắc thể tương ứng trong quá trình giảm phân với hiện tượng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
3. Thế nào là nguyên tắc bổ sung? Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã khác nhau như thế nào? Hậu quả của việc vi phạm nguyên tắc bổ sung trong các quá trình nói trên?
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 75296
Mèo bình thường có tai thẳng. Tuy nhiên, trong một quần thể có kích thước lớn người ta tìm thấy 1 con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Cho con đực này lai với 10 con cái khác nhau lấy ngẫu nhiên từ cùng quần thể. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong phép lai này đều là 1 tai cong :1 tai thẳng.
1.Hãy đưa ra 2 giả thuyết giải thích sự xuất hiện của con mèo đực tai cong trong quần thể.
2.Nếu chỉ dựa vào các phép lai trên có thể dự đoán tính trạng tai cong là trội hay lặn không? Giải thích.
3.Cần tiến hành thí nghiệm nào để khẳng định chắc chắn tính trạng tai cong là trội hay lặn?
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 75297
Ở một loài thú, người ta thực hiện phép lai giữa 2 cặp bố mẹ dưới đây nhiều lần và thu được kết quả như sau:
Phép lai
Bố x mẹ Tỉ lệ kiểu hình ở đời lai 1
♀ lông vàng, đuôi ngắn x ♂ lông vàng, đuôi dài
100% lông vàng, đuôi dài 2 ♀ lông nâu, đuôi dài x ♂ lông nâu, đuôi ngắn
2 ♀ lông nâu, đuôi dài: 2 ♀ lông nâu, đuôi ngắn:
1♂ lông nâu, đuôi dài : 1 ♂ lông nâu, đuôi ngắn:
1 ♂ lông vàng, đuôi dài: 1 ♂ lông vàng, đuôi ngắn
Xác định cơ chế di truyền tính trạng màu lông và chiều dài đuôi biết 1 gen qui định 1 tính trạng. Xác định kiểu gen của bố mẹ ở mỗi phép lai.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 75298
Một tế bào chứa gen A và B. Các gen này được tái bản sau một số lần nguyên phân liên tiếp của tế bào, chúng đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 139500 nuclêôtit tự do. Tổng số nuclêôtit thuộc 2 gen đó có trong tất cả các tế bào con được hình thành sau các lần nguyên phân là 144000. Trong tất cả các tế bào con, tổng số liên kết hiđrô của gen A là 115200, gen B là 67200. Khi gen A tái bản một lần nó đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit bằng 2/3 số nuclêôtit cần cho gen B tái bản 2 lần. Biết không xảy ra đột biến.
1.Xác định số lần nguyên phân của tế bào trên.
2.Tính chiều dài của gen A và gen B.
3.Sau các lần nguyên phân liên tiếp nói trên, môi trường nội bào đã cung cấp từng loại nuclêôtit tự do là bao nhiêu cho quá trình tái bản của mỗi gen A và gen B?