Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Trần Hữu Trang

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 135540

    Một vật dao động điều hòa, thương số giữa gia tốc và đại lượng nào của vật có giá trị KHÔNG đổi theo thời gian?

    • A. Vận tốc
    • B.Li độ 
    • C.Tần số
    • D.Khối lượng
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 135541

    Chọn câu đúng. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

    • A.điện trở của một chất bán dẫn tăng khi được chiếu sáng
    • B.điện trở của một tấm kim loại giảm khi được chiếu sáng
    • C.điện trở của một chất bán dẫn giảm khi được chiếu sáng
    • D.truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kì
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 135542

    Hằng số phóng xạ của rubidi là \(0,00077{\rm{ }}{s^{ - 1}}\), chu kì Bán rã của rubidi là:

    • A.150 phút
    • B.90 phút
    • C.15 phút  
    • D.900 phút
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 135543

    Kết luận nào sau đây không đúng? Đối với một chất điểm dao động cơ điều hoà với tần số f thì

    • A.vận tốc biến thiên điều hoà với tần số f.
    • B.gia tốc biến thiên điều hoà với tần số f.
    • C.động năng biến thiên tuần hoàn với tần số f.
    • D.thế năng biến thiên điều tuần hoàn với tần số 2f.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 135544

    Ta gọi khối lượng nghỉ của hạt nhân X là mX, tổng khối lượng nghỉ các nuclôn tạo nên hạt nhân X đó là m, thì hệ thức nào sau đây là đúng?

    • A.mX = m
    • B.mX > m
    • C.mX < m
    • D.mX <= m
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 135545

    Một con lắc đơn có chiều dài l thực hiện được 8 dao động trong thời gian Δt. Nếu thay đổi chiều dài đi một lượng 0,7m thì cũng trong khoảng thời gian đó nó thực hiện được 6 dao động. Chiều dài ban đầu là:

    • A.0,9 m
    • B.2,5 m
    • C.1,6 m
    • D.1,2 m
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 135546

    Phản ứng hạt nhân tuân theo các định luật bảo toàn nào?

    • A.Bảo toàn điện tích, khối lượng, năng lượng.
    • B.Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, khối lượng.
    • C.Bảo toàn điện tích, khối lượng, động lượng, năng lượng.
    • D.Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, năng lượng toàn phần.  
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 135547

    Li độ của một vật phụ thuộc vào thời gian theo phương trình x = 12sinωt (x đo bằng cm, t đo bằng s). Giạ tốc có độ lớn cực đại là:

    • A.12ω2 (cm/s2)  
    • B.24ω2 (cm/s2)        
    • C.12ω (cm/s2)    
    • D.48ω2 (cm/s2)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 135548

    Một dòng điện xoay chiều AC có biểu thức i = 2√2cos100πt (A). Trong thời gian 1 s số lần cường độ dòng điện có độ lớn bằng 1A là bao nhiêu?

    • A.25 lần
    • B.100 lần 
    • C.200 lần
    • D.50 lần
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 135549

    Một học sinh dùng thước kẹp loại 0 - 150 nm, độ chia nhỏ nhất là 0,05mm, tiến hành đo khoảng vân trong thí nghiệm giao thoa Y-âng. Sau 5 lần đo liên tiếp đều thu cùng một giá trị của khoảng vân là 2mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả của phép đo là:

    • A.(2 ± 1) mm
    • B.(2 ± 0,025) mm
    • C.(2 ± 0,05) mm
    • D.(2 ± 0,5) mm
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 135550

    Trong thí nghiệm giao thao ánh sáng, 2 khe S1 và S2 cách nhau 1 mm và cách màn hứng 2m. Chiếu vào 2 khe ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm. Tại vị trí cách vân trung tâm 5mm có vân:

    • A. Tối thứ 3
    • B.Tối thứ 4
    • C.Sáng bậc 4
    • D.Sáng bậc 5
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 135551

    Chọn câu sai về đặc trưng vật lý của âm.

    • A.Đại lượng đặc trưng cho độ cao của âm là tần số.
    • B.Đơn vị của cường độ âm là W/m2.
    • C.Mức cường độ âm tính bằng ben (B) hay đềxiben (dB).
    • D.Đại lượng đặc trưng cho độ to của âm chỉ có mức cường độ âm.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 135552

    Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức \(i = 5\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\)(A). Ở thời điểm t = 1/50(s), cường độ trong mạch có giá trị:

    • A.5√2 (A)
    • B.2,5√6 (A) 
    • C. -2,5√2 (A)     
    • D.2,5√2 (A)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 135553

    Một người quan sát trên mặt nước biển thấy một cái phao nhô lên 5 lần trong khoảng thời gian 20s và khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 2m. Vận tốc truyền sóng biển là:

    • A.50 cm/s 
    • B.60 cm/s
    • C.40 cm/s 
    • D.80 cm/s
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 135554

    Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

    • A.Phản xạ   
    • B.Truyền được trong chân không
    • C.Mang năng lượng 
    • D.Khúc xạ
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 135555

    Chọn câu đúng. Mạch dao động của máy thu vô tuyến điện có cuộn cảm L = 25 µH. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì điện dung của tụ điện có giá trị là:

    • A.1,127 pF 
    • B.1,127 nF
    • C.1,127.10-10 F
    • D.11,27 pF
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 135556

    Phát biểu nào sau đây là sai về ánh sáng?

    • A.Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.
    • B.Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính.
    • C.Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
    • D.Chiết suất của một môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 135557

    Thí nghiệm nào sau đây có thể dùng để đo bước sóng ánh sáng:

    • A.Tán sắc ánh sáng và giao thoa khe Y-âng
    • B.Tổng hợp ánh sáng trắng
    • C.Tán sắc ánh sáng
    • D.Giao thoa khe Y-âng
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 135558

    Phát biểu nào về quang phổ liên tục sau đây là đúng?

    • A.Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.
    • B.Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
    • C.Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
    • D.Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 135559

    Phôtôn có năng lượng 0,8 eV ứng với bức xạ thuộc vùng

    • A.tia tử ngoại 
    • B.tia X    
    • C.sóng vô tuyến  
    • D.tia hồng ngoại
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 135560

    Vào cùng một thời điểm nào đó hai dòng điện xoay chiều \({i_1} = {I_0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \){i_2} = {I_0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\) có cùng trị tức thời 0,5√3I0, nhưng một dòng đang tăng còn một dòng đang giảm. Hai dòng này lệch pha nhau một góc có độ lớn bằng:

    • A.π/3 rad. 
    • B. 2π/3 rad.
    • C. π rad 
    • D.π/2 rad.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 135561

    Một bức xạ đơn sắc chiếu vào hai khe Y- âng cách nhau a = 3mm. Màn hứng vân giao thoa là một phim ảnh, đặt cách hai khe một khoảng D = 45cm. Sau khi tráng phim, ta trông thấy trên phim một loạt vạch đen song song, cách đều nhau một khoảng 0,05mm. Bức xạ đơn sắc đó là:

    • A.Tia tử ngoại  
    • B.Tia X
    • C.Ánh sáng nhìn thấy
    • D.Tia hồng ngoại
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 135562

    Một dây AB dài 1,8m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào một bản rung tần số 100 Hz. Khi bản rung hoạt động, người ta thấy trên dây có sóng dừng gồm 6 bó sóng, với A xem như một nút. Tính bước sóng và tốc độ truyền sóng trên dây AB.

    • A.λ = 0,6 m và v = 60 m/s    
    • B.λ = 0,3 m và v = 30 m/s
    • C.λ = 0,6 m và v = 120 m/s   
    • D.λ = 0,3 m và v = 60 m/s
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 135563

    Đặt vào hai đầu tụ điện một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được. Khi tần số f = f1 = 50Hz, khi đó dòng điện qua tụ là I1 = 0,2 (A). Để dòng điện qua tụ là I2 = 0,5A thì cần tăng hay giảm tần số bao nhiêu?

    • A.Tăng 125 Hz
    • B.Tăng thêm 75 Hz
    • C.Giảm 25 Hz 
    • D.Tăng 25 Hz
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 135564

    Cho hai dđdh cùng phương \({x_1} = 5\sqrt 3 \cos 10\pi t\)(cm) và \({x_2} = {A_2}\sin \left( {10\pi t} \right)\) (cm). Biết biên độ của dao động tổng hợp là 10cm. Giá trị của A2 là:

    • A.6 cm  
    • B.4 cm
    • C.8 cm
    • D.5 cm
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 135565

    Một mạch dao động điện từ có độ tự cảm 5 mH và điện dung của tụ điện 1,5 µF, điện áp cực đại trên tụ 8V. Xác định độ lớn cường độ dòng điện trong mạch khi điện áp là 4V.

    • A.55 mA
    • B.0,15 mA
    • C.0,12 A 
    • D.0,14 A
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 135566

    Khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđro được xác định bởi công thức En=-13,6/n2 (eV) (vói n = 1,2, 3,...). Khi electron trong nguyên tử hiđro chuyển từ quỹ đạo dừng n = 4 về quỹ đạo dùng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ1. Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 3 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ2. Mối liên hệ giữa hai bước sóng λ1 và λ2 là:

    • A.800λ2 = 189λ1.
    • B.256λ2 = 675λ1.
    • C.15λ2 = 8λ1.    
    • D.675λ2 = 256λ1.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 135567

    Để xảy ra hiện tượng quang điện trên bề mặt một tấm kim loại, tần số ánh sáng kích thích cần thỏa mãn f  > 1015Hz. Công thoát của kim loại này là:

    • A.0,750.10-19 J 
    • B.0,750.10-34 J 
    • C.6,625.10-34 J
    • D.6,625.10-19 J
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 135568

    Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; Ar; Li lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087 u; 39,9525 u; 6,0145 u và 1 u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Li thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Ar.

    • A.lớn hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon.
    • B.lớn hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon.
    • C.nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV/nuclon.
    • D.nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV/nuclon.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 135569

    Đồ thị biểu diễn thế năng của một vật có khối lượng m = 200g dao động điều hòa ở hình vẽ bên ứng với phương trình dao động nào sau đây:

    • A.\(x = 5\cos \left( {4\pi t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)\)(cm).
    • B.\(x = 5\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)(cm).
    • C.\(x = 5\cos \left( {2\pi t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)\)(cm).
    • D.\(x = 5\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\)(cm).
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 135570

    Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là A, hạt α phát ra có tốc độ v. Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị u. Tốc độ của hạt nhân Y bằng:

    • A.2v/(A-4).
    • B.4v/(A+4).
    • C.4v/(A-4).
    • D.2v/(A+4).
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 135571

    Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật m = 0,1 kg, k = 100N/m. Từ vị trí lò xo không biến dạng đẩy vật sao cho lò xo nén 2 √ 3 cm rồi buông nhẹ, khi vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu tiên tác dụng lực F = 2N không đổi cùng chiều vận tốc của vật, khi đó vật dao động điều hòa với biên độ A1, sau 1/30 s kể từ khi tác dụng lực F, ngừng tác dụng lực F, khi đó vật dao động với A2, tính A2/A1. Lấy π2 = 10.

    • A.2/ √3.   
    • B.√7/2. 
    • C.2 √7.     
    • D.√7.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 135572

    Đặt một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\)(V) vào hai đầu một đoạn mạch cảm thuần có độ tự cảm L = 1/2π(H) . Thương số \(\frac{{{u_{\left( t \right)}}}}{{{i_{\left( {t + \frac{T}{4}} \right)}}}}\) có giá trị

    • A.50 Ω 
    • B.100 Ω    
    • C.40 Ω
    • D.60 Ω
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 135573

    Đặt điện áp u = U√2cosωt(V) (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R = 40Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi C để điện áp hiệu dụng trên tụ cực đại thì lúc này điện áp tức thời cực đại trên R là 12a (V) (với a là một hằng số). Ở thời điểm t, điện áp tức thời trên AB và trên tụ lần lượt là 16a (V) và 7a (V). Giá trị của cảm kháng là:

    • A.53 Ω  
    • B.30 Ω 
    • C.40 Ω
    • D.20 Ω
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 135574

    2 điểm A, B nằm trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 5 cm, coi biên độ sóng là không suy giảm trong quá trình truyền. Biết tốc độ truyền sóng là 2 m/s tần số sóng là 10Hz. Tại thời điểm nào đó li độ dao động của A và B lần lượt là 2cm và 2 √ 3cm. Tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường.

    • A.10π cm/s     
    • B.80π cm/s
    • C.60π cm/s
    • D.40π cm/s
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 135575

    Cuộn dây có điện trở thuần r và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều u = 250 √ 2cos100πt (V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là 5A và i lệch pha so với u góc π/3. Mắc nối tiếp cuộn dây với đoạn mạch X thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch là 3A và điện áp hai đầu cuộn dây vuông pha với điện áp hai đầu X. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X.

    • A.300 √ 3W       
    • B.300 W   
    • C.625 W
    • D.375 √ 3W
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 135576

    Cho 4 điểm O, M, N và P nằm trong một môi trường truyền âm. Trong đó, M và N nằm trên nửa đường thẳng xuất phát từ O, tam giác MNP là tam giác đều. Tại O, đặt một nguồn âm điểm có công suất không đổi, phát âm đẳng hướng ra môi trường. Coi môi trường không hấp thụ âm. Biết mức cường độ âm tại M và N lần lượt là 50 dB và 40 dB. Mức cường độ âm tại P là:

    • A.35,8 dB
    • B.38,8 dB
    • C.43,6 dB 
    • D.41,1 dB
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 135577

    Đặt diện áp u = U√2cosωt (f thay đổi, U tỉ lệ thuận với f) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L theo thứ tự đó. Biết 2L > R2C. Khi f = f1 = 60 Hz hoặc f = f2 = 90 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng một giá trị. Khi f = f3 = 30 Hz hoặc f = f4 = 120 Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có cùng một giá trị. Khi f = f5 thì điện áp hai đầu đoạn mạch RC lệch pha π/4 so với dòng điện. Giá trị của f5 gần nhất với giá trị nào sau đây:

    • A.80 Hz 
    • B. 81 Hz 
    • C.80,5 Hz 
    • D.79,8 Hz
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 135578

    Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 10cm, dao dộng theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 100 cm/s. Trên mặt nước kẻ đường thẳng (d) vuông góc với AB, cắt AB tại B. Gọi M là điểm trên (d) dao động vơi biên độ cực đại sao cho diện tích tam giác AMB nhỏ nhất. Khoảng cách từ M đến AB xấp xỉ bằng:

    • A.3,7 cm
    • B.2,25 cm
    • C.0 cm 
    • D.3,7 cm
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 135579

    Trong một thí nghiệm Young (Y-âng) về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng đồng thời bởi hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 µm và λ2 = 0,5 μm. Trên đoạn AB trong vùng giao thoa đếm được 121 vân sáng. Biết tại A và B vân sáng có màu giống vân trung tâm. Số vị trí trùng nhau của hai bức xạ trên đoạn AB là:

    • A.9
    • B.11
    • C.13
    • D.15

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?