Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Ngô Quyền

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 184186

    Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian 

    1. Hội nghị Pốtxđam được tổ chức tại Đức.  

    2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

    3. Hội nghị Ianta được triệu tập. 

    4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô. 

    • A.3,4,1,2.      
    • B.1,2,3,4.                
    • C.2,3,4,1.            
    • D.2,3,1,4. 
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 184187

    Cho đoạn dữ liệu sau:

    “Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ (...) giữa các dân tộc và tiến hành (...) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (...) và quyền (...) của các dân tộc” 

    Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những (...) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là 

    • A.hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền. 
    • B.hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết.
    • C.hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền. 
    • D.hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng. 
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 184188

    Việt Nam từ khi gia nhập Liên hợp quốc đã có những đóng góp vào việc

    • A.xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc chặt chẽ, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
    • B.trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009.
    • C.có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.
    • D.thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 184189

    Vai trò của Liên quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện này là gi?

    • A.Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
    • B.Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thảnh viên trên nhiều lĩnh vực.
    • C.Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe loài người nhằm nâng cao đời sống của người dân.
    • D.Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo, chống đói nghèo. 
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 184190

    Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị lanta?

    • A.Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.
    • B.Thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc.
    • C.Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
    • D.Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. 
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 184191

    Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    • A.Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
    • B.Hình thành một trật tự thế giới mới, hoàn toàn do phe tư bản thao túng.
    • C.Thế giới hình thành “hai cực”: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi bên.
    • D.Một trật tự thế giới mới được thiết lập trên cơ sở các nước tháng trận chung nhau hợp tác để lãnh đạo thế giới. 
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 184192

    Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc hiện nay?

    • A.Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 
    • B.Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
    • C.Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
    • D.Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 184193

    Thực chất lau ta là Hội nghị Ianta (2-1945) là hội nghị

    • A.bàn những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới. 
    • B.hòa giải mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên Xô. 
    • C.đàm phán giữa khối Đồng minh và phe phát xít. 
    • D.phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 184194

    Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới vì

    • A.làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới. 
    • B.các nước tham chiến lược hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh. 
    • C.đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
    • D.đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa. 
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 184195

    Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vì

    • A.Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
    • B.Liên Xô và Mĩ “chán ngán” việc chạy đua vũ trang. 
    • C.Ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp.
    • D.Mô hình xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 184196

    Liên Hợp quốc hoạt động không dựa trên nguyên tắc nào sau đây:

    • A.Hợp tác phát triển có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. 
    • B.Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước 
    • C.Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
    • D.Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 184197

    Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?

    • A.Liên Xô và Mỹ.    
    • B.Mỹ và Anh.             
    • C.Liên Xô và Anh          
    • D.Liên Xô và Pháp. 
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 184198

    Nguyên nhân chủ yếu khiến yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên và ngày càng cấp thiết ở Bắc Kỳ?

    • A.Do phong trào công nhân phát triển mạnh, trình độ giác ngộ của công nhân cao.
    • B.Do Bắc Kỳ tập trung nhiều trung tâm công nghiệp.
    • C.Do Bắc Kỳ là trung tâm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
    • D.Do chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 184199

    Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thể hiện qua việc

    • A.Soạn thảo luận cương chính trị để Hội nghị thông qua.
    • B.Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất.
    • C.Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
    • D.Thông qua danh sách ban chấp hành trung ương Đảng,
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 184200

    Ý nào phản ánh không đúng về đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu 1930?

    • A.Soạn thảo Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
    • B.Tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê-nin cho những người cộng sản Việt Nam.
    • C.Là người tổ chức hội nghị.
    • D.Thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 184201

    Nguyên nhân cơ bản nào quyết định sự thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam?

    • A.Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
    • B.Giữa các đại biểu các tổ chức cộng sản đều tuân theo điều lệ quốc tế vô sản.
    • C.Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.
    • D.Do được sự quan tâm của quốc tế cộng sản và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 184202

    Theo em hiểu sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng Đông Dương đầu thế kỉ XX là

    • A.Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
    • B.Chủ nghĩa Mác- Lê-nin được truyền bá.
    • C.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
    • D.Liên minh công-nông hình thành.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 184203

    Đâu không phải là luận điểm chứng minh việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử Việt Nam?

    • A.Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng.
    • B.Đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
    • C.Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển tiếp theo.
    • D.Đánh dấu khối liên minh công- nông đã được hình thành trong thực tế.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 184204

    Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926 - 1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?

    • A.Là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • B.Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam.
    • C.Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ.
    • D.Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 184205

    Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?

    • A.Sự thành lập Công hội năm 1920.
    • B.Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 - 1925.
    • C.Phong trào vô sản hóa cuối năm 1928.
    • D.Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đầu năm 1930.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 184206

    Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (1-1930)?

    • A.Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
    • B.Chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
    • C.Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản.
    • D.Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 184207

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

    • A.Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tản về các vùng nông thôn.
    • B.Kết hợp khởi nghĩa giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị.
    • C.Giành chính quyền ở các vùng nông thôn để bao vây rồi tiến vào thành thị.
    • D.Khởi nghĩa giành chính quyền ở Trung ương rồi tiến về các địa phương.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 184208

    Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra theo hình thái nào?

    • A.Nổ ra ở thành thị rồi lan về nông thôn.
    • B.Nổ ra ở nông thôn rồi tiến về thành thị.
    • C.Nổ ra và thành thắng lợi ở thành thị.
    • D.Kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 184209

    Tại sao trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập, các quốc gia không giành được độc lập hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp vì

    • A.Không đi theo con đường cách mạng vô sản.    
    • B.Không biết tin Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
    • C.Không có phong trào đấu tranh của nhân dân.
    • D.Không có sự chuẩn bị chu đáo để chớp thời cơ.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 184210

    Vận dụng giải thích tại sao trong cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng chỉ có 3 nước Indonexia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền?

    • A.Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này.
    • B.Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã.
    • C.Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước.
    • D.Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 184211

    Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng bạo lực, nét độc đáo của cuộc cách mạng này là

    • A.Kết hợp bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang, trong đó bạo lực vũ trang là chủ yếu.
    • B.Sử dụng bạo lực chính trị đồng thời với bạo lực vũ trang.
    • C.Kết hợp bạo lực chính trị với bạo lực vũ trang, trong đó bạo lực chính trị là chủ yếu.
    • D.Sử dụng bạo lực vũ trang với bạo lực của quần chúng nhân dân.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 184212

    Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

    • A.Việt Nam nghĩa đoàn.
    • B.Đảng lập hiến.
    • C.Nhóm Nam Phong.
    • D.Nhóm Trung Bắc tân văn.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 184213

    Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì

    • A.Bị bần cùng hoá và có tinh thần cách mạng triệt để.
    • B.Bị bần cùng hoá, phá sản và có tinh thần yêu nước sâu sắc.
    • C.Chịu bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng to lớn.
    • D.Bị ba tầng bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 184214

    Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?

    • A.Xuất thân từ nông dân.
    • B.Bị bóc lột nặng nề.
    • C.Sớm được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.
    • D.Xuất thân từ nông dân. Liên hệ máu thịt với nông dân.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 184215

    Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX?

    • A.Ra đời sau giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị.
    • B.Ra đời trước giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị.
    • C.Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị.
    • D.Ra đời sau giai cấp công nhân, nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 184216

    Điểm giống nhau cơ bản giữa giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là

    • A.Địa vị xã hội.
    • B.Thế lực kinh tế.
    • C.Tư hữu về tư liệu sản xuất.
    • D.Thời gian ra đời.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 184217

    Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) là

    • A.Chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân.
    • B.Chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước.
    • C.Chủ yếu là vốn của tư bản tài chính.
    • D.Chủ yếu là vốn của tư bản độc quyền.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 184218

    Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương?

    • A.Hàng hóa của Ấn Độ.          
    • B.Hàng hóa của Trung Quốc, Nhật Bản.
    • C.Hàng hóa của Thái Lan, Xin-ga-po.
    • D.Hàng hóa của Thái Lan, Xin-ga-po.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 184219

    Lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929)?

    • A.Tập trung vào nông nghiệp.
    • B.Tập trung vào công nghiệp khai thác mỏ.
    • C.Tập trung vào giao thông vận tải.
    • D.Tập trung vào tài chính- ngân hàng.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 184220

    Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phong trào yêu nước Việt Nam lại mang những màu sắc mới mà các phong trào trước đây không có được?

    • A.Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2.
    • B.Do sự du nhập của các hệ tư tưởng mới.
    • C.Do sự phân hóa giai cấp và sự du nhập của các hệ tư tưởng mới.
    • D.Do sự phát triển của những mâu thuẫn trong xã hội.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 184221

    Đâu không phải là điểm giống nhau giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây với giai cấp công nhân ở Việt Nam?

    • A.Đều đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
    • B.Đều sống tập trung.
    • C.Đều có tinh thần cách mạng triệt để.
    • D.Đều ra đời trước giai cấp tư sản.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 184222

    Theo em những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là

    • A.lĩnh vực khai mỏ được đầu tư nhiều nhất.
    • B.nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước.
    • C.Pháp đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
    • D.ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 184224

    Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương là

    • A.Bù đắp thiệt hại chiến tranh.
    • B.Phát triển kinh tế chính quốc.
    • C.Thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triển.
    • D.Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 184226

    Theo em cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?

    • A.Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
    • B.Những biến động về xã hội ở Việt Nam.
    • C.Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam.
    • D.Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 184228

    Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn gì?

    • A.Mâu thuẫn cơ bản.
    • B.Mâu thuẫn chủ yếu.
    • C.Mâu thuẫn đối kháng.
    • D.Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?