Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 114388
I. ĐỌC - HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dâng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêngMẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấuGặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr.18&19)Xác định phương thức biểu đạt chính.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 114389
Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 114390
Hai câu thơ: Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng, gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 114391
Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì?
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 114392
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 114393
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước trên cao ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr88&89)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.