Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Phan Bội Châu

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 136180

    Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=Ccos(ωt+φ),C>0. Đại lượng C được gọi là

    • A.biên độ của dao động. 
    • B.pha của dao động.
    • C.tần số góc của dao động.
    • D.pha ban đầu của dao động.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 136181

    Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?

    • A.động năng; tần số; lực.
    • B.biên độ; tần số; năng lượng toàn phần.
    • C.biên độ; tần số; gia tốc.
    • D.lực; vận tốc; năng lượng toàn phần.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 136182

    Để khảo sát sự giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ

    • A.dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại. 
    • B.dao động với biên độ cực tiểu.
    • C.dao động với biên độ cực đại.
    • D.không dao động.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 136183

    Khi nói về lan truyền sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

    • A.sóng cơ lan truyền được trong chân không.
    • B.sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
    • C.sóng cơ lan truyền được trong chất khí.
    • D.sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 136184

    Đặt hiệu điện thế u=U0cosωt (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.
    • B.Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.
    • C.Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.
    • D.Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 136185

    Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại I0 và điện áp cực đại trên tụ U0 của mạch dao động LC là

    • A.\({U_0} = {I_0}\sqrt {LC} \). 
    • B.\({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \). 
    • C.\({U_0} = {I_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \).
    • D.\({I_0} = {U_0}\sqrt {LC} \).
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 136186

    Trong dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là

    • A.một chu kì.
    • B.một nửa chu kì.
    • C.một phần tư chu kì.  
    • D.hai chu kì. 
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 136187

    Trong môi trường chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là

    • A.tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn – ghen, tia tử ngoại.
    • B.tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.
    • C.tia Rơn – ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
    • D.ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 136188

    Cho hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song trong cùng một mặt phẳng như hình vẽ. Trong hai dây dẫn có hai dòng điện cùng chiều chạy qua. Gọi M là điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. M chỉ có thể nằm tại vùng

     

    • A.(1).
    • B.(2).
    • C.(3).
    • D.cả ba vị trí trên.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 136189

    Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

    • A.các prôtôn.
    • B.các nuclôn.
    • C.các nơtrôn.
    • D.các electrôn.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 136190

    Một vật dao động điều hoà khi nó đi qua vị trí mà động năng bằng thế năng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn lần lượt là 10 cm/s và 100 cm/s2. Lấy π2=10, chu kì biến thiên của động năng là

     

    • A.1 s
    • B.2 s
    • C.3 s
    • D.4 s
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 136191

    Một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng với hai nút sóng. Bước sóng của dao động là

    • A.2 m
    • B.1 m
    • C.0,25 m
    • D.0,5 m
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 136192

    Máy phát điện xoay chiều có một pha với phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng

    • A.50 Hz
    • B.5 Hz
    • C.30 Hz
    • D.3000 Hz
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 136193

    Ta biết được thành phần chủ yếu của các nguyên tố cấu tạo Mặt Trời dựa vào

    • A.quan sát bằng mắt thường.
    • B.kính thiên văn.
    • C.quang phổ.   
    • D.kính viễn vọng.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 136194

    Xung quanh dòng điện xoay chiều sẽ có

    • A.điện trường.
    • B.từ trường.
    • C.điện trường biến thiên. 
    • D.điện từ trường.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 136195

    Năng lượng photon của tia Rơnghen có bước sóng 5.10-11

    • A.3,975.10-15 J.
    • B.4,97.10-15 J.
    • C.4,2.10-15 J.
    • D.45,67.10-15 J.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 136196

    Giả sử hai hạt nhân X, Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì

    • A.hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
    • B.hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
    • C.năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
    • D.năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 136197

    Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là

    • A.tia α và tia ß.
    • B.tia ϒ và tia ß. 
    • C.tia ϒ và tia X.
    • D.tia α, tia ϒ và tia X.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 136198

    Tại hai điểm AB có hai điện tích qA,qB. Tại điểm M, một electron được thả ra không vận tốc đầu thì nó di chuyển ra xa các điện tích.Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?

    • A.qA<0, qB>0
    • B.qA>0, qB>0
    • C.qA<0, qB<0 
    • D.|qA|=|qB|
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 136199

    Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

    • A.hóa năng.
    • B.cơ năng.
    • C.quang năng.
    • D.nhiệt năng.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 136200

    Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây không dãn, đầu trên của sợi dây được buộc cố định. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 0,08 rad rồi thả nhẹ để vật dao động điều hòa. Lấy g=10 m/s2, gia tốc dao động điều hòa cực đại của con lắc là

    • A.0,08 m/s2.
    • B.0,8 m/s2.
    • C.8 m/s2.
    • D.80 m/s2.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 136201

    Một nguồn âm O có công suất Po=0,6 W phát sóng âm dạng hình cầu. Cường độ âm tại điểm A cách nguồn 3 m là

    • A.5,31.10-3 W/m2.
    • B.2,54.10-4W/m2
    • C.0,2 W/m2.
    • D.6,25.10-3 W/m2.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 136202

    Một sóng cơ hình sin có biên độ A lan truyền qua hai điểm M và N trên cùng một phương truyền sóng. Quan sát dao động của hai phần tử này thì thấy rằng khi phần tử M có li độ uM thì phần tử N đi qua vị trí có li độ uN với uM=-uN. Vị trí cân bằng của M và N có thể cách nhau một khoảng là

     

    • A.một bước sóng. 
    • B.một nửa bước sóng.
    • C.một phần tư bước sóng.
    • D.ba phần tư bước sóng.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 136203

    Một đoạn của mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với hộp X. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U=300V thì điện áp hiệu dụng trên điện trở, trên hộp X lần lượt là UR=100V và UX=250V. Hệ số công suất của mạch X là

    • A.0,15.
    • B.0,25.
    • C.0,35.
    • D.0,45.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 136204

    Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều vào một tụ điện có điện dung không đổi. Khi roto quay với tốc độ n thì cường độ dòng điện trong mạch là I, khi roto quay với tốc độ 4n thì cường độ dòng điện trong mạch là

     

    • A.2I.
    • B.4I.
    • C.8I.
    • D.16I.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 136205

    Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp có cuộn sơ cấp A và cuộn thứ cấp B. Cuộn A được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Cuộn B gồm các vòng dây quấn cùng chiều, một số điểm trên B được nối ra các chốt m, n, p, q (như hình vẽ). Số chỉ của vôn kế V có giá trị nhỏ nhất khi khóa K ở chốt nào sau đây?

     

    • A.Chốt p.
    • B.Chốt n.
    • C.Chốt q.
    • D.Chốt m.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 136206

    Theo lý thuyết lượng tử ánh sáng hai photon có năng lượng lần lượt là ε1 và ε2 ( ε1 > ε2) thì kết luận nào sau đây là đúng về hai photon này?

    • A.photon thứ nhất có tần số nhỏ hơn photon thứ hai.    
    • B.photon thứ nhất có bước sóng nhỏ hơn photon thứ hai.    
    • C.photon thứ nhất chuyển động nhanh hơn photon thứ hai.
    • D.photon thứ nhất chuyển động chậm hơn photon thứ hai.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 136207

    Kim loại làm catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0. Lần lượt chiếu tới bề mặt catốt hai bức xạ có bước sóng λ1=0,4 μm và λ2=0,5 μm thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt catốt khác nhau 2 lần. Giá trị của λ0

    • A.0,585 μm.
    • B.0,545 μm. 
    • C.0,595 μm.
    • D.0,515μm.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 136208

    Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Lấy \({r_0} = {5,3.10^{ - 11}}m;{m_e} = {9,1.10^{ - 31}}kg;k = {9.10^9}N{m^2}/{C^2};e = {1,6.10^{ - 19}}C\). Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng , quãng đường mà êlectron đi được trong thời gian \({10^{ - 8}}\)s là

    • A.12,6 mm.
    • B.72,9 mm. 
    • C.1,26 mm.  
    • D.7,29 mm.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 136209

    Tàu ngầm hạt nhân là một loại tàu ngầm vận hành nhờ sử dụng năng lượng của phản ứng hạt nhân. Nguyên liệu thường dùng là \({}^{235}U\). Mỗi phân hạch của hạt nhân U tỏa ra năng lượng trung bình là 200 MeV. Hiệu suất của lò phản ứng là 25%. Nếu công suất của lò là 400 MW thì khối lượng U cần dùng trong một ngày xấp xỉ bằng

    • A.1,75 kg. 
    • B.2,59 kg.
    • C.1,69 kg.
    • D.2,67 kg.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 136210

    Cho quang hệ như hình vẽ. (1) là một bản mặt song song, chiết suất n=1,3 bề dày e=10cm; (2) là một bề mặt phản xạ toàn phần. Chiếu đến (1) tại điểm tới  một tia sáng đơn sắc, hẹp. Gọi K là điểm mà tia sáng ló ra khỏi (1). Khoảng cách IK bằng

    • A.12 cm.
    • B.18 cm.
    • C.16 cm.
    • D.20 cm.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 136211

    Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M  trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm t=t0, cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng 0,5E0. Đến thời điểm t=t0+T/4, cảm ứng từ tại M có độ lớn là

    • A.\(\frac{{\sqrt 2 {B_0}}}{2}.\)  
    • B.\(\frac{{\sqrt 2 {B_0}}}{4}.\)  
    • C.\(\frac{{\sqrt 3 {B_0}}}{4}.\)
    • D. \(\frac{{\sqrt 3 {B_0}}}{2}.\)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 136212

    Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe S1S2 là 0,4 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát bằng 3 m. Nguồn sáng đặt trong không khí có bước sóng trong khoảng 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân trung tâm 27 mm. Giá trị trung bình của các bước sóng cho vân sáng tại M trên màn gần nhất với giá trị nào sau đây?

    • A.547,6 nm. 
    • B.534,8 nm.  
    • C.570 nm.  
    • D.672,6 mn.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 136213

    Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 24 cm. Đây là thấu kính

    • A.hội tụ có tiêu cự 12 cm.
    • B.phân kì có tiêu cự 16 cm.
    • C.hội tụ có tiêu cự 16/3 cm.
    • D.phân kì có tiêu cự 16/3 cm.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 136214

    Cho hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số, đồ thị biễu diễn mối hệ giữa li độ x1 và x2 giữa hai dao động được cho như hình vẽ. Độ lệch pha giữa hai dao động này gần nhất giá trị nào sau đây?

    • A.2,4 rad.
    • B.0,65 rad.
    • C.0,22 rad.
    • D.0,36 rad.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 136215

    Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức hợp với nhau một góc 600. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với biên độ góc 80 và có chu kì tương ứng là T1 và T2=T1+0,1s. Giá trị của T2 là

    • A.1,97 s.  
    • B.1,28 s. 
    • C.1,64 s.
    • D.2,27 s.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 136216

    Điện năng được truyền tải từ hai máy phát đến hai nơi tiêu thụ bằng các đường dây tải một pha. Biết công suất của các máy là không đổi và lần lượt là P1 và P2, điện trở trên các đường dây tải là như nhau và bằng 50 Ω, hệ số công suất của cả hai hệ thống điện đều bằng 1. Hiệu suất truyền tải của hai hệ thống H1 và H2 phụ thuộc vào điện áp hiệu dụng U hai đầu các máy phát. Hình vẽ bên biểu diễn sự phụ thuộc của các hiệu suất vào 1/U2. Biết P1+P2=10kW. Giá trị của P1 là

    • A.6,73 kW
    • B.3,27 kW
    • C.6,16 kW
    • D.3,84 kW
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 136217

    Đặt điện áp u = U0cos(ωt)( U0, ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thay đổi được. Khi L=L0 hoặc L=3L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện bằng nhau và bằng UC. Khi L=2L0 hoặc L=6L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm bằng nhau và bằng UL. Tỉ số UL/UC bằng

    • A.√(2/3)
    • B.√(3/2) 
    • C.1/ √2
    • D.√2
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 136218

    Xét thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn quan sát, tại điểm M có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có bước sóng λ1=735 nm; λ2=490nm; λ3và λ4. Hiệu năng lượng của hai photon tương ứng với hai bức xạ này là

    • A.1,5 MeV
    • B.1,0 MeV
    • C.0,85 MeV
    • D.3,4 MeV
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 136219

    Khi bắn hạt α có động năng K vào hạt nhân N(14) đứng yên thì gây ra phản ứng \({}_2^4He + {}_7^{14}N \to {}_8^{17}O + X\). Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là \({m_{He}} = 4,0015u;{m_N} = 13,9992u;{m_O} = 16,9947u;{m_X} = 1,0073u;1u{c^2} = 931,5MeV\). Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng

    • A.1,21 MeV
    • B.1,58 MeV
    • C.1,96 MeV
    • D.0,37 MeV

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?