Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Biểu

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 134940

    Trong mạch dao động điện từ, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì chu kì dao động điện từ trong mạch là

    • A.T=2π√(Q0I0)
    • B.T=2πI0/Q0
    • C.T=2πQ0I0
    • D.T=2πQ0/I0
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 134941

    Phương trình nào sau đây không biểu diễn một dao động điều hòa:

    • A.x = 2co(2sπt +π/6)cm 
    • B.x = 3sin5πt cm.
    • C.x = 2tcos0,5πt cm. 
    • D.x = 5cosπt + 1 cm.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 134942

    Tìm độ lớn từ thông qua diện tích của khung dây phẳng đặt trong từ trường đều B=5.10-2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với B một góc α = 300. Khung dây giới hạn bởi diện tích 12 cm2. Độ lớn từ thông qua diện tích S là:

    • A.0,3.10-5Wb  
    • B.3.10-5Wb 
    • C.0,3√3.10-5Wb 
    • D.3√3.10-5Wb
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 134943

    Một đoạn mạch gồm R, L, C nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = U0cos2πft V với f thay đổi được. Khi f = f1 = 49 Hz và f = f2 = 64 Hz thì công suất tiêu thụ của mạch là như nhau P1 = P2. Khi f = f3 = 56 Hz thì công suất tiêu thụ của mạch là P3, khi f = f4 = 60 Hz thì công suất tiêu thụ của mạch là P4. Hệ thức đúng là:

    • A.P1> P3.
    • B.P2> P4
    • C.P4> P3
    • D.P3> P4.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 134944

    Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó của một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng bằng:

    • A.một phần tư bước sóng.  
    • B.một bước sóng.
    • C.hai bước sóng.        
    • D.nửa bước sóng.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 134945

    Chọn câu đúng. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

    • A.tần số của sóng không thay đổi. 
    • B.chu kì của sóng tăng.
    • C.bước sóng của sóng không thay đổi
    • D.bước sóng giảm.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 134946

    Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM chỉ có biến trở R, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần r mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Điều chỉnh R đến giá trị 80 Ω thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại và tổng trở của đoạn mạch AB chia hết cho 40. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch AB có giá trị là:

    • A.1/4 
    • B.3/4     
    • C.√3/4
    • D.4/5
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 134947

    Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc có câu “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”. “Thanh” và “trầm” là nói đến đặc tính nào của âm?

    • A.Âm sắc của âm.
    • B.Năng lượng của âm.      
    • C. Độ to của âm. 
    • D.Độ cao của âm.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 134948

    Một con lắc đơn, quả nặng có khối lượng 40 g dao động nhỏ với chu kì 2s. Nếu gắn thêm một gia trọng có khối lượng 120 g thì con lắc sẽ dao động nhỏ với chu kì

    • A.4 s
    • B.0,25 s
    • C.2√3
    • D.2 s
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 134949

    Trong dao động điều hòa, đồ thị của lực kéo về phụ thuộc vào tọa độ là

    • A.một đường elip. 
    • B.một đường sin.
    • C.một đoạn thẳng qua gốc tọa độ.  
    • D.một đường thẳng song song với trục hoành.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 134950

    Mức cường độ của một âm là L = 5,5 dB. So với cường độ âm chuẩn I0 thì cường độ âm tại đó bằng

    • A.25I0.    
    • B.3,548I0.     
    • C.3,162I0.   
    • D.2,255I0.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 134951

    Câu nào đúng. Máy biến áp là một thiết bị dùng để

    • A.thay đổi điện áp và cường độ dòng điện.
    • B.thay đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số.
    • C.thay đổi tần số của nguồn điện xoay chiều.
    • D.thay đổi điện áp và công suất của nguồn điện xoay chiều.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 134952

    Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

    • A.nhiệt năng.
    • B. cơ năng.    
    • C.hóa năng.
    • D.quang năng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 134953

    Một con lắc đơn có dây treo vật là một sợi dây kim loại nhẹ thẳng dài 1m, dao động điều hòa với biên độ góc 0,2 rad trong một từ trường đều mà cảm ứng từ có hướng vuông góc với mặt phẳng dao động của con lắc và có độ lớn 1T. Lấy g = 10 m/s2. Suất điện động cực đại xuất hiện trên dây treo con lắc có giá trị là:

    • A. 0,63 V.
    • B.0,22 V. 
    • C.0,32 V.  
    • D.0,45 V.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 134954

    Biểu thức điện tích của một bản tụ điện của mạch LC là: \(q = 6\cos \left( {{{10}^6}t + \frac{\pi }{3}} \right)nC\). Khi điện tích của bản này là 4,8 nC thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng:

    • A.3,6 mA. 
    • B.3 mA. 
    • C.4,2 mA.  
    • D.2,4 mA.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 134955

    Đoạn mạch xoay chiều sau gồm thành phần gì khi : cường độ dòng điện sớm pha φ(với 0 <φ < 0,5π ) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó:

    • A.gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm.
    • B.gồm điện trở thuần và tụ điện.
    • C.chỉ có cuộn cảm. 
    • D.gồm cuộn thuần cảm và tụ điện.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 134956

    Sóng cơ (λ) truyền trên một sợi dây rất dài với khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 20 cm. Bước sóng λ bằng:

    • A. 5 cm.   
    • B.10 cm.  
    • C.40 cm.  
    • D.20 cm.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 134957

    Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với

    • A.biên độ dao động.      
    • B.li độ dao động.
    • C.bình phương biên độ dao động. 
    • D. tần số dao động.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 134958

    Sự cộng hưởng dao động cơ xảy ra khi:

    • A.dao động trong điều kiện ma sát nhỏ.
    • B.ngoại lực tác dụng biến thiên tuần hoàn.
    • C.hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực đủ lớn.
    • D.tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 134959

    Dây đàn hồi AB dài 24 cm với đầu A cố định, đầu B nối với nguồn sóng. M và N là hai điểm trên dây chia thành 3 đoạn bằng nhau khi dây duỗi thẳng. Khi trên dây xuất hiện sóng dừng, quan sát thấy có hai bụng sóng và biên độ của bụng sóng là 2√3 cm, B gần sát một nút sóng. Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa vị trí của M và của N khi dây dao động là:

    • A.1,5.   
    • B.1,4.    
    • C.1,25.   
    • D.1,2.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 134960

    Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 14,5 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình u1 = acos40πt cm và u2 = acos(40πt + π)cm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M, N, P là ba điểm trên đoạn AB sao cho AM = MN = NP = PB. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AP là

    • A.10
    • B.9
    • C.11
    • D.12
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 134961

    Một chất điểm DĐĐH với biên độ A = 5 cm và chu kì T = 0,3 s. Trong khoảng thời gian 0,1 s, chất điểm không thể đi được quãng đường bằng

    • A.9 cm. 
    • B.8 cm. 
    • C.7,5 cm.   
    • D.8,5 cm.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 134962

    Đồ thị biến đổi theo thời gian của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch xoay chiều AB như hình vẽ. Tổng trở và công suất tiêu thụ của mạch có giá trị

    • A.Z = 100 Ω, P = 50 W. 
    • B.Z = 50 Ω, P = 100 W.
    • C.Z = 50 Ω, P = 0 W.
    • D.Z = 50Ω, P = 50 W.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 134963

    Cho hai vật nhỏ A và B có khối lượng bằng nhau và bằng 1 kg. Hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không dãn và không dẫn điện dài 10 cm, vật B tích điện tích q = 10-6 C còn vật A được gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 10 N/m. Hệ được đặt nằm ngang trên một bàn không ma sát trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 105 V/m hướng dọc theo trục lò xo. Ban đầu hệ nằm yên, lò xo bị dãn. Cắt dây nối hai vật, vật B rời xa vật A và chuyển động dọc theo chiều điện trường, vật A dao động điều hòa. Lấy π2 =10. Khi lò xo có chiều dài ngắn nhất lần đầu tiên thì A và B cách nhau một khoảng là

    • A.17 cm.   
    • B.19 cm.
    • C.4 cm.   
    • D.24 cm.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 134964

    Đặt điện áp xoay chiều u có tần số góc 173,2 rad/s vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Gọi i là cường độ dòng điện trong đoạn mạch, φ là độ lệch pha giữa u và i. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của φ theo L. Giá trị của R là

    • A.31 Ω.  
    • B.30 Ω. 
    • C.15,7 Ω.
    • D.15 Ω.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 134965

    Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm O của thấu kính 18 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ O1x và O1’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O1 và O1’ thuộc trục chính.Biết O1x đi qua A và O1’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục O1x với phương trình x = 4cos(5πt + π) cm thì A’ dao động trên trục O1’x’ với phương trình \(x' = 2\cos \left( {5\pi t + \pi } \right)\,cm\). Tiêu cự của thấu kính là:

    • A.- 18 cm.   
    • B.36 cm.  
    • C.6 cm.     
    • D.-9 cm.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 134966

    Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm cuộn dây thuần cảm nối tiếp với tụ điện theo thứ tự đó, đoạn mạch MB chỉ có điện trở thuần R. Điện áp đặt vào AB có biểu thức \(u = 80\sqrt 2 \cos 100\pi t\,V\) hệ số công suất của đoạn mạch AB là√2/2. Khi điện áp tức thời giữa hai điểm A và M là 48 V thì điện áp tức thời giữa hai điểm M và B có độ lớn là

    • A.64 V. 
    • B.102,5 V.      
    • C.48 V.   
    • D.56 V.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 134967

    Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O với tốc độ dài là 30 cm/s, có gia tốc hướng tâm là 1,5 m/s2 thì hình chiếu của nó trên đường kính quỹ đạo dao động điều hòa với biên độ

    • A.6 cm.   
    • B.4,5 cm.   
    • C.5 cm. 
    • D.7,5 cm.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 134968

    Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật dao đông điều hòa.Tại thời điểm t thì vật xa M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là ∆t vật gần M nhất. Độ lớn vận tốc của vật bằng nửa tốc độ cực đại vào thời điểm gần nhất là

    • A.t+2∆t/3   
    • B.t+∆t/4 
    • C. t+∆t/3  
    • D. t+∆t/6
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 134969

    Đoạn AB gồm hai đoạn AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt điện áp xoay chiều có tần số và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất bằng 160W và có hệ số công suất bằng 1. Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch AM và MB có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau 600, công suất tiêu thụ trên mạch AB trong trường hợp này bằng

    • A.160 W. 
    • B.90 W.
    • C.180 W.       
    • D.120 W.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 134970

    Theo phương trình x = 5cos(πt + 0,25π) cm của vật dao động điều hòa. Kể từ lúc t = 0, vật đi qua vị trí lực kéo về triệt tiêu lần thứ ba vào thời điểm

    • A.2,5 s.   
    • B.2,75 s.  
    • C.2,25 s. 
    • D.2 s.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 134971

    Đặt điện áp U hiệu dụng 150 V không đổi vào đoạn mạch AMB gồm đoạn AM chỉ chứa điện trở R, đoạn mạch MB chứa tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết sau khi thay đổi độ tự cảm L thì điện áp hiệu dụng hai đầu mạch MB tăng 2 √2 lần và dòng điện trong mạch trước và sau khi thay đổi lệch pha nhau một góc 0,5π. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch AM khi ta chưa thay đổi L có giá trị bằng

    • A.200 √3      
    • B.120 V.    
    • C.200 √2     
    • D.100 V.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 134972

    Mối liên hệ giữa bước sóng λ vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là:

    • A.f=1/T=v/λ 
    • B.λ=f/v=T/v 
    • C.v=1/f=T/λ 
    • D.λ=v/T=vf
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 134973

    Cho hạt nơtron có động năng Wn = 1,1 MeV bắn phá hạt nhân Li6 đứng yên sinh ra hạt α và hạt X có vận tốc vuông góc với nhau. Biết phản ứng thu năng lượng là 0,8 MeV và lấy khối lượng hạt nhân xấp xỉ bằng số khối. Động năng của hạt α là:

    • A.0,2 MeV
    • B.0,1 MeV
    • C.0,3 MeV
    • D.0,4 MeV
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 134974

    Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 85%. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây và không vượt quá 25%. Nếu công suất sử dụng điện của khu dân cư này tăng 40% và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó gần nhất với giá trị nào sau đây:

    • A.81,2 % 
    • B.76,8%
    • C.87,7%
    • D.82,8%
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 134975

    Có 4 bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:

    • A.Tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia γ, tia hồng ngoại.
    • B.Tia γ, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
    • C.Tia γ, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
    • D.Tia γ, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 134976

    Phát biểu nào về tia laze sau đây là sai?

    • A.Tia laze có tính định hướng cao.
    • B.Tia laze có cùng bản chất với tia α.
    • C.Tia laze có độ đơn sắc cao
    • D.Tia laze có tính kết hợp cao 
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 134977

    Đặt điện áp u = U√2cos100πt (V) vào đoạn mạch R, L, C nối tiếp trong đó cuộn cảm thuần và L thay đổi được. Biết R = 60Ω và C = 10-2/15π (F). Điều chỉnh L = L1 thì S = (UL+ 2UC) đạt giá trị cực đại. Giá trị của L1 bằng:

    • A.0,96/π(H)
    • B.0,15/π(H) 
    • C.1/π(H)  
    • D.2,55/π(H)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 134978

    Khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng (0,4 um - 0,75 pm). Quan sát điểm M trên màn ảnh, cách vân sáng trung tâm 3,3 mm. 

    • A.0,440 µm
    • B.0,400 µm
    • C.0,508 µm
    • D.0,490 μm
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 134979

    Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía so với O và cách nhau 10cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao dộng ngược pha với nhau. Bước sóng là:

    • A.4,5 cm
    • B.5 cm
    • C.4 cm
    • D.4,25 cm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?