Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 135674
Hai dao động điều hòa: x1 = A1cos(ωt + φ1), x2 = A2cos(ωt + φ2). Biên độ dao động tổng hợp của chúng đạt giá trị cực đại khi:
- A.φ2 – φ1 = (2k + 1)π
- B.φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2
- C.φ2 – φ1 = 2kπ
- D.φ2 – φ1 =π/4
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 135676
Hạt nhân \(_8^{17}O\) có:
- A.8 proton và 17 nơtron
- B.9 proton và 17 nơtron
- C.8 proton và 9 nơtron
- D.9 proton và 8 nơtron
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 135678
Phát biểu đúng khi nói về sóng cơ học?
- A.Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
- B.Sóng âm truyền được trong chân không.
- C.Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
- D.Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 135680
Trong các bức xạ phát ra từ nguồn là vật được nung nóng, bức xạ nào cần nhiệt độ của nguồn cao nhất?
- A.Ánh sáng nhìn thấy
- B.Tia tử ngoại
- C.Tia hồng ngoại
- D.Tia X
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 135682
Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ A. Cơ năng của con lắc là:
- A.W = kA2.
- B.W = kA
- C.W = 1/2(kA)2
- D.W = 1/2 kA2.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 135684
Chỉ ra câu sai. Quang phổ liên tục được tạo ra bởi chất nào dưới đây khi bị nung nóng?
- A.Chất rắn
- B.Chất khí ở áp suất thấp
- C.Chất khí ở áp suất cao
- D.Chất lỏng
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 135686
Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là:
- A.Ánh sáng tím
- B.Ánh sáng vàng
- C.Ánh sáng đỏ
- D.Ánh sáng lục
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 135688
Biết khối lượng của proton là 1,00728u; của nơtron là 1,00866u; của hạt nhân \(_{11}^{23}Na\) là 22,98373u và 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết của \(_{11}^{23}Na\) bằng:
- A.8,11 MeV
- B.81,11 MeV
- C.186,55 MeV
- D.18,66 MeV
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 135690
Một con lắc đơn có chiều dài l1 dao động vói chu kì Τ1 = 1 s. Một con lắc đơn khác có chiều dài l2 dao động với chu kì T2 = 2 s. Chu kì của con lắc đơn có độ dài l=4l1+3l2 là:
- A.T = 3 s
- B.T = 16 s
- C.T = 4 s
- D.T = 10s
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 135692
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35µm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng:
- A.0,1 µm
- B.0,2 µm
- C.0,3 µm
- D.0,4 µm
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 135694
Truyền tải một công suất điện P từ một trạm hạ áp đến nơi tiêu thụ, điện áp ở hai đầu dây tải từ trạm là U, điện trở của đường dây là R, độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trên dây là φ. Hiệu suất của sự tải điện được xác định bởi hệ thức:
- A.\({\left( {\frac{P}{{U\cos \varphi }}} \right)^2}R\).
- B.\(\frac{{PR}}{{{{\left( {U\cos \varphi } \right)}^2}}}\).
- C.\(1 - \frac{{PR}}{{{{\left( {U\cos \varphi } \right)}^2}}}\).
- D. \(1 - \frac{{{P^2}R}}{{{{\left( {U\cos \varphi } \right)}^2}}}\).
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 135696
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young với ánh sáng đơn sắc khoảng cách giữa 2 khe Y-ang là 0,6mm. Khoảng cách từ mặt phẳng 2 khe đến màn ảnh là 2m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là 8mm. Tính bước sóng.
- A.0,6 µm
- B.0,64 μm
- C.0,54 µm
- D.0,4 µm
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 135698
Đặt điện áp xoay chiều u = 220√2cos120πt (V) vào hai đầu tụ điện có điện dung C = 10-4/π (F). Giá trị của dung kháng gần nhất với giá trị nào sau đây:
- A.220Ω
- B. 100Ω
- C.83Ω
- D.50Ω
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 135700
Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
- A.Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước
- B.Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
- C.Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
- D.Sóng âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 135702
Dòng điện chạy trong một đoạn mạch có biểu thức i = 2sin100πt (i đo bằng A, t đo bằng s). Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01s cường độ dòng điện tức thời có giá trị 0,5I0 vào những thời điểm:
- A.1/600(s) và 5/600 (s)
- B.1/500(s) và 3/500 (s)
- C.1/600(s) và 1/300 (s)
- D.1/300(s) và 2/300 (s)
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 135704
Đơn vị đo cường độ âm là:
- A.Oát trên mét (W/m)
- B.Ben (B)
- C.Niutơn trên mét vuông (N/m2)
- D.Oát trên mét vuông (W/m2).
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 135706
Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng m, dây treo có chiều dài l = 2 m, lấy g = π2. Con lắc dao động điều hòa dưới tác dụng của ngoại lực có biểu thức \(F = {F_0}\cos \left( {\frac{{2\pi }}{T}t + \frac{\pi }{2}} \right)\) (N). Nếu chu kì T của ngoại lực tăng từ 2s lên 4s thì biên độ dao động của vật sẽ:
- A.Tăng rồi giảm
- B.Chỉ tăng
- C.Chỉ giảm
- D.Giảm rồi tăng
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 135708
Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều một pha gồm 2 cặp cực, tốc độ quay của roto là 25 vòng/s. Phần ứng của máy phát gồm 4 cuộn dây như nhau mắc nối tiếp. Tìm số vòng dây của mỗi cuộn dây biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 10√2/π (mWb) và suất điện động cực đại do máy tạo ra là 120√2V.
- A.25 vòng
- B.30 vòng
- C.120 vòng
- D.60 vòng
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 135710
Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nut. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng:
- A.18 Hz
- B.25 Hz
- C.20 Hz
- D.23 Hz
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 135712
Một máy biến áp lí tưởng gồm hai cuộn dây A và B. Nếu mắc hai đầu cuộn A vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng U thì ở hai đầu cuộn B có điện áp hiệu dụng là 50 V. Nếu mắc hai đầu cuộn B vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng cũng bằng U thì ở hai đầu cuộn A có điện áp hiệu dụng là 200 V. Giá trị của U bằng:
- A.100V
- B.50√2V
- C.125V
- D.100√2V
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 135714
Ở Trường Sa, để có thể xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại
- A.sóng trung
- B.sóng ngắn
- C.sóng dài
- D.sóng cực ngắn
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 135716
Bước sóng của một trong các bức xạ màu lục có trị số là:
- A.0,4 μm
- B.0,31 μm
- C.0,55 µm
- D.0,76 µm
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 135718
Trong mạch dao động của máy thu vô tuyến điện, tụ điện có điện dung biến đổi từ 60 pF đến 300 pF. Để máy thu có thể bắt được sóng có bước sóng từ 60 m đến 3000 m thì cuộn cảm có độ tự cảm nằm trong giới hạn nào?
- A.0,017 μΗ < L < 7,8 mH
- B.0,336 μΗ < L < 8,4 mH
- C.16,9 μΗ < L < 8,45 mH
- D.3,38 μΗ < L < 42,26 mH
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 135720
Một mạch dao động LC lí tưởng có C = 10 µF; L = 0,1H. Tại thời điểm điện áp giữa hai bản tụ điện là uC = 4 (V) thì cường độ dòng điện trong mạch i = 0,02 (A). Cường độ cực đại trong mạch gần nhất với giá trị nào sau đây:
- A.2 mA
- B.0,16 A
- C.4,5 mA
- D.45 mA
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 135722
Chiếu xiên góc một tia sáng gồm hai ánh sáng màu vàng và màu chàm từ không khí xuống mặt nước trong chậu, khi đó:
- A.Góc khúc xạ của tia màu chàm lớn hơn góc khúc xạ của tia màu vàng.
- B.Góc khúc xạ của tia màu chàm nhỏ hơn góc khúc xạ của tia màu vàng.
- C.Góc khúc xạ của tia màu chàm lớn hơn góc tới.
- D.Góc khúc xạ của tia màu vàng lớn hơn góc tới.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 135724
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
- A.Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
- B.Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
- C.Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
- D.Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 135726
Trong thí nghiệm Y-âng khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m. Một vị trí trên màn đang là vị trí vân sáng thứ 1, để vị trí đó là vân tối người ta cần dịch chuyển màn đi (dọc theo đường vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe) 1 đoạn ngắn nhất bằng:
- A.2 m
- B.4 m
- C.4/3m.
- D.2/3m.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 135727
Chiếu một bức xạ λ vào một tấm kim loại có công thoát A = 4,5 eV. Tách một electron bật ra có vận tốc cực đại rồi cho bay trong một vùng không gian có điện trường đều và từ trường đều hướng vuông góc với nhau thì thấy electron không bị lệch quỹ đạo. Biết cường độ điện trường E = 10 kV, cảm úng từ B = 0,01 T và lúc bay vào eletron bay vuông góc với các đường sức từ. Bỏ qua trọng lực của electron. Cho khối lượng của electron bằng 9,1.10-31 kg. Giả sử một electron hấp thụ photon sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng của nó. Giá trị của λ gần nhất với giá trị nào sau đây:
- A.0,169 µm
- B.0,252 µm
- C.0,374 um
- D.0,382 µm
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 135728
Cho phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng: \(_{{Z_1}}^{{A_1}}X + _{{Z_2}}^{{A_2}}X \to _Z^AY + n\). Nếu năng lượng liên kết của các hạt nhân X1; X2 và Y lần lượt là a, b, c thì năng lượng được giải phóng trong phản ứng đó là:
- A.W = c – a – b
- B.W = a – b – c
- C.W = a + b + c
- D.W = a + b - c
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 135729
Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó. Vận tốc của hạt là:
- A.2.108 m/s
- B.2,5.108 m/s
- C.2,6.108m/s
- D.2,8.108 m/s
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 135730
Một hộp kín X chỉ chứa một trong 3 phần tử là R hoặc tụ điện có điện dung C hoặc cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt vào 2 đầu hộp X một điện áp xoay chiều có phương trình u = U0cosωt (với U0 không đổi, ω thay đổi được). Khi ω = 100π rad/s thì thấy điện áp và dòng điện trong mạch ở thời điểm t1 có giá trị lần lượt là i1 = 1A, u = 100√3V, ở thời điểm t2 thì i2 = √3A, u2 = 100V. Khi ω = 200π rad/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 2 A. Hộp X chứa:
- A.Điện trở thuần R = 100Ω
- B.Cuộn cảm thuần có L = 1/πH
- C.Tụ điện có điện dung C = 10-4/π F
- D.Chứa cuộn cảm có L = 1/2πH
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 135731
Hạt nhân X phóng xạ và biến thành một hạt nhân Y bền. Biết chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Ban đầu có một lượng chất X, sau 3 chu kì bán rã thì tỉ số giữa số nguyên tử của chất Y và số nguyên tử của chất X là:
- A.1/7
- B.7
- C.1/3
- D.3
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 135732
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với tần số 2 Hz và biên độ A = 4cm. Tại thời điểm ban đầu chất điểm đi qua vị trí có vận tốc v = 8π√3 (cm/s) và lúc này tốc độ đang tăng. Xác định quãng đường chất điểm đi được từ thời điểm ban đầu đến lúc tốc độ của chất điểm bằng 0 lần đầu tiên.
- A. 6 cm
- B.4 cm
- C.2cm
- D.10cm
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 135733
Cho đoạn mạch AB gồm: biến trở R, cuộn dây không thuần cảm với độ tự cảm L = 0,6/π(H) và tụ có điện dung C = 10-3/π (F) mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều u = U√2cos(100πt) (U không thay đổi) vào 2 đầu A, B. Thay đổi giá trị biến trở R ta thu được đồ thị thuộc của công suất tiêu thụ trên mạch vào giá trị R theo đường (1). Nối tắt cuộn dây và tiếp tục thu được đồ thị (2) biểu diễn sự phụ thuộc của công suất trên mạch vào giá trị R. Điện trở thuần của cuộn dây là:
- A.30 Ω
- B.90 Ω
- C.10 Ω
- D.50 Ω
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 135734
Theo Bo, trong nguyên tử hidro electron chuyến động tròn quanh hạt nhân trên các quỹ đạo dừng dưới tác đụng của lực hút tĩnh điện. Chuyển động có hướng các điện tích qua một tiết diện là một dòng điện vì thể chuyển động của electron quanh hạt nhân là các dòng điện - gọi là dòng điện nguyên tử. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo L thì dòng điện nguyên tử có cường độ I1, khi electron chuyển động trên quỹ đạo N thì dòng điện nguyên tử có cường độ là I2. Tỉ số I2/I1 là:
- A.1/4
- B.1/16
- C.1/2
- D.1/8
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 135735
Cho mạch điện AB gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ C nối tiếp với nhau theo thứ tự trên, và có CR2 < 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U√2cosωt, trong đó U không đổi, ω biến thiên. Gọi M là điểm nối giữa cuộn cảm và tụ. Người ta dùng vôn kế V1 để theo dõi giá trị của UAM, vôn kế V2 để theo dõi giá trị của UMB. Cho ω thay đổi, khi V2 chỉ giá trị lớn nhất bằng 90 V thì V1 chỉ giá trị 30√5 V. Giá trị gần đúng của U là:
- A.70,1 V
- B.104 V
- C.134 V
- D.85 V
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 135736
Hai nguồn sáng A, B dao động cùng pha cách nhau 8 cm. Xét hai điểm C, D dao động với biên độ cực đại, nằm về một phía của AB sao cho CD = 4cm và hợp thành hình thang cân ABCD có chiều cao 3√5cm. Biết trên đoạn CD có 5 điểm dao động với biên độ cực đại. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên trên hình thang ABCD.
- A.32
- B.30
- C.34
- D.15
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 135737
Một con lắc đơn gồm 1 quả cầu khối lượng m = 250g mang điện tích q = 10-7 C được treo bằng 1 sợi dây không dãn, cách điện, khối lượng không đáng kể, chiều dài 90cm trong điện trường đều có E = 2.106 V/m (vectơ E có phương nằm ngang). Ban đầu quả cầu đứng yên ở vị trí cân bằng. Người ta đột ngột đổi chiều đường sức điện trường nhưng vẫn giữa nguyên độ lớn của E, lấy g = 10 m/s2. Chu kì và cơ năng dao động của quả cầu sau khi đổi hướng điện trường gần nhất với giá trị nào sau đây:
- A.1,878 s; 0,0288 J
- B.1,887 s; 0,022 J
- C.1,883 s; 0,022 J
- D.1,882 s; 0,0288 J
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 135738
Trên một sợi dây OB căng ngang, hai đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f xác định. Gọi M, N và P là ba điểm trên dây có vị trí cân bằng cách B lần lượt là 4cm, 6cm và 38cm. t1 và t2 = t1 + 11/12f . Tại thời điểm t1, li độ của phần tử dây ở N bằng biên độ của phần tử dây ở M và tốc độ của phần tử dây ở M là 60 cm/s. Tại thời điểm t2, vận tốc của phần tử dây ở P là:
- A.20√3cm/s
- B.-60 cm/s
- C.-20√3cm/s
- D.60 cm/s
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 135739
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt của giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là:
- A.40 √2 cm/s
- B.20 √6 cm/s
- C.10 √30 cm/s
- D.40 √3 cm/s