Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Thị Thập

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 135780

    Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos(ωt + ϕ), vận tốc của vật có giá trị cực tiểu là:

    • A.vmin = -Aω.
    • B.vmin = Aω2.
    • C.vmin = Aω.
    • D.vmin = 0.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 135781

    Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động:

    • A.Chậm dần đều
    • B.Chậm dần
    • C.Nhanh dần đều 
    • D.Nhanh dần
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 135782

    Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là:

    • A.N0/9. 
    • B.N0/4.
    • C.N0/6.
    • D.N0/16.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 135783

    Chọn câu đúng. Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào

    • A.biên độ dao động
    • B.cấu tạo của con lắc lò xo
    • C.cách kích thích dao động
    • D.năng lượng của con lắc lò xo
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 135784

    Hạt nhân \(_6^{14}C\) là chất phóng xạ β-. Hạt nhân con sinh ra là:

    • A.phốt pho P
    • B.oxi O
    • C.nitơ N
    • D.hêli He
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 135785

    Tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia Rơn-ghen có bước sóng lần lượt là λ1, λ2 và λ3. Biểu thức nào sau đây là đúng?

    • A. λ2 > λ1 > λ3.
    • B.λ2 > λ3 > λ1.
    • C.λ1 > λ2 > λ3
    • D.λ3 > λ2 > λ1.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 135786

    Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclon của hạt nhân X lớn hơn số nuclon của hạt nhân Y thì:

    • A.hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
    • B.năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt Y.
    • C.năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
    • D.hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 135787

    Chuyển động của 1 vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ của dao động thứ nhất và dao động tổng hợp bằng nhau và bằng 10cm, dao động tổng hợp lệch pha π/3 so với dao động thứ nhất. Biên độ dao động thứ hai là:

    • A.5 cm
    • B.10 cm
    • C.10√3cm 
    • D.10√2cm
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 135788

    So với hạt nhân \(_{14}^{29}Si\), hạt nhân \(_{20}^{40}Ca\),  có nhiều hơn

    • A.11 nơtrôn và 6 prôtôn
    • B.5 nơtrôn và 6 prôtôn
    • C.6 nơtrôn và 5 prôtôn
    • D.5 nơtrôn và 12 prôtôn
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 135789

    Một ánh sáng đơn sắc màu đỏ có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

    • A.màu vàng và tần số f 
    • B.màu cam và tần số f
    • C.màu cam và tần số l,5f
    • D.màu đỏ và tần số f
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 135790

    Điện áp xoay chiều ở hai đầu một đoạn mạch điện có biểu thức là u = U0cosωt. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch này là:

    • A.u = 2U0.
    • B.U = U0√2.
    • C.U = 0,5U0√2. 
    • D.U = 0,5U0.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 135791

    Hiệu điện thế 2 đầu mạch có biểu thức \(u = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\)(V) và cường độ dòng điện \(i = 8\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(A) thì công suất tiêu thụ là:

    • A.200 W
    • B.400 W
    • C.800 W
    • D.693 W
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 135792

    Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 10 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là 200 mJ. Lò xo của con lắc có độ cứng là:

    • A.40 N/m
    • B.50 N/m
    • C.4 N/m
    • D.5 N/m
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 135793

    Cho đoạn mạch RLC nối tiếp có điện áp hiệu dụng \({U_L} = {U_R} = \frac{{{U_C}}}{2}\) thì

    • A.u sớm pha π/4 so với i. 
    • B.u trễ pha π/4 so với i.
    • C.u sớm pha π/3 so với i. 
    • D.u trễ pha π/3 so với i.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 135794

    Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng

    • A.một số lẻ lần nửa bước sóng.
    • B.một số chẵn lần một phần tư bước sóng.
    • C.một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
    • D.một số nguyên lần bước sóng.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 135795

    Trên các biển báo giao thông thường được quét một lớp sơn. Khi đèn xe máy hay ôtô chiếu vào thì phát ra ánh sáng. Hiện tượng phát ra ánh sáng đó thuộc loại:

    • A.Hiện tượng quang – phát quang 
    • B.Hiện tượng phản xạ ánh sáng
    • C.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
    • D.Hiện tượng quang điện ngoài
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 135796

    Mức cường độ âm tại một điểm M được xác định bởi hệ thức nào sau đây:

    • A.\(L = \lg \frac{I}{{{I_0}}}\)(B). 
    • B.\(L = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}}\)(B).
    • C.\(I = \frac{P}{{4\pi {R^2}}}\).
    • D.\(L = \lg \frac{{{I_0}}}{I}\)(B).
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 135797

    Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha, với cùng biên độ a không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi có sự giao thoa hai sóng đó trên mặt nước thì dao động tại trung điểm của đoạn S1S2 có biên độ

    • A.bằng a
    • B.cực tiểu
    • C.bằng 0,5a
    • D.cực đại
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 135798

    Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện \({\omega ^2}LC = 1\) thì

    • A.hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại.
    • B.hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau.
    • C.tổng trở của mạch đạt giá trị lớn nhất.
    • D.hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 135799

    Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Biết N1 = 10Ν2. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều u = U0cosωt thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở là:

    • A.U0√2/20 
    • B.5√2U0
    • C.U0/10
    • D.U0/20
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 135800

    Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha với nhau. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s và tần số của nguồn dao động thay đổi trong khoảng từ 48Hz đến 64Hz. Tần số dao động của nguồn là:

    • A.64 Hz 
    • B.48 Hz 
    • C.54 Hz 
    • D.56 Hz
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 135801

    Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt - 0,02πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là:

    • A.100 cm/s 
    • B.150 m/s 
    • C.200 cm/s  
    • D.50cm/s
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 135802

    Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì

    • A.tốc độ truyền sóng tăng, bước sóng giảm.
    • B.tốc độ truyền sóng và bước sóng đêu giảm.
    • C.tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng.
    • D.tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 135803

    Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của I-âng được xác định bằng công thức nào sau đây:

    • A.\(x = \frac{{\lambda D}}{a}\).  
    • B. \(x = \left( {k + 0,5} \right)\frac{{\lambda D}}{a}\). 
    • C. \(x = k\frac{{\lambda D}}{a}\).
    • D.\(x = k\frac{{a.D}}{\lambda }\).
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 135804

    Tia X có cùng bản chất với

    • A. tia β+
    • B.tia α 
    • C.tia β-
    • D.tia hồng ngoại
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 135805

    Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

    • A.Chất lỏng
    • B.Chất rắn
    • C.Chất khí ở áp suất lớn    
    • D.Chất khí ở áp suất thấp.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 135806

    Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600nm, khoảng cách giữa hai khe là l,5mm, khoang cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3m. Trên màn, khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 5 ở hai phía của vân sáng trung tâm là:

    • A.6,0mm
    • B.9,6mm
    • C.12,0mm 
    • D.24,0mm
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 135807

    Công thoát electron ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là:

    • A.0,33 µm
    • B.0,22 µm 
    • C.0,66.10-19 µm
    • D.0,66 µm
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 135808

    Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện dựa vào hiện tượng

    • A.cảm ứng điện từ
    • B.quang điện trong
    • C.phát xạ nhiệt electron
    • D.quang - phát quang
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 135809

    Khi mắc lần lượt R, L, C vào hiệu điện thế xoay chiều ổn định thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua chúng lần lượt là 2 A, 1 A, 3 A. Khi mắc mạch gồm R, L, C nối tiếp vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch bằng

    • A.1,25 A 
    • B.1,2 A 
    • C.3√ 2A    
    • D.6 A
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 135810

    Một đám nguyên tử Hiđro mà tất cả các nguyên tử đều có electron ở cùng 1 mức kích thích thứ 3. Cho biết \({E_n} =  - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}\)(eV). Tính bước sóng dài nhất trong các bức xạ trên.

    • A.65,76.10-8 m. 
    • B.12,2.10-8 m.
    • C.10,3.10-8 m. 
    • D.1,88.10-6 m.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 135811

    Hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, cùng biên độ, cách nhau 40 cm. Khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại gần nhau nhất trên đoạn AB là 0,8 cm. Điểm M thuộc miền giao thoa cách nguồn A một đoạn 25cm và cách nguồn B một đoạn 22cm. Dịch chuyển nguồn B từ từ dọc theo phương AB ra xa nguồn B đoạn 10cm thì điểm M chuyển thành điểm dao động với biên độ cực đại.

    • A.6 lần
    • B.8 lần 
    • C. 7 lần 
    • D.5 lần
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 135812

    Hạt nhân phóng xạ \(_{92}^{234}U\) đứng yên phóng xạ α vào tạo ra hạt nhân con là X. Biết khối lượng các hạt nhân là: mU = 233,9904u, mα = 4,0015u, mX = 229,9737u và u = 931,5MeV/c2 và quá trình phóng xạ không kèm theo γ. Xác định động năng của hạt X và hạt α

    • A.Wα = 1,65 MeV, WX = 12,51 MeV  
    • B.Wα = 12,51 MeV, WX = 1,65 MeV
    • C.Wα = 13,92 MeV, WX = 0,24 MeV
    • D.Wα = 0,24 MeV, WX = 13,92 MeV
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 135813

    Con lắc lò xo có độ cứng k = 10 N/m và vật khối lượng m = 100 g đặt trên phương nằm ngang. Vật có khối lượng m0 = 300 g được tích điện q = 10-4 C gắn cách điện với vật m, vật m0 sẽ bong ra nếu lực kéo tác dụng lên nó đạt giá trị 0,5 N. Đặt điện trường đều E dọc theo phương lò xo và có chiều hướng từ điểm gắn cố định của lò xo đến vật. Đưa hệ vật đến vị trí sao cho lò xo nén một đoạn 10 cm rồi buông nhẹ cho hệ vật dao động. Bỏ qua ma sát. Sau thời gian 2π/15 (s) kể từ khi buông tay thì vật m0 bong ra khỏi vật m. Điện trường E có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây:

    • A.909 V/m
    • B.666 V/m
    • C.714 V/m
    • D.3333 V/m
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 135814

    Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có λ1 = 0,4 µm và λ2 = 0,5 µm. Cho bề rộng vùng giao thoa trên màn là 9 mm. Số vị trí vân sáng trùng nhau trên màn của hai bức xạ là:

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.4
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 135815

    Một con lắc đơn vật nhỏ có khối lượng m mang điện tích q > 0 dao động điều hòa. Ban đầu con lắc dao động dưới tác dụng chỉ của trọng trường có biên độ góc α0. Khi con lắc có li độ góc α0√2/2, tác dụng điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E và hướng thẳng đứng xuống dưới. Biết qE = mg. Cơ năng của con lắc sau khi tác dụng điện trường thay đổi như thế nào?

    • A.giảm 25%
    • B.tăng 25%   
    • C.tăng 50%
    • D.giảm 50%
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 135816

    Nếu nối hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trờ thuần R = 1Ω vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r = 1Ω thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ I. Dùng nguồn điện này để nạp điện cho một tụ điện có điện dung C = 1 µF. Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dạo động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với tần số góc 106 rad/s và cường độ dòng điện cực đại bằng I0. Tỷ số I/I0 bằng

    • A.1,5 
    • B.1
    • C.2
    • D.0,5
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 135817

    Cho mạch điện gồm điện trở, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp trong đó L có thể thay đổi được. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch là U = 100V. Khi L = L1 thì hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại ULmax và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nhanh pha hơn dòng điện là α (0<α<π/2). Khi L = L2 thì hiệu điện thế hai đầu cuộn cảm bằng √ 3/2ULmax và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nhanh pha hơn dòng điện là 0,25α. ULmax có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây:

    • A.120 V
    • B.190 V
    • C.155 V
    • D.220 V
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 135818

    Một đoạn mạch RLC nối tiếp được mắc vào hai cực của máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là một nam châm điện có một cặp cực. Bỏ qua điện trở của cuộn dây máy phát. Khi rôto quay với tốc độ n1 (vòng/s) hoặc n2 (vòng/s) thì cường độ hiệu dụng trong mạch có giá trị bằng nhau và đồ thị biểu diễn suất điện động xoay chiều do máy phát ra theo thời gian được cho như vẽ. Giá trị n0 gần giá trị nào nhất sau đây:

    • A.41 (vòng/s)
    • B.59 (vòng/s) 
    • C.61 (vòng/s)
    • D.63 (vòng/s)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 135819

    Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định và một tụ điện là tụ xoay, có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm so bậc nhất của góc xoay α của bản linh động. Khi α1 = 0°, chu kì dao động riêng của mạch là T1 = T. Khi α2 = 120°, chu kì dao động riêng của mạch là T2 = 3T. Để mạch này có chu kì dao động riêng bằng T3 = 2T thì α3 bằng

    • A.30°. 
    • B.45°.   
    • C.60°.    
    • D.90°.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?