Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 183791
Điểm giống nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965) và “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ ở Việt Nam là gì?
- A.Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
- B.Sử dụng lực lượng quân đội Mỹ là chủ yếu.
- C.Thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
- D.Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 183794
Đâu không phải là điểm mới của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?
- A.Lực lượng quan đội tham chiến.
- B.Quy mô chiến tranh.
- C.Tính chất chiến tranh.
- D.Thủ đoạn chiến tranh.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 183797
Điểm mới trong phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là
- A.Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.
- B.Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và đội quân “tóc dài”.
- C.Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.
- D.Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 183800
So với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ có điểm gì mới?
- A.Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.
- B.Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và "đội quân tóc dài”.
- C.Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.
- D.Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 183803
Điểm giống nhau cơ bản về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 02-01-1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965?
- A.Đều chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu nước.
- B.Hai chiến thắng trên đều chống một loại hình chiến tranh của Mỹ.
- C.Đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của Mỹ.
- D.Đều thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 183806
Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965)?
- A.Chứng tỏ sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.
- B.Làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
- C.Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch.
- D.Chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 183808
Ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã
- A.làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn.
- B.làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
- C.buộc Mỹ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.
- D.buộc Mỹ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 183810
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân năm 1968?
- A.Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao.
- B.Mĩ không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng.
- C.Ý chí xâm lược của Mĩ bị lung lay.
- D.Quân đội Sài Gòn đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 183813
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
- A.Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
- B.Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
- C.Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- D.Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 183816
Khả năng đánh thắng quân Mĩ tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào của quân dân miền Nam sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?
- A.Trận Núi Thành (1965).
- B.Cuộc phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.
- C.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
- D.Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 183818
Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18 - 8 - 1965, chứng tỏ:
- A.cách mạng miền Nam đã đánh bại “Chiến tranh cục bộ “ của Mĩ.
- B.lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
- C.lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.
- D.quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 183820
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là
- A.Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- B.Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
- C.Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
- D.Là đòn phủ đầu đối với quân Mĩ và quân đồng minh khi mới vào Việt Nam.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 183822
Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968?
- A.Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
- B.Do tác động củacuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
- C.Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”.
- D.Do thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 183824
Thắng lợi nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) buộc Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Paris?
- A.Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
- B.Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không (12/1972).
- C.Thắng lợi của quân dân Việt Lào (1971).
- D.Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược 1972.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 183826
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
- A.Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- B.Phong trào “Đồng khởi” năm 1959 - 1960.
- C.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.
- D.Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 183828
Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là
- A.Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- B.Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- C.Đông Nam Bộ và Liên khu V.
- D.Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 183830
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?
- A.Chiến thắng Núi Thành (1965).
- B.Chiến thắng Vạn Tường (1965).
- C.Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.
- D.Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 183832
Nội dung nào không phải là biện pháp của Mỹ khi triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam?
- A.Ồ ạt đưa quân Mỹ và đồng minh Mỹ vào miền Nam Việt Nam.
- B.Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất.
- C.Rút dần quân Mỹ và đồng minh khỏi chiến trường miền Nam.
- D.Mở các cuộc hành quân tấn công vào vùng “đất thánh Việt cộng”.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 183834
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là
- A.Tìm diệt.
- B.Càn quét.
- C.Dồn dân lập ấp chiến lược.
- D.Tìm diệt và bình định.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 183836
Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?
- A.Quân đội Mĩ.
- B.Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
- C.Quân đồng minh của Mĩ.
- D.Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 183838
Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
- A.Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm.
- B.Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.
- C.Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- D.Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 183840
Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?
- A.phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã ở Nam Bộ và Trung Bộ.
- B.Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ hình thành.
- C.Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960).
- D.lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 183842
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” đối với cách mạng miền Nam là
- A.giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
- B.chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- C.làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- D.dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 183844
Cách mạng tháng Tám 1945 và phong trào Đồng khởi 1960 ở Việt Nam đều
- A.Diễn ra khi những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi.
- B.Có hình thái tổng khởi nghĩa.
- C.Có sự kết hợp giữa tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
- D.Có hình thái khởi nghĩa từng phần.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 183846
Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều
- A.Hình thành liên minh công - nông.
- B.Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất.
- C.Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.
- D.Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 183848
Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm gì?
- A.Kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị.
- B.Sử dụng bạo lực cách mạng với đấu tranh ngoại giao.
- C.Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với ngoại giao.
- D.Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 183850
“Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là hỉnh ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì
- A.Tố cộng, diệt cộng.
- B.Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt.
- C.Dồn dân, lập ấp chiến lược.
- D.Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 183852
Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959)?
- A.Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam.
- B.Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
- C.Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam.
- D.Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 183854
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
- A.Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam.
- B.Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.
- C.Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng.
- D.Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 183855
Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
- A.Đảng Lao động Việt Nam.
- B.Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
- C.Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.
- D.Trung ương cục miền Nam.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 183856
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bùng nổ phong trào “Đồng khởi” 1959 -1960 là
- A.Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
- B.Thông qua nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
- C.Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng.
- D.Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành Luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 183857
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là
- A.Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959.
- B.Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm.
- C.Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959).
- D.Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 183858
Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
- A.Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển.
- B.Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm.
- C.Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.
- D.Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 183859
Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
- A.Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ.
- B.Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- C.Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- D.Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 183860
Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?
- A.Mỏ Cày.
- B.Châu Thành.
- C.Giồng Trôm.
- D.Ba Tri.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 183861
Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là
- A.Đấu tranh chính trị.
- B.Đấu tranh vũ trang.
- C.Bạo lực cách mạng.
- D.Đấu tranh ngoại giao.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 183862
Phong trào nào đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công?
- A.Phong trào hòa bình (1954).
- B.Phong trào Đồng Khởi (1959-1960).
- C.Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968).
- D.Tiến công chiến lược (1972).
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 183863
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- A.Đồng Khởi.
- B.Bác Ái.
- C.Ấp Bắc.
- D.Vạn Tường.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 183864
Bài học nào được rút ra cuộc cải cách ruộng đất (1954 - 1956) cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
- A.Dựa vào giai cấp công nhân.
- B.Dựa vào địa chủ kháng chiến.
- C.Dựa vào sức mạnh của giai cấp nông dân.
- D.Dựa vào sức mạnh của toàn dân.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 183865
Cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 -1957 đã để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm lớn nhất gì trong quá trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng?
- A.Không chủ quan, giáo điều.
- B.Phải bám sát tình hình thực tế.
- C.Phải dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa.
- D.Phải nâng cao trình độ cán bộ, Đảng viên.