Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 Trường THPT Lê Hữu Trác

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 146770

    Trong số các tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon–6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ olon, những tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

    • A.Tơ nilon–6,6 và tơ capron. 
    • B.Tơ visco và tơ nilon–6,6.
    • C.Tơ tằm và tơ olon.   
    • D.Tơ visco và tơ axetat.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 146771

    Chất X (C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z bằng CuO, thu được anđehit E. Cho E phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sản phẩm của phản ứng chỉ là các chất vô cơ. Công thức cấu tạo của X là

    • A.CH3CH2COOCH3.  
    • B.CH3COOC2H5
    • C.HCOOCH(CH3)2
    • D.HCOOCH2CH2CH3
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 146772

    Khí nào sau đây gây hiện tượng mưa axit?

    • A.SO2.    
    • B.CO2.    
    • C.O2.      
    • D.N2.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 146773

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ thu được 0,32 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của m là

    • A.9,24.    
    • B.14,68.    
    • C.19,48.   
    • D.4,44.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 146774

    Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

    • A.0,72.          
    • B.1,08.     
    • C.1,35. 
    • D.0,81.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 146775

    Phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
    • B.Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (2,4,6-trinitrotoluen).
    • C.Amilozơ là polisaccarit có cấu trúc mạch không phân nhánh.
    • D.Liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-aminoaxit được gọi là liên kết peptit.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 146776

    Kim loại sắt khi tác dụng với chất nào (lấy dư) sau đây tạo muối sắt(III)?

    • A.H2SO4 loãng.   
    • B.S.          
    • C.HCl.     
    • D.Cl2.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 146777

    Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

    • A.C6H5NH2.      
    • B.CH3NHCH3.      
    • C.H2N[CH2]6NH2.  
    • D.CH3CH(CH3)NH2.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 146778

    Kim loại tan hoàn toàn trong nước (dư) ở nhiệt độ thường là

    • A.Cu.          
    • B.Zn.    
    • C.K.       
    • D.Fe
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 146779

    Công thức hóa học của sắt(III) oxit là

    • A.Fe2O3.    
    • B.Fe(OH)3.    
    • C.Fe2(SO4)3.    
    • D.Fe3O4.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 146780

    Cho các kim loại Fe, Cu, Ag và Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch Fe(NO3)3 dư là

    • A.2
    • B.3
    • C.1
    • D.4
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 146781

    Hòa tan hoàn toàn a mol hỗn hợp gồm Na, Al vào nước, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

    • A.33,6a.   
    • B.11,2a.     
    • C.22,4a.       
    • D.44,8a.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 146782

    Hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố nào sau đây?

    • A.Lưu huỳnh.         
    • B.Hiđro.      
    • C.Cacbon.    
    • D.Oxi.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 146783

    Cacbohiđrat X dạng sợi màu trắng, không tan trong nước. Tên gọi của X

    • A.saccarozơ.      
    • B. xenlulozơ.    
    • C.amilopectin.      
    • D.fructozơ.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 146784

    Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2

    • A.Vinyl axetat.     
    • B.Etyl axetat.      
    • C.Phenyl axetat.         
    • D.Propyl axetat.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 146785

    Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là 

    • A.3.    
    • B.4. 
    • C.1
    • D.2
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 146786

    Trong các chất sau, chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

    • A.CH3NH2.     
    • B.H2NCH2COOH.  
    • C.HCOOCH3.        
    • D.CH3CH2NH2.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 146787

    Cho 0,1 mol Ala-Gly tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là

    • A.24,0.   
    • B.22,3.
    • C.31,4.   
    • D.29,6.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 146788

    Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính?

    • A.Al2O3.        
    • B.NaHCO3.   
    • C.Al.        
    • D.Al(OH)3.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 146789

    Thạch cao nung có công thức hóa học là

    • A.CaCO3.        
    • B.CaSO4.H2O. 
    • C.CaSO4.2H2O.    
    • D.CaSO4
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 146790

    Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với chất nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa khử?

    • A.KMnO4.        
    • B.Cl2.     
    • C.NaOH.         
    • D.Cu.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 146791

    Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình vẽ sau đây:

    Dụng cụ trên dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?

     

    • A.Triolein và nước cất. 
    • B.Nước cất và etanol.
    • C.Anilin và dung dịch HCl.     
    • D.Axit axetic và etanol.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 146792

    Cắt một miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm thì

    • A.Sn bị oxi hóa. 
    • B.Sn bị khử.   
    • C.Fe bị khử.
    • D.Fe bị oxi hóa.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 146793

    Cho các chất sau đây: CuO, O2, dung dịch Ca(OH)2, FeO. Số chất tác dụng được với khí CO ở nhiệt độ cao là

    • A.2.
    • B.1.
    • C.3.      
    • D.4.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 146794

    Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch X gồm Al2(SO4)3, K2SO4 và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được (y gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch (x lít) Ba(OH)2 1M được biểu diễn bằng đồ thị như hình vẽ sau:

    Giá trị của a là

    • A.0,4.   
    • B.0,6. 
    • C.0,8. 
    • D.1,2.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 146795

    Khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, ZT trong dung dịch nước, thu được bằng ghi lại hiện tượng sau:

     

    X

    Y

    Z

    T

    TN1: Thêm dung dịch NaOH dư

    Có kết tủa sau đó tan dần

    Có kết tủa sau đó tan dần

    Có kết tủa không tan

    Không có kết tủa

    TN2: Thêm tiếp nước brom vào các dung dịch thu được ở TN1

    Không có hiện tượng

    Dung dịch chuyển sang màu vàng

    Không có hiện tượng

    Không có hiện tượng

    Các chất X, Y, ZT lần lượt là

    • A.\(CrC{l_3},MgC{l_2},KCl,AlC{l_3}\)
    • B.\(AlC{l_3},CrC{l_3},MgC{l_2},KCl\)
    • C.\(CrC{l_3},AlC{l_3},MgC{l_2},KCl\)
    • D.\(AlC{l_3},CrC{l_3},KCl,MgC{l_2}\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 146796

    Cho các phát biểu sau:

    • A.3. 
    • B.5
    • C.4
    • D.6
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 146798

    Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 1,54 mol O2, thu được CO2 và 1 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 18,64 gam muối. Để chuyển hóa a mol X thành chất béo no cần vừa đủ 0,06 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của a là

    • A.0,06.     
    • B.0,02.      
    • C.0,01.   
    • D.0,03.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 146800

    Hỗn hợp X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10. Lấy 6,32 gam X cho qua bình đựng dung dịch nước Br2 (dư) thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết 2,24 lít X (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 9,68 gam CO2. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là

    • A.5,60.      
    • B.6,72.      
    • C.7,84.       
    • D.8,96.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 146802

    Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là

    • A.0,05.       
    • B.0,10.      
    • C.0,30.      
    • D.0,20.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 146804

    Cho các sơ đồ phản ứng sau:

    • A.194.         
    • B.136.       
    • C.202.     
    • D.184.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 146806

    Cho các phát biểu sau:

    • A.3
    • B.2
    • C.4
    • D.5
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 146808

    Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch Y và thấy 1,12 lít khí NO. Thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch Y, lại thấy thoát ra 0,336 lít khí NO, biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

    • A.24,60. 
    • B.25,60. 
    • C.18,40. 
    • D.21,24.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 146810

    Hợp chất X (CnH14O5) có chứa vòng benzen và nhóm chức este trong phân tử. Trong X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 26%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:

    (a) Chất X có ba loại nhóm chức.

    (b) Có ba cấu tạo thỏa mãn tính chất của chất Y.

    (c) Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 2 mol.

    (d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 (trong dung dịch) hoặc Na đều thu được 1 mol khí.

    (e) Cứ 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1 mol HCl trong dung dịch loãng.

    (g) Khối lượng chất Y thu được ở thí nghiệm trên là 348 gam.

    Số phát biểu đúng là

    • A.3
    • B.5
    • C.6
    • D.4
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 146813

    Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 12,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 0,47 mol CO2 (đktc) và 0,33 mol H2O. Mặt khác 12,38 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 17,28 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.18,8%.
    • B.18,2%.    
    • C.18,0%.     
    • D.18,6%.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 146815

    Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Bình (1) để hấp thụ khí HCl, bình (2) để hấp thụ hơi nước.

    (b) Có thể đổi vị trí bình (1) và bình (2) cho nhau.

    (c) Sử dụng bông tẩm kiềm để tránh khí Cl2 thoát ra môi trường.

    (d) Chất lỏng sử dụng trong bình (1) lúc đầu là nước cất.

    (e) Có thể thay thế HCl đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn trong bình cầu là NaCl và KMnO4.

    (f) Bình (2) đựng trong dung dịch H2SO4 đặc, có thể thay thế bằng bình đựng CaO (viên).

    Số phát biểu không đúng là

    • A.3
    • B.4
    • C.6
    • D.5
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 146817

    Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

    • A.0,40.   
    • B.0,33.   
    • C.0,30.    
    • D.0,26.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 146819

    Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 7,99% về khối lượng) vào nước dư. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y gồm NaOH, KOH và Ba(OH)2 có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 7 và 0,784 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dich gồm 0,02 mol Al2(SO4)3; 0,01 mol H2SO4 và 0,04 mol KHSO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    • A.24,17.        
    • B.17,87.       
    • C.17,09.        
    • D.18,65.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 146821

    Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este hai chức Y (C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối cacboxylic). Giá trị của a là

    • A.64,18.       
    • B.46,29.       
    • C.55,73.        
    • D.53,65.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 146823

    Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) với cường độ dòng diện 1,34A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu. Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của t là

    • A.4
    • B.7
    • C.5
    • D.6

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?