Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Thị Định

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 135740

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số f. Gia tốc cực đại của vật là:

    • A.amax = 2πfA.
    • B.amax = 2πfA2
    • C.amax = 4π2f2A. 
    • D.amax = 4πf2A.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 135741

    Một kim loại có giới hạn quang điện λ0. Ánh sáng có khả năng làm bật electron ra khỏi kim loại đó có bước sóng λ thỏa mãn:

    • A.λ > λ0
    • B.λ <= λ0
    • C. λ = λ0
    • D.λ >> λ0
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 135742

    Hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) có

    • A.210 nuclon 
    • B.210 proton
    • C.84 nơtron
    • D.210 nơtron
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 135743

    Loa của một máy thu thanh có công suất P = 2W. Lấy cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm do loa tạo ra tại một điểm cách máy 4 m gần nhất với giá trị nào sau đây:

    • A.10 dB
    • B.20 dB 
    • C.50 dB
    • D.100 dB
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 135744

    Hạt nhân càng bền vững khi có

    • A.số nuclôn càng nhỏ.      
    • B.số nuclôn càng lớn.
    • C.năng lượng liên kết càng lớn. 
    • D.năng lượng liên kết riêng càng lớn.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 135745

    Sóng ngang là sóng:

    • A.lan truyền theo phương ngang
    • B.trong đó có các phân tử sóng dao động theo phương ngang
    • C.trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
    • D.trong đó các phần tử sóng dao động cùng phương với phương truyền sóng
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 135746

    Một con lắc lò xo dao động điều hòa với cơ năng có giá trị là W thì

    • A.tại vị trí biên động năng bằng W.
    • B.tại vị trí cân bằng động năng bằng W.
    • C.tại vị trí bất kì thế năng lớn hơn W.
    • D.tại vị trí bất kì động năng lớn hơn W.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 135747

    Hạt nhân \(_{90}^{232}Th\) phóng xạ cho sản phẩm cuối cùng là hạt nhân \(_{82}^{208}Pb\). Số hạt α và β- phóng ra trong toàn bộ quá trình phóng xạ là:

    • A.6α; 4β-. 
    • B.8α; 2β-. 
    • C.2α; 8β-.
    • D.4α; 6β-.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 135748

    Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng

    • A. lam. 
    • B.đỏ.   
    • C.tím.   
    • D.chàm.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 135749

    Thực hiện giao thoa với hai nguồn kết hợp S1, S2 và cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có cùng biên độ a = 1 cm, bước sóng bằng 20 cm thì sóng tại M cách hai nguồn lần lượt là 50 cm và 10 cm có biên độ là:

    • A.√2 cm. 
    • B.√2/2 cm. 
    • C.2 cm.
    • D.0
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 135750

    Tìm phát biểu sai về khoảng vân.

    • A.Một vân sáng và một vân tối bất kì cách nhau một khoảng bằng số lẻ nửa khoảng vân i.
    • B.Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng hay hai vân tối.
    • C.Hai vân tối bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i.
    • D.Hai vân sáng bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 135751

    Cho đoạn mạch điện trờ thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc ω chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là:

    • A. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\omega C} \right)}^2}} \).  
    • B.\(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega C} \right)}^2}} \). 
    • C.\(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \). 
    • D. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \).
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 135752

    Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, nó dao động với chu kỳ T1 = l,2s. Khi gắn quả nặng m2 vào một lò xo, nó dao động với chu kỳ T2 = l,6s. Khi gắn đồng thời m1 và m2 vào lò xo đó thì chu kỳ dao động của chúng là:

    • A.T = 1,4 s. 
    • B.T = 2,0 s.
    • C.T = 2,8s.       
    • D.T = 2,0 s.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 135753

    Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nặng khối lượng m = 400g được treo thẳng đứng. Kích thích cho vật dao động với biên độ A0, do có lực cản của môi trường nên dao động bị tắt dần. Để dao dộng của con lắc không bị tắt dần ta tác dụng lên vật một ngoại lực biến thiên tuần hoàn Fh có biên độ F0 không đổi nhưng tần số thay đổi được. Điều chỉnh tần số của ngoại lực với 4 giá trị f1 = 1 Hz, f2 = 5 Hz, f3 = 3 Hz, f4 = 2 Hz. Con lắc đang động cưỡng bức với biên độ nhỏ nhất khi tần số của ngoại lực là:

    • A.f2
    • B.f3.   
    • C.f1.
    • D.f4.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 135754

    Cho dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i = 3\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\)(A) chạy qua đoạn mạch AB. Nếu mắc nối tiếp ampe kế xoay chiều có giới hạn đo thích hợp vào đoạn mạch AB nói trên thì số chỉ của ampe kế là:

    • A.15√2A. 
    • B.6 A. 
    • C.√2A.
    • D.3 A.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 135755

    Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây đúng

    • A.Sóng điện từ chỉ lan truyền được trong môi trường chất (rắn, lỏng hay khí)
    • B.Cũng như sóng âm sóng điện từ có thể là sóng ngang hay sóng dọc.
    • C.Sóng điện từ luôn là sóng ngang và lan truyền được cả trong môi trường vật chất lẫn chân không.
    • D.Tốc độ truyền sóng điện từ luôn bằng tốc độ ánh sáng trong chân không, không phụ thuộc gì vào môi trường trong đó sóng lan truyền.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 135756

    Từ thông qua một vòng dây dẫn là \(\phi  = \frac{{{{2.10}^{ - 2}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\)(Wb). Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là:

    • A.\(e = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\)(V).        
    • B. \(e = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)\)(V).
    • C.\(e = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)(V).    
    • D.\(e = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(V).
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 135757

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Ánh sáng đơn sắc có tần số càng nhỏ thì chiết suất của một môi trường trong suốt đối với nó có giá trị càng lớn.
    • B.Ánh sáng đơn sắc có bước sóng thay đổi khi đi qua các môi trường trong suốt khác nhau.
    • C.Trong chân không, tần số của ánh sáng đỏ và tần số của ánh sáng tím là như nhau.
    • D.Ánh sáng đơn sắc khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì màu sắc của nó thay đổi.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 135758

    Trong 1 bài thực hành “Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn”, một học sinh dùng một thước có chia độ tới milimet để do chiều dài l của con lắc, cả 5 lần đo đều cho cùng một giá trị 1,235 m. Lấy sai số dụng cụ đo là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là:

    • A. l= (1,235 ± 0,001) mm
    • B.l= (1,235 ± 0,01) m
    • C. l= (1235 ±2) mm      
    • D.l= (1,235 ± 0,001) m.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 135759

    Để thông tin liên lạc giữa các phi hành gia trên vũ trụ với trạm điêu hành dưới mặt đất, người ta sử dụng sóng vô tuyến có bước sóng trong khoảng

    • A.0,01 m – 10 m 
    • B.10 m – 100 m
    • C.100 m – 1000m       
    • D.1 m – 100 m
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 135760

    Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, hai khe cách nhau 0,5mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 1m. Chiều rộng của vùng giao thoa quan sát được trên màn là L = 13mm. Số vân giao thoa quan sát được trên màn gồm:

    • A.13 vân sáng và 13 vân tối     
    • B.14 vân sáng và 13 vân tối
    • C.13 vân sáng và 14 vân tối 
    • D.13 vân sáng và 12 vân tối
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 135761

    Ánh sáng đỏ có bước sóng 0,72 μm. Năng lượng của ánh sáng này gần nhất với giá trị nào sau đây:

    • A.27,6.10-21 J
    • B.12,9.10-20 J  
    • C.27,60.10-19 J
    • D.2,76.10-19 J
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 135762

    Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có λ = 0,5 µm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 3 m. Hãy xác định vị trí vân sáng bậc 2 trên màn.

    • A.±3 mm   
    • B.±1,5 mm
    • C.±3,75 mm
    • D.±2,25 mm
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 135763

    Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp vói cuộn dây thuần cảm một điện áp một chiều 9V thì cường độ dòng điện qua mạch là 0,5A. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một điện áp xoay chiều có tần số 50Hz và có giá trị hiệu dụng là 9V thì cường độ hiệu dụng qua cuộn dây là 0,3A. Xác định cảm kháng của cuộn dây.

    • A.24 Ω
    • B.30 Ω
    • C.18 Ω 
    • D.12 Ω
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 135764

    Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 10 µF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1H. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4 V thì cường độ dòng diện trong mạch là 0,02 A. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là:

    • A.2 √ 5 V.
    • B.5 √2 V.    
    • C.4 √2 V
    • D.4 V.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 135765

    Trong sơ đồ hình vẽ bên: R là quang điện trở, AS là ánh sáng kích thích, A là ampe kế, V là vôn kế. Số chỉ của ampe kế và vôn kế sẽ thay đổi thế nào nếu tắt chùm sáng AS?

    • A.Số chỉ của V giảm còn số chỉ của A tăng
    • B.Số chỉ của V tăng còn số chỉ của A giảm
    • C.Số chỉ của A và V đều tăng
    • D.Số chỉ của A và V đều giảm
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 135766

    Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách từ màn đến mặt phẳng hai khe là 2m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 2mm. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng (có bước sóng từ 0,38 µm đến 0,75 μm). Tại điểm trên màn quan sát cách vân trắng chính giữa 3,3mm người ta khoét một lỗ tròn nhỏ để tách tia sáng cho đi vào khe của máy quang phổ. Trên buồng ảnh của máy quang phổ người ta quan sát thấy:

    • A.2 vạch sáng.
    • B.Một dài màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
    • C.4 vạch sáng.
    • D.Một dài màu biến đổi liên tục từ đỏ đến lục.        
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 135767

    Bắn hạt proton có động năng 5,5 MeV vào hạt nhân Li đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân p + Li → 2α. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ, hai hạt α có cùng động năng và bay theo hai hướng tạo với nhau góc 160°. Coi khối lượng của mỗi hạt tính theo đơn vị u gần đúng bằng số khối của nó. Năng lượng mà phản ủng tỏa ra là:

    • A.17,3 MeV
    • B.10,2 MeV
    • C.14,6 MeV
    • D.20,4 MeV
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 135768

    Một con lắc đơn mang điện tích dương khi không có điện trường nó dao động điều hòa với chu kì T. Khi có điện trường hướng thẳng đứng xuống thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là T1 = 3s. Khi có điện trường hướng thẳng đứng lên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là T2 = 4s. Chu kì T dao động điều hòa của con lắc khi không có điện trường là:

    • A.5 s 
    • B.2,4 s
    • C.7 s
    • D.2,4√2 s
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 135769

    Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng chu kỳ T mà đồ thị x1 và x2 phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Biết x2 = v1T, tốc độ cực đại của chất điểm là 53,4 cm/s. Giá trị T gần giá trị nào nhất:

    • A.2,56s
    • B.2,99s
    • C.2,75s 
    • D.2,64s
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 135770

    Một dây đàn hồi AB đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây, biết phương trình dao động tại đầu A là uA = acos100πt. Quan sát sóng dừng trên sợi dây ta thấy trên dây có những điểm không phải là điểm bụng dao động với biên độ b (b khác 0) cách đều nhau và cách nhau khoảng 1m. Giá trị của b và vận tốc truyền sống trên sợi dây lần lượt là:

    • A.\(b = a\sqrt 2 ,v = 100m/s\).
    • B.\(b = a\sqrt 3 ,v = 150m/s\).
    • C.\(b = a,v = 300m/s\).   
    • D.\(b = a\sqrt 2 ,v = 200m/s\).
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 135771

    Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 4cm dao động cùng phương, phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 1 cm. Nguồn B sớm pha hơn nguồn A là π/2. Tại một điểm M trên mặt chất lỏng nằm trên đường thẳng qua A vuông góc với AB và cách A một đoạn x. Nếu M nằm trên vân cực đại thì x có giá trị lớn nhất là:

    • A.31,545 cm
    • B.31,875 cm  
    • C.7,5 cm  
    • D.10,29 cm
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 135772

    Trong nguyên tử hiđrô, theo lí thuyết của Bo nếu coi electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân thì tỉ số giữa tốc độ góc của electron trên quỹ đạo K va trên quỹ đạo M bằng:

    • A.81
    • B.9
    • C.3
    • D.27
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 135773

    Một đường dây tải điện giữa hai địa điểm A và B có hệ số công suất bằng 1. Tại A đặt máy tăng áp, tại B đặt máy hạ áp. Coi các máy biến áp là lí tưởng. Đường dây tải điện có điện trở tổng cộng là 60Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng trên dây tải là 50A. Công suất hao phí trên dây tải bằng 5% công suất nơi tiêu thụ ở B và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp máy hạ áp là 200V. Tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp máy hạ thế ở B là:

    • A.100
    • B.300
    • C.20
    • D.200
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 135774

    Việt di chuyển từ điểm A trên đoạn đường nằm ngang có nghe một loa phát thanh (coi như nguồn điểm phát âm đặt tại O) ở phía trước mặt. Khi Việt dừng lại ở vị trí B thẳng đứng so với loa thì Việt di chuyển được đoạn 12√3m. Tỉ số cường độ âm tại B và A là 4. Việt tiếp tục di chuyển lên trên một dốc nghiêng 30° so với phương ngang cho đến C thì thấy cường độ âm tại A và C là như nhau. Tính quãng đường Việt đi trên dốc nghiêng

    • A.24m 
    • B.15,63m
    • C.27,63m 
    • D.20,78m
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 135775

    Một người dùng bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 lấy điện từ mạng điện sinh hoạt để sạc điện cho Smartphone Iphone 6 Plus. Thông số kỹ thuật của A1385 và pin của Iphone 6 Plus được mô tả bằng bảng sau:

    1. USB Power Adapter A1385

    Input: 100V - 240V; ~ 50/60Hz; 0,15A.

    Output: 5V; 1A.

    2. Pin của Smartphone Iphone 6 Plus

    Dung lượng Pin: 2915 mAh.

    Loại Pin: Pin chuẩn Li-Ion.

    Khi sạc pin cho Iphone 6 từ 0% đến 100% thì tổng dung lượng hao phí và dung lượng mất mát do máy đang chạy các chương trình là 25%. Xem dung lượng được nạp đều và bỏ qua thời gian nhồi pin. Thời gian sạc pin từ 0% đến 100% khoảng

    • A.2 giờ 55 phút 
    • B.3 giờ 26 phút 
    • C.3 giờ 53,2 phút.
    • D.2 giờ 11 phút
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 135776

    Đồng vị phóng xạ \(_{84}^{210}Po\) phân rã α, biến đổi thành đồng vị bền \(_{82}^{206}Pb\) với chu kì bán rã là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu \(_{84}^{210}Po\)  tinh khiết. Đến thời điểm t, tổng số hạt α và số hạt nhân \(_{82}^{206}Pb\)  (được tạo ra) gấp 14 lần số hạt nhân \(_{84}^{210}Po\)  còn lại. Giá trị của t bằng:

    • A.414 ngày
    • B.552 ngày
    • C.536 ngày   
    • D.276 ngày
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 135777

    Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R không đổi, tụ điện có điện dụng C không đổi và cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều có U=120 (V), trong đó ω thay đổi được. Cố định L = L1 thay đổi ω, thấy khi ω = ω1 = 120π rad/s thì UL có giá trị cực đại khi đó UC = 40√ 3(V). Sau đó cố định L = L2 = 2L1 thay đổi ω = ω2. Giá trị của ω2 để UL Có giá trị cực đại là:

    • A.40π √3rad/s  
    • B.120π √3rad/s  
    • C.60π rad/s    
    • D.100π rad/s
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 135778

    Một con lắc lò xo dao động điêu hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục lò xo. Biết lò xo nhẹ có độ cứng 50 (N/m), vật nhỏ dao động có khối lượng m = 0 4(kg) và lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Người ta đặt nhẹ nhàng lên m một gia trọng Δm = 0,05 (kg) thì cả 2 cùng dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khi vật ở trên vị trí cân bằng 4,5 cm, áp lực của Δm lên m là:

    • A. 0,4 N  
    • B.0,5 N   
    • C.0,25 N
    • D.0,75 N
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 135779

    Lần lượt đặt điện áp u = U√2 cosωt (U không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu của đoạn mạch X và vào hai đầu của đoạn mạch Y; với X và Y là các đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp.  PX và PY lần lượt biểu diễn quan hệ công suất tiêu thụ của X với ω và của Y với ω. Sau đó, đặt điện áp u lên hai đầu đoạn mạch AB gồm X và Y mắc nối tiếp. Biết cảm kháng của hai cuộn cảm thuần mắc nối tiếp (có cảm kháng ZL1 và ΖL2) là ZL = ZL1 + ZL2 và dung kháng của hai tự điện mắc nối tiếp (có dung kháng ZC1 và ΖC2) là ZC = ZC1 + ZC2. Khi ω = ω2, công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

    • A.22 W
    • B.50 W 
    • C.24 W
    • D.20 W

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?