Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 114418
I. ĐỌC - HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
Dưới đây là lời khuyên của triết gia Elbert Hubbard: “Mỗi khi bạn ra khỏi nhà, hãy ngẩng cao đầu lên, hít thở thật sâu, hãy đón nhận ánh nắng mặt trời, chào đón bạn bè với nụ cười và trao tâm hồn bạn cho người khác trong từng cái bắt tay. Đừng sợ bị hiểu lầm và đừng phí thời gian nghĩ đến kẻ thù. Hãy tập trung vào những điều bạn muốn làm, không chùn bước, và bạn sẽ tiến thẳng đến đích. Hãy nghĩ đến việc lớn lao và cao cả mà bạn muốn thực hiện trong đời. Rồi ngày tháng trôi qua, bạn sẽ thấy mình tự nhiên nắm được những cơ hội cần thiết để thực hiện mong muốn của mình, hệt như con tằm một khi đã nhả tơ thì sẽ miệt mài cho đến sợi tơ cuối cùng. Bạn hãy hình dung hình ảnh một nhân tài, đầy nhiệt huyết, có ích cho xã hội mà bạn khao khát trở thành. Hãy nuôi dưỡng hình ảnh này trong tâm trí, rồi dần dần bạn sẽ thấy mình đang trở thành con người đặc biệt đó… Suy nghĩ chính là điểm mấu chốt. Đó chính là nguồn gốc của mọi sáng tạo. Hãy duy trì một thái độ đúng đắn, một tinh thần dũng cảm, chân thành và vui vẻ. Mọi cơ hội sẽ đến từ sự khát khao và mọi mong ước chân thành đều sẽ được đáp ứng. Hãy ngẩng đầu thật cao và hiên ngang bước tới. Tất cả chúng ta đều là những nhân tài tiềm ẩn trong tư chất của chính mình”.
(Dale Carnegie – Đắc nhân tâm, NXB Tổng hợp TP HCM, 2018, Tr. 113)
Câu 1: Theo tác giả, chúng ta cần phải làm gì mỗi ngày để nắm được cơ hội?
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 114419
Theo anh/ chị nội dung cơ bản tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì ?
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 114420
Việc tác giả so sánh “hệt như con tằm một khi đã nhả tơ thì sẽ miệt mài cho đến sợi tơ cuối cùng” mang đến cho anh chị bài học gì ?
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 114421
Anh / Chị có đồng tình với ý kiến : “Tất cả chúng ta đều là những nhân tài tiềm ẩn trong tư chất của chính mình”. Tại sao?
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 114422
II. LÀM VĂN
Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những điều cần làm ở hiện tại để có thể ngẩng đầu thật cao và hiên ngang bước tới trong tương lai.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 114423
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau , từ đó làm nổi bật diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị ở hai thời điểm khác nhau:
- Đoạn văn thứ nhất trong đêm tình mùa xuân khi Mị ý thức được về thực tại của bản thân: “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.”
- Và đoạn văn thứ hai sau khi Mị cắt dây trói cứu A Phủ: “…rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất”
(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.7, tr.8 và tr.14)