Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Lý Thường Kiệt

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 184386

    Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?

    • A.Do tác động của hội nghị Ianta.
    • B.Do các nước này đều là đồng minh trong lịch sử.
    • C.Do sự tương đồng về văn hóa.
    • D.Do sự trỗi dậy của các thuộc địa của Tây Âu và Nhật Bản.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 184387

    Từ nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, anh (chị) hãy rút ra bài học quan trọng nhất có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

    • A.Tăng cường vai trò của các công ty độc quyền.
    • B.Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
    • C.Tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi để thu lợi nhuận.
    • D.Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 184388

    Thất bại nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới?

    • A.Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Trung Quốc (1949).
    • B.Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Cuba (1959).
    • C.Thất bại trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975).
    • D.Thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh (1991).
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 184389

    Nguyên nhân nào khiến cho Mĩ không thể thực hiện được chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
    • B.Các nước đồng minh của Mĩ không thống nhất trong chính sách đối ngoại.
    • C.Tiềm lực kinh tế - tài chính của Mĩ bị suy giảm.
    • D.Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, sự lớn mạnh của đồng minh và suy yếu của Mĩ.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 184390

    Điểm tương đồng giữa các học thuyết và chiến lược của các đời tổng thống Mĩ từ năm 1945-2000 là gì?

    • A.Tham vọng trở thành bá chủ thế giới.
    • B.Xóa bỏ hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
    • C.Ngăn cản sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
    • D.Sử dụng bạo lực để can thiệp vào công việc của đồng minh.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 184391

    Đâu không phải là điểm khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

    • A.Xuất phát điểm.
    • B.Mức độ liên kết.
    • C.Nguyên tắc hội nhập.
    • D.Tính chất tổ chức.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 184392

    Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.          
    • B.Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
    • C.Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội.
    • D.Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 184393

    Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?

    • A.Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
    • B.Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
    • C.Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật.
    • D.Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 184394

    Đâu không phải là lý do để các nước Tây Âu cần phải đẩy mạnh sự liên kết khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Do nhu cầu giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử.
    • B.Do địa vị kinh tế Tây Âu bị suy giảm mạnh sau chiến tranh.
    • C.Do Mĩ đang can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị châu Âu.
    • D.Do các nước Tây Âu có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 184395

    Vì sao nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu lại đạt được sự tăng trưởng khá liên tục từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Do bóc lột hệ thống thuộc địa.
    • B.Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.
    • C.Do giảm chi phí cho quốc phòng.
    • D.Nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 184396

    Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?

    • A.Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính.
    • B.Do sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
    • C.Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
    • D.Do sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 184397

    Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?

    • A.Khoa học kĩ thuật.
    • B.An ninh quốc phòng.
    • C.Giáo dục.
    • D.Tài chính.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 184398

    Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

    • A.Mở rộng phạm vi hành hưởng ở khu vực Đông Bắc Á.
    • B.Liên minh chặt chẽ với Tây Âu.
    • C.Tăng cường hợp tác với các nước châu Á.
    • D.Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 184399

    Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Nhật Bản hướng dần về châu Á không xuất phát từ lý do nào sau đây?

    • A.Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
    • B.Để khôi phục lại các thị trường truyền thống.
    • C.Để tranh thủ khoảng trống quyền lực ở khu vực.
    • D.Để hạn chế sự lệ thuộc vào Mĩ.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 184400

    Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX có tác động như thế nào đến trật tự hai cực Ianta?

    • A.Củng cố vị trí của Mĩ trong trật tự.
    • B.Thay Mĩ trở thành người lãnh đạo trật tự.
    • C.Góp phần làm xói mòn, sụp đổ trật tự.
    • D.Làm sụp đổ trật tự.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 184401

    Nét đặc trưng cơ bản của đời sống chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ XX là gì?

    • A.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. 
    • B.Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập.
    • C.Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy.
    • D.Sự đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 184403

    Nhận định phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX là

    • A.Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
    • B.Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác.
    • C.Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.
    • D.Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh đến quan hệ giữa các nước.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 184405

    Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh không đặt ra thách thức nào sau đây đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay?

    • A.Sự tụt hậu nếu không nắm bắt được thời cơ.
    • B.Giải quyết hài hòa quan hệ với các nước lớn.
    • C.Sự cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế lớn.
    • D.Nguồn vốn nước ngoài bị hạn chế.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 184407

    Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, theo anh (chị) chiến lược hàng đầu mà Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới là gì?

    • A.Tập trung ổn định tình hình chính trị.
    • B.Tập trung phát triển kinh tế.
    • C.Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
    • D.Mở rộng quan hệ ngoại giao.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 184409

    Xu thế chủ đạo của thế giới sau chiến tranh lạnh có tác động như thế nào đến hướng giải quyết của Việt Nam trong cuộc tranh chấp ở biển Đông?

    • A.giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
    • B.giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự.
    • C.giải quyết các tranh chấp bằng việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn.
    • D.giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 184412

    Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, theo anh (chị) Việt Nam không cần phải làm gì để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức trong thời gian tới?

    • A.Mở cửa hội nhập, thu hút vốn, học hỏi khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý.
    • B.Nâng cao vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia.
    • C.Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
    • D.Tiếp tục thực hiện cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 184414

    Trong xu thế toàn cầu hóa, thời cơ chủ yếu của Việt Nam là

    • A.Tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến từ các nước phát triển.
    • B.Thu hút được nhiều nguồn viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài.
    • C.Nhập khẩu loại hàng hóa với giá thấp.
    • D. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 184416

    Theo anh (chị) cơ hội lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa đem lại cho Việt Nam là gì?

    • A.Tranh thủ được nguồn vốn.
    • B.Chuyển giao khoa học kĩ thuật.
    • C.Mở rộng thị trường.
    • D.Rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 184418

    Ý nào sau đây không phải là thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa trên thế thế giới?

    • A.Nguy cơ tụt hậu.
    • B.Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
    • C.Sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn.
    • D.Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 184420

    Đâu không phải là lý do để khẳng định: toàn cầu hóa là một xu thế phát triển khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

    • A.Do sự nảy sinh các vấn đề toàn cầu.
    • B.Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật.
    • C.Do nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
    • D.Do sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 184422

    Ưu điểm nổi bật nào của chủ nghĩa tư bản mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc Đổi mới đất nước hiện nay?

    • A.Khả năng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    • B.Khả năng thích ứng và tự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.
    • C.Khả năng tập trung và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
    • D.Khả năng phát triển phần mềm để xuất khẩu.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 184424

    Điểm khác biệt cơ bản giữa trật tự hai cực Ianta so với trật tự Véc xai - Oasinhtơn là gì?

    • A.Sự phân tuyến triệt để.
    • B.Không dẫn tới 1 cuộc chiến tranh mới.
    • C.Hai cực chỉ đối đầu trên lĩnh vực quân sự.
    • D.Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng được tiến hành trên toàn thế giới.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 184426

    Từ nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

    • A.Sự tham gia tích cực của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh vào các hoạt động quốc tế.
    • B.Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế- tài chính- chính trị.
    • C.Xu thế đa cực dần được xác lập trong quan hệ quốc tế.
    • D.Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 184428

    Nhận xét nào sau đây không đánh giá đúng tác động của phong trào giải phóng dân tộc đến quan hệ quốc tế

    • A.Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
    • B.Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
    • C.Làm biến đổi bản đồ chính trị thế giới, hướng tới thiết lập một trật tự mới công bằng hơn.
    • D.Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 184430

    Vì sao việc đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật được xem là một trong những nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.Vì các nước tư bản đều là những nước nghèo tài nguyên.
    • B.Vì khoa học kĩ thuật là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài.
    • C.Vì nhu cầu của thị trường nội địa rất lớn.
    • D.Vì các nước tư bản có nguồn tài nguyên thô cần sơ chế từ thuộc địa lớn.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 184433

    Yếu tố quyết định giúp giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

    • A.Được kế thừa truyền thống yêu nước dân tộc.
    • B.Đại diện phương thức sản xuất tiên tiến và có hệ tư tưởng riêng.
    • C.Có tinh thần cách mạng triệt để.
    • D.Có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân nên dễ liên minh với nông dân.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 184435

    Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?

    • A.Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất.
    • B.Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
    • C.Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930.       
    • D.Luận cương chính trị.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 184437

    Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị (năm 1930)?

    • A.Bao gồm nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.
    • B.Nhiệm vụ dân tộc được nhấn mạnh hơn.
    • C.Phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam.
    • D.Nhiệm vụ dân tộc và dân chủ được đặt ngang nhau.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 184439

    Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam so với cách mạng vô sản ở phương Tây là gì?

    • A.Cách mạng Việt Nam phải trải qua 3 bước phát triển, trước hết là giải phóng dân tộc.
    • B.Tiến hành ngay một cuộc đấu tranh giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản.
    • C.Tiến hành đồng thời đấu tranh dân tộc và giai cấp để tiến tới xã hội cộng sản.
    • D.Chỉ cần tiến hành cuộc đấu tranh dân tộc để đi tới xã hội cộng sản.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 184441

    Nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 là

    • A.Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.
    • B.Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc.
    • C.Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm.
    • D.Quá trình chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 184443

    Theo em nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?

    • A.Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
    • B.Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
    • C.Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
    • D.Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 184445

    Nhận định nào là đúng với phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1926 - 1929?

    • A.Phong trào còn dừng ở trình độ tự phát và phụ thuộc vào phong trào yêu nước.
    • B.Phong trào công nhân bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
    • C.Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
    • D.Phong trào công nhân chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 184447

    Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

    • A.Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919).
    • B.Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923).
    • C.Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921).
    • D.Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924).
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 184449

    Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?

    • A.Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
    • B.Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
    • C.Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
    • D.Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 184451

    Theo anh chị cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?

    • A.Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý.
    • B.Khảo sát trên một phạm vi rộng.
    • C.Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý.
    • D.Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?