Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Câu hỏi Tự luận (6 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 114400

    I. ĐỌC - HIỂU

    Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    (1) ... Với lợi thế của người đi sau, chúng ta đã nhìn rõ những cơ hội và thách thức trong các tổ chức hợp tác với các nước láng giềng, khu vực và tổ chức toàn cầu như APEC, đặc biệt là WTO. Với vị thế và thương hiệu mới, lập tức nền kinh tế đất nước đã có những tín hiệu chuyển động mạnh mẽ...Nhịp điệu mới, tốc độ mới có thể sẽ đạt được cao hơn mục tiêu đề ra, thậm chí ở một số khu vực, bộ phận có thể trở thành nóng.

    (2) Với “lợi thế người đi sau”, chủng ta ứng phó, giải quyết thế nào với tốc độ nóng của phát triển để thực hiện đúng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững? Thực tế cho thấy, trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng chỉ trên 7% hàng năm nhưng quá nhiều vấn đề tiêu cực của kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường xảy ra. Sự nóng lên khá đột ngột của thị trường chứng khoản cho đến thời điểm này nói chung vẫn làtín hiệu tích cực về kinh tế nhưng về xã hội, những biểu hiện không thuận đã nhìn thấy được trong hiệu ứng nới rộng khoảng cách giàu-nghèo. Cùng với biểu hiện không thuận này, những tệ nạn đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, quan liêu, tham nhũng đang hoành hành đã làm cho một bộ phận xã hội giàu nhanh hẳn lên, cả chính đáng và không chính đáng, về hình thức dân giàu thì nước mạnh nhưng dân giàu mà không minh bạch, không kiếm soát được, không huy động được sự giàu có trong dân vào mục đích chung phát triển kinh tế-xã hội thì lại có tác động ngược lại (...)

    (3) Thực tế đất nước hiện nay cũng đã nóng lên với rất nhiều báo động về sự trì trệ, lạc hậu của lề lối hành chính, về sự yếu kém đầy rủi ro trong giao thông, sự lạc hậu gắn với nhiều căn bệnh trong giáo dục, y tế, những báo động của ô nhiễm môi trường từ thành thị đến nông thôn, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên rừng, sông suối và biển...

    (4) Từ “lợi thế người đi sau”, chủng ta không chỉ học người ở cách làm giàu mà luôn phải tỉnh táo lường định trước, phải đầu tư nghiên cứu học hỏi để đề ra những biện pháp hữu hiệu phòng và chống, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những tiêu cực, rủi ro, đỗ vỡ trong cả kinh tế, xã hội và văn hóa.

    (Nguyễn Mạnh - báo Quân đội nhân dân 03/03/2007)

    Câu 1: Văn bản trên được viết bằng thao tác lập luận nào?

  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 114401

    Căn cứ vào nội dung đoạn văn và hiểu biết thực tế, anh/ chị hãy giải thích thế nào là “lợi thế người đi sau”?

     

  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 114402

    Đọc kĩ đoạn văn (2) và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức nào?
     

  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 114403

    Bài học mà anh/chị rút ra được khi nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong “Lợi thế người đi sau".

     

  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 114404

    Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần học hỏi trong bối cảnh của sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội hiện nay.

     

  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 114405

    Con sóng dưới lòng sâu

    Con sóng trên mặt nước

    Ôi con sóng nhớ bờ

    Ngày đêm không ngủ được

    Lòng em nhớ đến anh

    Cả trong mơ còn thức

     

    Dẫu xuôi về phương bắc

    Dẫu ngược về phương nam

    Nơi nào em cũng nghĩ

    Hướng về anh – một phương

    (Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12 -Tập 1 – NXB Giáo dục 2008 – Trang 155, 156)

    Cảm nhận về những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu qua đoạn thơ trên.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?