Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Trần Xuân Soạn

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 135580

    Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\sin \left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\)(x đo bằng cm, t đo bằng s). Hãy chọn câu trả lời đúng:

    • A.Tần số của dao động bằng 2,5π Hz.
    • B.Pha ban đầu của dao động bằng π/6 rad.
    • C.Li độ của vật ở thời điểm t = 2s bằng -5 cm.
    • D.Biểu thức gia tốc của vật là \(a =  - 250{\pi ^2}\cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) cm/s2.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 135581

    Tìm phát biểu sai:

    • A.Một vân sáng và một vân tối bất kì cách nhau một khoảng bằng số lẻ nửa khoảng vân i.
    • B.Hai vân tối bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i.
    • C.Hai vân sáng bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i.
    • D.Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng hay hai vân tối.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 135582

    Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục, tia có tần số nhỏ nhất là:

    • A.Tia tử ngoại    
    • B.Tia hồng ngoại
    • C.Tia đơn sắc màu lục  
    • D.Tia Rơn-ghen
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 135583

    Hạt nhân bền vững nhất trong các hạt nhân \(_2^4He,_{92}^{235}U,_{26}^{56}Fe,_{55}^{137}Cs\) là:

    • A.\(_{55}^{137}Cs\).  
    • B.\(_{26}^{56}Fe\). 
    • C.\(_{92}^{235}U\). 
    • D.\(_2^4He\).
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 135584

    Máy phát điện xoay chiều tạo ra suất điện động \(e = 220\sqrt 2 \cos 100\pi t\) (V). Tốc độ quay của rôto là 500 vòng/phút. Số cặp cực của rôto là:

    • A.4
    • B.5
    • C.6
    • D.8
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 135585

    Hạt nhân Li(3;7) được cấu tạo từ:

    • A.7 hạt nhân nơtron và 3 hạt proton
    • B.3 hạt nơtron và 7 hạt proton
    • C.3 hạt nơtron và 4 hạt proton 
    • D.4 hạt nơtron và 3 hạt proton
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 135586

    Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình là: \({x_1} = {A_1}\cos \omega t;{x_2} = {A_2}\left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\). Gọi E là cơ năng của vật. Khối lượng của vật bằng:

    • A.\(\frac{{2E}}{{{\omega ^2}\left( {A_1^2 + A_2^2} \right)}}\).
    • B.\(\frac{E}{{{\omega ^2}\sqrt {A_1^2 + A_2^2} }}\).  
    • C.\(\frac{E}{{{\omega ^2}\left( {A_1^2 + A_2^2} \right)}}\).
    • D.\(\frac{{2E}}{{{\omega ^2}\sqrt {A_1^2 + A_2^2} }}\).
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 135587

    Một vật dao động điều hòa theo phương trình: \(x = 2\cos \left( {4t + \frac{\pi }{3}} \right)\) với x tính bằng cm; t tính bằng s. Vận tốc của vật có giá trị cực đại là:

    • A.6 cm/s
    • B.4 cm/s
    • C.2 cm/s
    • D.8 cm/s
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 135588

    Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng nghỉ E0 và khối lượng m0 của vật là:

    • A.\({E_0} = 0,5{m_0}{c^2}\).  
    • B.\({E_0} = m_0^2c\).
    • C.\({E_0} = {m_0}{c^2}\).
    • D.\({E_0} = 2{m_0}{c^2}\).
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 135589

    Đặt điện áp u = U0cos100πt (t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung C=10-4/π (F). Dung kháng của tụ điện là:

    • A.150W
    • B.100W
    • C.200W
    • D.50W
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 135590

    Trong chân không ánh sáng đỏ có tần số f = 4.1014 Hz truyền với tốc độ c = 3.108 m/s. Xác định bước sóng của ánh sáng đỏ trong thủy tinh. Biết chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ là 1,5.

    • A.0,5 µm 
    • B.0,26 µm
    • C.0,75 µm 
    • D.1,125 µm
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 135591

    Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số dao động của mạch là:

    • A.\(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
    • B.\(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
    • C.\(2\pi \sqrt {LC} \)
    • D.\(\sqrt {LC} \).
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 135592

    Đặt điện áp \(u = 100\sqrt 2 \cos 100t\) (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 50W, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 1H và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết ω=1/√LC . Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện C là:

    • A.50 V
    • B.100√2V
    • C.100 V
    • D.200 V
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 135593

    Truyền tải một công suất điện 1.000 kW đến nơi tiêu thụ bằng đường dây 1 pha, điện áp hiệu dụng đưa lên đường dây là 10 kV. Mạch tải điện có hệ số công suất cosφ = 0,8. Muốn cho tỷ lệ mất mát trên đường dây không quá 10% công suất truyền đi thì điện trở của đường dây phải có giá trị thỏa mãn:

    • A.R < 6,4 mW
    • B.R < 6,4 W
    • C.R < 3,2 mW
    • D.R < 3,2 W
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 135594

    Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với vận tốc truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:

    • A.v=λf
    • B.v=f/λ
    • C.v=λ/f
    • D.v=2πλf
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 135595

    Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì

    • A.vectơ cường độ điện trường E cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ B vuông góc với vectơ cường độ điện trường E.
    • B.vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn cùng phương với phương truyền sóng.
    • C.vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn vuông góc với phương truyền sóng.
    • D.vectơ cảm ứng từ B cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện trường E vuông góc với vectơ cảm úng từ B.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 135596

    Để phân biệt âm do đàn Guitar và đàn Piano phát ra, người ta dựa vào yếu tố nào sau đây:

    • A.Âm sắc 
    • B.Độ to
    • C.Độ cao   
    • D.Tần số
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 135597

    Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức \(e = {E_0}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\). Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng:

    • A.45°. 
    • B.180°.
    • C.90°.    
    • D.150°.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 135598

    Một sợi dây có chiều dài l, được giữ cố định hai đầu. Tạo sóng dừng trên dây với bước sóng λ. Số bụng sóng trên dây là:

    • A.2l/λ-0,5.
    • B.l/λ.  
    • C.2l/λ.   
    • D.l/λ-0,5.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 135599

    Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím làn lượt là \({\varepsilon _D},{\varepsilon _L},{\varepsilon _T}\) thì:

    • A.\({\varepsilon _T} > {\varepsilon _L} > {\varepsilon _D}\). 
    • B.\({\varepsilon _T} > {\varepsilon _D} > {\varepsilon _L}\). 
    • C.\({\varepsilon _D} > {\varepsilon _L} > {\varepsilon _T}\). 
    • D.\({\varepsilon _L} > {\varepsilon _T} > {\varepsilon _D}\).
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 135600

    Một tấm kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 µm. Chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt các chùm bức xạ có tần số f1 = 4,5.1014Hz; f2 = 5.1014Hz; f3 = 6,5.1014Hz; f4 = 1015Hz thì hiện tượng quang điện xảy ra với:

    • A.Bức xạ 4
    • B.Bức xạ 2   
    • C.Bức xạ 1; 4
    • D.Bức xạ 3; 4
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 135601

    Ban đầu có N0 hạt nhân của một đồng vị phóng xạ. Tính từ lúc ban đầu, trong khoảng thời gian 10 ngày có 3/4 số hạt nhân của đồng vị phóng xạ đó đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ này là:

    • A.2,5 ngày
    • B.20 ngày 
    • C.5 ngày     
    • D.7,5 ngày
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 135602

    Một ăng ten ra-đa phát ra sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía ra-đa. Thời gian từ lúc ăng ten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 90 µs. Ăng ten quay với tần số góc n = 18 vòng/min. Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng vói hướng của máy bay ăng ten lại phát sóng điện từ. Thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 84µm. Tính vận tốc trung bình của máy bay:

    • A.720 km/h
    • B.810 km/h 
    • C.972 km/h 
    • D.754 km/h
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 135603

    Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng       trên, ánh sáng này có:

    • A.màu tím và tần số f 
    • B.màu cam và tần số l,5f
    • C.màu cam và tần số f
    • D.màu tím và tần số l,5f
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 135604

    Kết luận nào khi nói về quang phổ liên tục là đúng?

    • A.Quang phổ liên tục của một vật không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
    • B.Quang phố liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
    • C.Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc cả vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
    • D.Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 135605

    Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:

    • A.một chất dẫn điện trở thành cách điện khi được chiếu sáng.
    • B.giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.
    • C.giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng.
    • D.truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kì.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 135606

    Đối với nguyên tử hiđrô, khi electron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng λ1 = 121,8 nm. Khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L, nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng λ2 = 656,3 (nm). Khi electron chuyển từ quỹ đạo Μ về quỹ đạo Κ, nguyên tử phát ra photon ứng với bước sóng λ. Giá trị của λ bằng:

    • A.95,7 nm
    • B.102,7 nm 
    • C.309,1 nm
    • D.534,5 nm
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 135607

    Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là tối thứ 2, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng b thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 2k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 4b thì tại M là:

    • A.Vân sáng bậc 3
    • B.Vân sáng bậc 4
    • C.Vân tối thứ 3
    • D.Vân tối thứ 4
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 135608

    Con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có năng lượng dao động W = 2.10-2 J lực đàn hồi cực đại của lò xo F(max) = 4 N. Lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là F = 2 N. Biên độ dao động của vật là:

    • A.3 cm
    • B.4cm
    • C.5 cm
    • D.2 cm
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 135609

    Chất phóng xạ \(_{84}^{210}Po\) phát ra tia α và biến đổi thành \(_{82}^{206}Po\). Biết khối lượng các hạt là mPb = 205,9744u, mPo = 209,9828u, mα = 4,0026u. Giả sử hạt nhân mẹ ban đầu đứng yên và sự phân rã không phát ra tia γ, lấy uc2 = 931,5 MeV. Xác định động năng của hạt α.

    • A.5,3 MeV
    • B.4,7 MeV
    • C.6,0 MeV
    • D.5,8 MeV
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 135610

    Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = U0cosωt (u đo bằng V; ω có thể thay đổi). Đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện hiệu dụng vào ω như hình vẽ. Biết ω2 – ω1 = 400/π rad/s, L = 3π/4(H). Giá trị điện trở thuần R của mạch bằng:

    • A.200 W
    • B.160 W
    • C.150 W
    • D.100 W
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 135611

    Cho con lắc lò xo nằm ngang gồm một lò xo có độ cứng k = 100 N/m gắn với vật m1 = 100g. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 4 cm, đặt vật m2 = 300 g tại vị trí cân bằng O. Buông nhẹ để vật m1 đến va chạm với vật m2 cả hai vật dính vào nhau cùng dao động (va chạm mềm, coi hai vật là chất điểm, bỏ qua mọi ma sát, lấy π2 = 10). Quãng đường vật m1 đi được sau 1,85 s kể từ lúc buông vật là:

    • A.148 cm   
    • B.40 cm 
    • C.36 cm  
    • D.42,6 cm
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 135612

    Đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R, tụ điện C và cuộn thuần cảm L mắc nối tiếp, được đặt vào điện áp xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng và tần số không đổi. Khi điều chỉnh biến trở ở giá trị nào đó thì điện áp hiệu dụng đo được trên biến trở, tụ điện và cuộn cảm lần lượt là 50V, 90V và 40V. Bây giờ nếu điều chỉnh để giá trị biến trở lớn gấp đôi so với lúc đầu thì điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm thuần lúc này gần nhất với giá trị nào sau đây:

    • A.50 √ 2V. 
    • B.25,3 V
    • C. 20 V
    • D.40 V
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 135613

    Một con lắc đơn gồm vật khối lượng m treo vào dây có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g. Đầu kia của dây được gắn với bộ cảm biến để có thể đo lực căng của dây theo phương thẳng đứng. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng góc α0 rồi thả nhẹ. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ lớn lực căng dây theo phương thẳng đứng theo thời gian như hình vẽ. Khối lượng của vật treo gần giá trị nào nhất sau đây?

    • A.105 g
    • B.73 g
    • C.96 g
    • D.87 g
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 135614

    Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft(V) (trong đó U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và tụ điện. Khi tần số bằng 20Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 20W, khi tần số bằng 40Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 32W. Khi tần số bằng 60Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:

    • A.48 W
    • B.44 W
    • C.36W
    • D.64W
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 135615

    Hai điểm M và N nằm ở hai phía của nguồn âm, trên cùng một phương truyền âm có LM = 30 dB, LN = 10 dB. Nếu nguồn âm đó đặt tại M thì mức cường độ âm tại N khi đó gần nhất với giá trị nào sau đây:

    • A.12 dB 
    • B.7 dB
    • C.9 dB
    • D.11 dB
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 135616

    Trong hiện tượng giao thoa mặt sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 10cm dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. C là điểm trên mặt nước có CA = CB = 10cm. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đoạn thẳng CB, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm B một đoạn ngắn nhất gần với giá trị nào nhất sau đây:

    • A.7,6 mm
    • B.6,9 mm
    • C.8,9 mm
    • D.4,6 mm
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 135617

    Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX =4AY = 0,24AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔΕΥ, ΔΕΖ với ΔΕZ < ΔΕX < ΔΕY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững tăng dần là:

    • A.Y, X, Z  
    • B.Y, Z, X 
    • C.X, Y, Z
    • D.Z, X, Y
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 135618

    Con lắc lò xo có m = 1kg dao động điều hòa và có cơ năng W = 0,125J. Tại thời điểm ban đầu vật có vận tốc v = 0,25 m/s và gia tốc a = 6√3 m/s2. Động năng con lắc tại thời điểm t = 7π/16s là bao nhiêu?

    • A.3/32J 
    • B.1/32J.
    • C.0,125 J
    • D.1/16J
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 135619

    Giao thoa I-âng với khoảng cách hai khe là a, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m. Giao thoa đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,4 μm và λ2 = 0,5 µm. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm 1 cm là vị trí vân trùng cho vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm. Xác định a biết 0,5 mm < a < 0,7 mm.

    • A.0,6 mm
    • B.0,5 mm  
    • C.0,64 mm
    • D.0,55 mm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?